K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2019

Cảm giác như bay.

Bố mẹ yêu quý.

Lạnh như trong tủ lạnh

* Hết *

mik rất vui khi được tham gia vào kì thi trang nguyên mik cảm giác rất hạnh phúc . HẾT

24 tháng 3 2018

mình cảm thấy rất vui sướng khi được vào đội tuyển và được olympic  giải cao .không có gì làm mình vui sướng bằng cái này .cảm xúc vô tận nghĩ đến mà thấy lòng mình càng ngày càng có ý chí học cao thêm nữa 

25 tháng 3 2018

Em cảm ơn Ban Tổ Chức đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia cuộc thi này , em rất vui và bất ngò khong nghi mình lại đạt giải , em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ hơn để lớn lên xây dựng đât nước giàu đẹp và lớn lên trở thành cô giáo khai thác thêm nhiều người nữa để xây dựng quê hương giàu đẹp.

25 tháng 3 2018

Trong những ngày qua, người Việt Nam chúng ta ở trong hay ngoài nước đón nhận những "kỳ tích" Olympic 2017 với tinh thần và suy nghĩ ít nhiều có khác nhau. Nhưng tuyệt đại đa số rất phấn khởi, nức lòng và tự hào một cách chính đáng. Trong khi vui như vậy vẫn có những người tĩnh tâm suy nghĩ hoặc đặt ra các câu hỏi. Chúng ta nên nghe cả hai tai để tỉnh táo, để thành tích của mình cao hơn, thực chất hơn, bền vững hơn. Xin nhắc lại 3 câu hỏi.

- Hàng năm Việt Nam thường lọt vào top ten trong các cuộc thi Olympic quốc tế về toán và các môn khoa học. Thành tích này có phải chủ yếu là do ta có công nghệ cao về "mài cựa" và "luyện" gà chọi? Câu trả lời là không. Nếu tôi nhớ không nhầm thì các nhà khoa học của ĐH Harvard vừa công bố một nghiên cứu nói rằng trong các lĩnh vực cần năng khiếu như toán, khoa học, âm nhạc, cờ vua, ..., thì 85% lý do thành công là do tài năng bẩm sinh. "Mài cựa" và "luyện" kiểu gì cũng chỉ đóng góp nhiều nhất 15%. Đã đi thi thì ai mà chẳng luyện, chỉ có điều cách luyện có thể khác nhau. Ở đây không có đất, không có sự may mắn ngẫu nhiên cho những thí sinh nghiệp dư, ưa an nhàn.Có những bài viết cung cấp thông tin hay rằng ở Mỹ việc thành lập đội tuyển IMO và luyện khác Việt Nam. Vâng, khác về hình thức, về phương pháp còn nội dung chắc không mấy. Nhưng nếu có thêm những bài nghiên cứu cho biết xem các nước châu Á, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, ..., họ làm như thế nào. Tôi nghĩ chắc Việt Nam không phải là nước duy nhất ở châu Á lập đội tuyển Olympic và luyện thi như vậy.

Tham gia IMO từ năm 1974, nhưng đến năm 2007 lần đầu tiên nước ta đăng cai tổ chức Olympic Toán học quốc tế IMO - 48. Là Trưởng Ban Tổ chức cho nên tôi có điều kiện trực cả tuần ngay trong khu điều hành của cuộc thi mà thí sinh các nước ăn ở, sinh hoạt tại đó. Đây là dịp để tôi tìm hiểu xem các đoàn khác có "chiến đấu", có luyện thi không. Và Ban Tổ chức chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến có không ít thí sinh, không ít đoàn còn tranh thủ luyện chưởng đến phút cuối cùng, vừa ăn tối vừa bàn bạc, giải toán. Trong khi đó các em đoàn Việt Nam lại đi chơi bóng đá hoặc đi bơi trong ngày cuối cùng trước khi vào thi, vì học cũng đã bão hòa và thấm mệt sau nhiều năm rồi.

- Vì sao trong hơn 40 năm qua nhiều học sinh Việt Nam đã giành được nhiều huy chương Olympic quốc tế về toán và khoa học, thường đứng trong topten của hơn 100 nước tham gia, có một số năm đã đứng thứ ba thế giới, nhưng vẫn còn ít nhà khoa học Việt Nam làm việc và có uy tín cao ở trong nước? Vì sao khoa học cơ bản nước nhà vẫn chưa có được uy tín tương xứng? Trả lời: Vận động viên đoạt huy HCV chạy cự ly ngắn chưa hẳn đã đoạt HCV chạy Marathone, còn phụ thuộc tài năng dài hơi, tổng hợp của cá nhân và môi trường, cơ chế, điều kiện làm việc. Bằng chứng là có không ít nhà khoa học gốc Việt rất nổi tiếng và thành đạt, đang làm việc ở các nước phát triển.

- Việt Nam có nhiều học sinh đoạt HCV Olympic quốc tế nhưng sao ta vẫn còn nghèo? Trả lời: Không chỉ Việt Nam phải trả lời câu hỏi này mà còn nhiều nước đang phát triển. Giành được HCV mới chỉ là công dân có triển vọng. Muốn cho đất nước thoát nghèo thì phải có chiến lược quốc gia đúng đắn và dài hơi: Những tài năng trẻ xuất sắc sẽ được tiếp tục đào tạo ngành gì, ở đâu, như thế nào? Rồi sau đó họ ra làm việc và cống hiến cho đất nước trong điều kiện, môi trường, cơ chế, chính sách ra sao?

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.

17 tháng 5 2016

câu 1

Những cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.

câu2

ngô quyền là người biết nấy yếu thắng mạnh đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa
Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của bọn phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.



 

30 tháng 5 2021

TK nha

Buổi sáng đầu xuân, nắng tơ chải vàng trên ngôi trường tiểu học, ấy là lúc tôi bước chân ra ngoài phòng thi – kì thi học sinh giỏi cấp huyện. Tôi chưa về nhà vội mà ngồi ngay trên chiếc ghế đá dưới gốc cây phượng già, lòng bồi hồi xốn xang nghĩ về ngày công bố kết quả.

          Tôi bỗng nở một nụ cười. Chao ôi! Nghĩ đến điều này lòng tôi bỗng  bồi hồi xao xuyến. Quá khứ từ thuở nằm nôi với lời hát ru của mẹ, rồi lớn dần lên cùng với dòng sữa mẹ ngọt ngào và sự dạy bảo ân cần của thầy cô cứ dần hiện lên trong tôi. Tôi nhớ những buổi chiều mẹ đi làm về, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những buổi sớm tinh mơ, bóng mẹ nhẹ nhàng như sợ tôi thức giấc, bao năm vẫn những công việc đó mẹ lo cho tôi từng li từng tí một, từ cái ăn, cái mặc, từng giấc ngủ… và cả việc học hành. Mẹ  là người cho tôi khôn lớn, hy sinh cho tôi tất cả. Thế rồi, hình ảnh của người thầy giáo tuyệt đẹp đáng kính hiện dần lên trong tôi những bài học đầu tiên, những buổi đầu bỡ ngỡ rụt rè… Thầy cô là những ngọn đèn soi sáng cho tôi đi. Cũng chính bởi chúng tôi mà bao đêm thầy cô miệt mài bên trang giáo án, đánh đổi bằng những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Tôi đang miên man theo dòng suy nghĩ bỗng giật mình: “Nếu tôi được điểm cao nhất trong kỳ thi này tôi sẽ được thầy khen ngợi, được bè thán phục, chắc tôi sẽ được đứng trên bục danh dự bỗng lòng tôi được ấm áp vươn lên như được soi rọi bởi ánh sáng diệu kì. Nước mắt tôi ứa ra từ bao giờ, thầy hiệu trưởng và cô chủ nhiệm nhìn tôi mãn nguyện nói: “Em giỏi lắm, em là niềm tự hào của cả trường đấy”. Tay tôi run run ôm gói quà thầy trao: “Bài học làm người em vẫn nhớ ghi. Công cha nghĩa mẹ ơn thầy…”

          Không biết giờ này mẹ đã về chưa? Bóng mẹ bỗng hiện lên trên nền trời màu hồng tím. Tôi nhảy chân sáo về nhà, hàng cây bên đường như cũng hiểu được tâm trạng của tôi. Chúng giơ những bàn tay xanh rung rinh như vẫy chào tôi như hòa chung với niềm vui của tôi.