K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DÀN Ý NGHỊ LUẬN HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
I. MỞ BÀI:
Hiền tài là ngôi sao sáng nhất trên nền trời quốc gia. Bởi vậy có thể nói hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Hiền tài: người tài giỏi, tài năng, thông minh, có đức độ, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của quốc gia.
Nguyên khí: sức mạnh vật chất, tinh thần tiềm tàng nơi con người, nơi đất nước đó có và mong muốn có,có giá trị quan trọng với mỗi quốc gia
Câu nói khẳng định giá trị của người tài với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Vì sao nói hiền tài là nguyên khí quốc gia
  • Người tài là người có kiến thức sâu rộng về nhiều mặt đời sống -> góp phần đưa đất nước tiến đến tinh hoa mới của nhân loại
  • Hiền tài là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng cho nên có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho đi lên của xã hội trong tương lai
  • Hiền tài là những người sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích cá nhân để đưa đất nước ngày một vững mạnh
  • Tuy nhiên hiện nay nước ta đang có hiện tượng chảy máu chất xám vì môi trường làm việc tại Việt Nam không đủ điều kiện cho tài năng của họ

Làm thế nào để quốc gia có được nhiều hiền tài?
  • Trân trọng người tài, đưa ra những chính sách trọng dụng người hiền tài hợp lý
  • Không thiên vị con ông cháu cha mà biết coi trọng tài năng của nhiều người khác.
  • Tạo môi trường hợp lý, phù hợp phát huy tài năng của những người có tài năng, đức độ
  • Là học sinh : học tập chăm chỉ, rèn luyện,….

III. KẾT BÀI:
Đất nước muôn đời không thể thiếu hiền tài vì hiền tài là nguyên khí báu của quốc gia.

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đất nước là người hiền tài. Ánh sáng của họ rực rỡ nhất, trong sáng nhất. Sự trường tồn của mỗi quốc gia phụ thuộc phần nhiều vào những người hiền tài. Bởi có lẽ “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Trước hết, hiền tài là những người tài giỏi, có năng lực, thông minh, có đức độ, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của quốc gia.Nguyên khí được hiểu là sức mạnh vật chất, tinh thần tiềm tàng nơi con người, nơi đất nước đó có và mong muốn có,có giá trị quan trọng với mỗi quốc gia. Như vậy ý nói đến của câu nói khẳng định định giá trị của người tài với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Vì sao cho rằng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ? Một đất nước nếu không có hiền tài không thể giữ vững được độc lập, kinh tế, phát triển của dân tộc. Ngay từ xa xưa, lịch sử đã chứng minh, nếu không có những bậc hiền tài như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, hay Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… đất nước chúng ta liệu có được nền độc lập hoà bình như ngày hôm nay. Hay trong hiện đại, nếu không có những nhà nghiên cứu khoa học ngày đêm tìm ra các loại thuốc chữa trị thì liệu cuộc sống của ta có yên ấm. Người hiền tài có vị trí vô cùng quan trọng với đời sống xã hội của chúng ta.

Người tài hẳn là những người giỏi, thông minh, có óc sáng tạo, có tầm hiểu biết sâu rộng về mọi mặt đời sống. Họ học hỏi văn hoá nhân loại từ xa xưa và nhanh chóng tiếp cận được văn hoá thời nay. Sự hiểu biết sâu rộng đó góp phần đưa đất nước phát triển hơn, hiện đại hơn và vươn ra với bạn bè quốc tế.

Hiền tài còn là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng cho nên có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho đi lên của xã hội trong tương lai. Những đường hướng của họ có ảnh hướng lớn tới đất nước bởi xã hội mỗi ngày đổi thay, buộc người tài phải chú ý và xây dựng những hướng đi đúng đắn cho dân tộc.

Hơn thế, hiền tài không chỉ là những người tài giỏi, mà hiền tài còn là những người có đức tính tốt, sống hi sinh, sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích cá nhân để suy nghĩ cho cả cộng đồng vì một tương lai phát triển rực rỡ của cả đất nước.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đất nước ta đang xảy ra tình trạng "chảy máu chất xám". Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau mọt thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước. Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác. Lý giải nguyên nhân này, một phần do đất nước ta chưa có các chính sách trọng dụng người tài, môi trường phát triển tài năng còn thấp và một phần do tâm lý chung của con người vì lợi ích cá nhân.

Bởi thế muốn đất nước có được những hiền tài giúp ích cho xá hội phát triển, thì chính phủ phải có những phương án lâu dài và hợp lý trogj dụng người tài. Tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp. Là học sinh, chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để góp phần nhỏ vào lợi ích dân tộc.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ý kiến của Thân Nhân Trung quả thực rất đúng đắn. Với một đất nước đang phát triển và mong muốn hoà nhập với thế giới như Việt Nam thì điều đó lại càng quan trọng. Đất nước và hiền tài là hai khái niệm chẳng thể tách rời.
3 tháng 7 2017

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi trong đoạn này thể hiện rõ ở cách lập luận của tác giả:

   + Quan điểm, tư tưởng "nhân nghĩa" xuyên suốt các tác phẩm .

   + Khẳng định lẽ phải thuộc về ta, địch là kẻ bạo ngược, ắt sẽ bị tiêu diệt.

   + Việc tiêu diệt kẻ thù là việc tất yếu bởi đất nước ta độc lập.

   + Minh chứng cho sự độc lập: lãnh thổ, văn hiến, phong tục, triều đại.

  Lý lẽ, dẫn chứng của tác giả:

   + Dẫn ra sự thất bại thảm hại của những kẻ bạo ngược, làm điều trái nhân nghĩa: Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô.

   + Lấy chứng cớ từ sử sách- điều không thể chối cãi.

   + Lời lẽ đanh thép, hùng hồn, minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa.

   + Thể hiện niềm tự hào dân tộc

Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.

Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rấy xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)

1
12 tháng 1 2017

Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".

    Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:

    Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"

    Các luận điểm sau làm cơ sở:

    + Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.

    + Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.

    + Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.

+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ tạo tính liên kết cao.

27 tháng 6 2023

THAM KHẢO!

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp tôi hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.

+ Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác gia bài viết này: Lí lẽ được nêu trước, sau đó bằng chứng sẽ chứng minh cho lí lẽ → tính liên kết cao.

Tham Khaỏ

Nguyễn Trãi (1380- 1442).

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427), với tư tưởng quân sự thiên tài, Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó, nghệ thuật “tâm công” là một trong những nét nổi bật.

Trong Lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc, nhưng trước hết và bao trùm ông là nhà tư tưởng. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa” ấy, tư tưởng quân sự của ông gồm hệ thống tri thức toàn diện và sâu sắc, phương pháp xem xét thời cuộc, phân tích cục diện chiến tranh có tính biện chứng, khoa học. Nó không những có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để chiến thắng quân xâm lược ở thế kỷ XV, mà còn có giá trị to lớn đối với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm sau này và làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự của dân tộc. Đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng thủ lĩnh Lê Lợi cuốn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh. Đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đã giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: đánh bằng quân sự, đánh bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy, thu đất giành dân, phá chính quyền địch, lập chính quyền ta và đặc biệt là “đánh vào lòng quân địch” - “tâm công”. Nghệ thuật “tâm công” là một đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi và được thể hiện rõ nét trên những nội dung cơ bản sau:

1. Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Trong khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phát triển lên chiến tranh giải phóng, cùng với việc bày mưu kế để giành thắng lợi to lớn trên chiến trường, Nguyễn Trãi hết sức coi trọng mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao và binh vận với quân Minh. Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường. Trên cơ sở đó, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” cũng là phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.                  

Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. Thực tiễn cho thấy, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản. Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích, ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.         

2. Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa. Đây là “mũi tiến công” quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh. Bởi lẽ, trong 10 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã xây dựng được một hệ thống ngụy quân, ngụy quyền - một lực lượng đáng kể tiếp tay cho giặc đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Để công tác này được hiệu quả, tư tưởng chủ đạo của ông là bằng mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc. Trong một bức thư gửi cho ngụy quân, ngụy quyền ở thành Điêu Diêu - thành tiền tiêu trong hệ thống thành trì, đồn bốt bảo vệ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết: “Người xưa nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống chi là người?... Bọn các ngươi nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các ngươi lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy”1. Nguyễn Trãi hiểu rất rõ rằng, không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước.  Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể. Một mặt, ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm. Mặt khác, ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v. Hiệu quả của chính sách này khiến giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”, nghĩa là thừa nhận ngụy quân vẫn còn tinh thần dân tộc, nên nhiều nơi quân sĩ Việt đã giúp nhân dân nổi dậy và làm binh biến.

3. Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước. Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh. Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ. Vì thế, Hội thề Đông Quan là một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Tại Hội thề, tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy. Đây có thể được gọi là một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh. Sử cũ ghi lại, trước ngày lên đường về nước, Vương Thông đã sang chào từ biệt đại bản doanh của Nghĩa quân và ở lại một đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh Lam Sơn vui chơi, trò chuyện rất cởi mở, thân mật. Sáng hôm sau, Vương Thông lên đường, các lãnh tụ Nghĩa quân tiễn tặng rất trọng hậu: trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ và nhiều tặng vật khác. Không chỉ tướng lĩnh mà cả 10 vạn hàng binh địch đều rất cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân đạo và cử chỉ cao đẹp của quân đội và nhân dân Đại Việt. Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển./

28 tháng 3 2022

có thể tóm tắt , ngắn gợn hơn được không ạ

13 tháng 5 2022

Tham Khảo

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427), với tư tưởng quân sự thiên tài, Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó, nghệ thuật “tâm công” là một trong những nét nổi bật.

Trong Lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc, nhưng trước hết và bao trùm ông là nhà tư tưởng. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa” ấy, tư tưởng quân sự của ông gồm hệ thống tri thức toàn diện và sâu sắc, phương pháp xem xét thời cuộc, phân tích cục diện chiến tranh có tính biện chứng, khoa học. Nó không những có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để chiến thắng quân xâm lược ở thế kỷ XV, mà còn có giá trị to lớn đối với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm sau này và làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự của dân tộc. Đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng thủ lĩnh Lê Lợi cuốn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh. Đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đã giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: đánh bằng quân sự, đánh bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy, thu đất giành dân, phá chính quyền địch, lập chính quyền ta và đặc biệt là “đánh vào lòng quân địch” - “tâm công”. Nghệ thuật “tâm công” là một đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi và được thể hiện rõ nét trên những nội dung cơ bản sau:

1. Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Trong khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phát triển lên chiến tranh giải phóng, cùng với việc bày mưu kế để giành thắng lợi to lớn trên chiến trường, Nguyễn Trãi hết sức coi trọng mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao và binh vận với quân Minh. Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường. Trên cơ sở đó, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” cũng là phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.                  

Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. Thực tiễn cho thấy, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản. Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích, ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.         

2. Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa. Đây là “mũi tiến công” quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh. Bởi lẽ, trong 10 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã xây dựng được một hệ thống ngụy quân, ngụy quyền - một lực lượng đáng kể tiếp tay cho giặc đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Để công tác này được hiệu quả, tư tưởng chủ đạo của ông là bằng mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc. Trong một bức thư gửi cho ngụy quân, ngụy quyền ở thành Điêu Diêu - thành tiền tiêu trong hệ thống thành trì, đồn bốt bảo vệ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết: “Người xưa nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống chi là người?... Bọn các ngươi nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các ngươi lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy”1. Nguyễn Trãi hiểu rất rõ rằng, không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước.  Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể. Một mặt, ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm. Mặt khác, ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v. Hiệu quả của chính sách này khiến giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”, nghĩa là thừa nhận ngụy quân vẫn còn tinh thần dân tộc, nên nhiều nơi quân sĩ Việt đã giúp nhân dân nổi dậy và làm binh biến.

3. Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước. Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh. Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ. Vì thế, Hội thề Đông Quan là một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Tại Hội thề, tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy. Đây có thể được gọi là một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh. Sử cũ ghi lại, trước ngày lên đường về nước, Vương Thông đã sang chào từ biệt đại bản doanh của Nghĩa quân và ở lại một đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh Lam Sơn vui chơi, trò chuyện rất cởi mở, thân mật. Sáng hôm sau, Vương Thông lên đường, các lãnh tụ Nghĩa quân tiễn tặng rất trọng hậu: trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ và nhiều tặng vật khác. Không chỉ tướng lĩnh mà cả 10 vạn hàng binh địch đều rất cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân đạo và cử chỉ cao đẹp của quân đội và nhân dân Đại Việt. Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển.

Cho đoạn văn sau: “ Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: “ Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!”
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)
Luận điểm của đoạn văn trên là gì?

A. Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc.

B. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc.

C. Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

1
10 tháng 10 2018

Chọn đáp án: C