K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao, trên đồng xa có muôn ngàn cây lúa, con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca, cây trong vườn có muôn ngàn lá hoa, riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và MẸ TÔI chỉ có một trên đời...

Ấm áp và yên bình nhất là tình yêu của mẹ. Người luôn thầm lặng dõi theo từng bước đi của con mình. Ngọt ngào nhất cũng chính là tình yêu của mẹ. Người xoa dịu bao cay đắng trong cuộc đời con cũng là mẹ... Nếu có người bảo tôi hãy kể về mẹ mình thì tôi chỉ có thể nói một câu đó là “Mẹ tôi là người có nụ cười thật hiền và một trái tim yêu thương không mệt mỏi”.
Những kỷ niệm và những câu chuyện để kể về mẹ tôi có lẽ không có thứ gì có thể thể diễn tả hết được. Ở đây tôi cũng chỉ kể về những kỷ niệm cũng như những hy sinh của mẹ tôi đối với gia đình và bốn đứa con trai yêu quý của mẹ.

Tôi còn nhớ thời bốn anh em tôi vẫn đang còn là những cậu học sinh cấp 1, 2, 3. Bốn anh em tôi sinh ra cách nhau cũng gần và phải nói là những bậc thang của mẹ. Vì vậy, việc học hành của bốn anh em chúng tôi cũng nối tiếp nhau và chính điều đó là một gánh nặng cho mẹ tôi trong việc chăm lo, nuôi nấng, dạy bảo trong việc ăn học của bốn anh em chúng tôi.

Cuộc sống cũng không ít khó khăn, hàng ngày mẹ tôi đã phải giải nắng dầm mưa, làm từng tấc đất, gieo từng hạt lúa ngoài đồng ruộng để kiếm cái ăn, cái mặc cho anh em chúng tôi. Thực ra, gia đình tôi cũng là gia đình nhà nông, tuy bố tôi là giáo viên những thời đó với đồng lương ít ỏi nên ngoài việc thu nhập từ tiền lương của bố thì bố mẹ tôi cũng phải làm rất nhiều ruộng. Phải nói rất vất vả, khó khăn, bố và mẹ tôi đã tầm tả nuôi chúng tôi ăn học từ nhỏ. Số mẹ tôi không được học hành như bao người khác do hoàn cảnh cũng như điều kiện trước đây, mẹ tôi số sinh ra rất vất vả. Song mẹ tôi là người có đức hy sinh và có trái tim nhân hậu.

Vì phải lo cho bốn anh em tôi ăn học đến trường mà cứ mỗi sáng tinh mơ sáng sớm mẹ tôi đã phải dậy chuẩn bị cơm nước cho chúng tôi. Bởi vì mẹ không muốn chúng tôi phải đói hay không kịp ăn uống gì trước khi đi học, sợ chúng tôi bị chậm giờ học. Mẹ tôi lúc nào cũng cố gắng vì chúng tôi, mẹ đã không nghĩ tới bản thân mẹ mà luôn có cái gì là cho các con, đời mẹ đã hy sinh quá nhiều tại sao mẹ lại không dành cho mẹ một cái gì chứ, nhiều lúc tôi muốn làm một điều gì đó thật lớn lao cho mẹ tôi bớt khổ cực và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Nhiều lúc tôi đi học về là cũng các em giúp đỡ mẹ những việc mình làm được. Tôi rất thương mẹ tôi, từng giọt mồ hôi mẹ rơi trên con đường mưu sinh, giữa cái nắng như thiêu như đốt hay những cơn mưa bất chợt nhưng mẹ vẫn không làm mất đi nụ cười của mẹ dành cho con cái sau những giờ mẹ đi làm về cũng như những lời động viên, chia sẻ với tôi và các em tôi bất kể chuyện vui buồn.

Một điều nữa về mẹ đã làm tôi luôn đau đáu trong lòng và thấy rất thương mẹ tôi đó là cách đây khoảng 8 năm từ năm 2001. Thời gian đó vì các cậu tôi đều đi công tác xa ở nước ngoài, trong gia đình mẹ tôi thì chỉ mẹ là con gái duy nhất. Các cậu đi xa hết nên phải đón ông bà ngoại tôi về quê và mẹ tôi phải thay thế các cậu trong việc chăm sóc cho ông bà.

Bà ngoại tôi thì rất khỏe mạnh và phải nói ông trời đã ban cho bà một sức khỏe mà ít người có được, tôi rất tự hào vì mình có một người bà như thế. Tuy nhiên, ông ngoại tôi lại không được như vậy, số ông lại rất khổ và ông bị bệnh Parktinson rung toàn thân và đó là những vất vả và phải nói đây là giai đoạn mà mẹ tôi phải chịu hy sinh và cũng thiệt thòi nhiều nhất.

Kể từ đó mẹ tôi hết ngày này qua ngày khác hết chăm sóc cho bà tôi, lại lo cho ông tôi từ miếng cơm, bát cháo. Thời gian khi ông đang còn có sức khỏe đi lại được thì mẹ tôi còn đỡ vất vả, nhưng cho đến thời gian ông tôi yếu đi và rất khó khăn trong đi lại thì mẹ tôi cực rất nhiều trong việc chăm sóc cho ông. Việc chăm lo cơm nước cho ông, rồi sinh hoạt của ông, lo cho ông ăn ngủ, đi lại rất khó khăn. Mẹ tôi đã phải đút cho ông ăn từng thìa cháo vì ông tôi lúc này chỉ ăn được cháo, phải nói ông tôi ăn cháo hết ngày này qua ngày khác mà chỉ với cháo. Vì thương ông và cũng muốn cho ông ăn được ngon, đỡ chán mẹ tôi lúc nào cũng tìm hết thứ này thứ khác để thay đổi khẩu vị của cháo để ông được ăn ngon và làm cho ông vui.

Ông tôi rất gầy yếu và nhìn ông tôi rất thương, tôi muốn làm một cái gì đó để cho ông được khỏe mạnh như bao người khác, để ông không bị ốm đau, bệnh tật. Với việc chăm sóc ông, hàng đêm mẹ tôi đã phải thức trắng đêm để lo cho ông từng li từng tý trong giấc ngủ và sinh hoạt của ông. Mẹ tôi đã hy sinh rất nhiều qua mấy năm trời chăm sóc cho ông ngoại tôi, tôi thương mẹ tôi nhiều lắm và không biết làm sao để giúp mẹ tôi được nhiều hơn. Việc chăm ông từ năm này qua năm khác chỉ mình mẹ tôi phụ trách và chính thời gian này cũng là thời gian sức khỏe mẹ tôi bị giảm sút rất nhiều, mẹ tôi đã bị ảnh hưởng sức khỏe, thần kinh từ việc thức đêm không ngủ.

Còn nhớ hồi tôi đang đi học ôn thi đại học ở TP.Vinh, chỉ còn 4 tháng nữa là thi đại học thì tôi nghỉ ôn và về nhà tự học. Thế rồi về nhà là tôi chạy sang nhà ông bà, ngủ bên ông bà, tôi muốn thay mẹ tôi chăm cho ông, rãnh lúc nào là tôi thay cho mẹ, tôi không muốn nhìn mẹ lúc nào cũng chịu hy sinh, khổ cực nhiều, tôi thương mẹ tôi, tôi về là sang ngay với ông tôi. Hồi đó tôi chăm ông được 4 tháng và vì tôi có sức khỏe nên việc chăm cũng quen đi, nhưng tôi cũng bị thức đêm nhiều đến gầy đi 7 kg. Thử hỏi việc tôi chăm có 4 tháng mà gầy đi 7kg thì mẹ tôi chăm ông hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác.. mẹ tôi sẽ như thế nào.

Nhưng tôi dám đảm bảo là không ai có thể chăm ông tôi chu đáo như mẹ, trong con mắt tôi mẹ tôi là một người mẹ, một cô giáo, một bác sỹ, một tấm gương cho con cái noi theo.
Quá trình mẹ chăm sóc cho ông tôi đã in theo thời gian và đó là những tình cảm của mẹ tôi dành cho ông tôi là người cha của mẹ, người ông của tôi. Mẹ tôi đã cố gắng hết sức để xứng đáng với công ơn sinh thành của ông ngoại tôi, mẹ tôi đã cố làm tốt bổn phận của một người con cho tròn chữ “ hiếu”. Nhiều lúc tôi tự hỏi, không biết sau này bố mẹ tôi già tôi có chăm sóc được bố mẹ như mẹ làm bây giờ hay không.

Thời gian trôi qua và rồi ông tôi ngày càng yếu đi vì tuổi già và bệnh rung, ông tôi đã mất để lại bao luyến tiếc và đau buồn đối với con cháu và người thân. Ông mất đã làm mẹ tôi sốc rất mạnh, dường như kiệt sức và mẹ tôi khóc trong tiếng nghẹn ngào, mẹ tôi đã như không còn gì nữa, bởi bao nhiêu gắn bó, tình cảm bao năm, sự chăm sóc gói trọn cho ông, công nuôi dưỡng ông hết năm này qua năm khác vậy mà ông ra đi thử hỏi nếu ai là mẹ tôi cũng thế thôi. Trước khi mất ông tôi cũng đã nhỏ từng giọt nước mắt và đó như là một điều mà ông muốn nhắn nhủ với con cháu, chào tạm biệt và là những tình thương của ông dành cho mẹ tôi.

Từ ngày ông mất, mẹ tôi đã suy sụp tinh thần rất nhiều. Chúng tôi đã phải động viên mẹ, chăm sóc mẹ để mẹ được khỏe trở lại, mong mẹ hãy vì chúng con. Tôi thương mẹ lắm, ông mất đi mẹ không chịu ăn uống, lúc nào mẹ cũng bên cạnh bàn thờ ông, những giọt nước mắt của mẹ chảy suốt càng làm cho tôi nghĩ và thương mẹ rất nhiều. Và rồi thời gian trôi qua mẹ tôi cũng đã khá hơn và quay trở lại với cuộc sống bình thường. Nhưng một điều luôn in sâu trong trái tim mẹ đó là hình ảnh của người ông tôi, người đã dạy dỗ nuôi nấng mẹ tôi nên người và cũng là người mà mẹ tôi đã hy sinh bao sức lực để chăm sóc cho ông.

Bạn biết không, mẹ hay răn dạy chúng tôi rằng sống phải biết thương yêu, đùm bọc nhau cho dù hoành cảnh có nghèo nhưng mình phải sống cho đúng đạo làm người. Cứ thế, mẹ thầm lặng gánh trên vai bao bộn bề lo toan để đóng cho trọn vai diễn lớn và thiêng liêng nhất đời mình: “làm MẸ". Từ năm này sang năm khác, mẹ như ngọn đèn cố cháy mãi để thắp sáng cho tương lai của chúng tôi, mong con cái mẹ không phải sống cuộc sống khổ cực, mẹ luôn mong cho các con trưởng thành và có cuộc sống sung sướng. Những hình ảnh đẹp long lanh của mẹ tôi luôn ở trong tim tôi, là một

Tấm gương để chúng tôi noi theo cả cuộc đời. Tôi tự hào về mẹ!

Từ "MẸ" nghe thật vĩ đại mọi người nhỉ, thế nhưng mỗi người mẹ đôi khi lại là những người hết sức bình dị, xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội. Tôi còn nhớ có một nhà văn nổi tiếng từng nói: “Trong tất cả các kì quan trên thế giới, kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Thực tế, trong lòng mỗi người, chắc ai cũng mong có những phép màu hay điều may mắn sẽ đến với đời mình, nhưng theo tôi, tất cả chúng ta đều đã nhận được một điều kì diệu mà không gì có thể so sánh bằng. Đó là tạo hóa đã ban cho chúng ta một người mẹ - một thiên thần - chỉ có 1 trong đời!

10 tháng 3 2019

Năm học vừa qua, do đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc nên em được Công đoàn của cơ quan mẹ chi đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi lên ca nô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn đầy hứng khởi và thú vị. Tối đến, lúc mọi người say sưa ngủ thì em lại thao thức nhớ mẹ - người mẹ hiền từ và yêu quý của em. Mỗi lần nhớ mẹ, em lại nhớ tới kỉ niệm về một cơn mưa...

Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ đã đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo: "Con khoác áo mưa vào đi cho khỏi ướt !". Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi: "Đừng lo con ạ ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi! Mẹ khỏe hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao".

Mưa vẫn nặng hạt. Nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người tú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá chừng mà chẳng biết làm sao.

Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đến bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên: "Mẹ cố ăn bát cơm cho khỏe !". Mẹ gượng cười: "Chắc không sao đâu con ! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi !". Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.

Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết làm thê nào đành sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Sau khi khi mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.

Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.

Lần ấy, mẹ phải nằm bệnh viện mất năm hôm. Ngày ngày, bác An thay mẹ đến trường đón em. Chiều nào em cũng vào bệnh viện thăm mẹ. Hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế đá kê dưới gốc bàng, nhỏ to tâm sự. Mẹ vuốt tóc em và khuyên: "Đừng vì mẹ bệnh mà xao nhãng việc học hành, con nhé ! Ngày mai, mẹ sẽ về với con". Em ngả đáu vào vai mẹ như ngày còn thơ bé...

​Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm. Mẹ khen em: "Con gái mẹ giỏi quá !". Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu và đảm đang để giúp đỡ mẹ.

Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi ! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối nguồn ngọt ngào... Lời hát đầy ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời, mẹ ạ !

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Tuổi thơ của tôi không chỉ có mái ấm gia đình mà còn có ngôi trường – như ngôi nhà thứ 2. Ở nơi ấy tôi đã lớn khôn và trưởng thành với những kỷ niệm và ký ức tuyệt đẹp tuổi học sinh.

Năm nay, tôi mới là học sinh lớp 7. Tôi đã gắn bó với ngôi trường ngày 2 năm rồi đã không còn sự bỡ ngỡ như mới đầu, thay vào đó là những kỷ niệm đầy ắp. Tôi nghe mẹ kể, ngày trước mẹ cũng từng học ở đây, khi đó trường còn là những lớp học nhà tranh vách đất chứ không được khang trang đẹp đẽ như bây giờ. Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy ngôi trường ẩn chứ nét gì đó rất cổ kính và trang nghiêm dù đã được tu sửa.

Đi từ cổng trường vào bất cứ ai cũng phải ấn tượng với hàng bằng lăng tím thơ mộng. Tôi thân thuộc với từng hàng cây ở đây đến mức chỉ cần nhìn ảnh chụp thân cây tôi sẽ biết ngay cây đó ở vị trí nào. Cũng đúng thôi bởi mái trường này đã lưu giữ biết bao kỷ niệm không chỉ của tôi mà còn của biết bao thế hệ học sinh đã lớn khôn, trưởng thành.

Hàng ngày đi học, tôi không thể không đứng lặng lắng nghe âm thanh của những cây phượng, cây bàng, cây bằng lăng; lặng nhìn những bác ghế đá đã chứng kiến bao lớp học trò lớn khôn. Ở nơi đây tôi đã được học biết bao điều hay và lẽ phải, và những phút giây vui chơi, nô đùa thật thoải mái bên bạn bè mỗi giờ ra chơi. Những bài giảng của thầy cô sẽ trở thành hành trang tri thức vững vàng cho chúng tôi bước vào đời. Nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai của tôi khi tôi đã từng cười, từng khóc, từng xúc động trước biết bao khoảnh khắc đáng nhớ. Tất cả giờ đây như một thước phim quay chậm đầy chân thực lướt qua tâm trí tôi. Cũng tại ngôi trường này, tôi có thêm nhiều người bạn tốt trở thành một phần quan trọng và đẹp đẽ trong cuộc sống của tôi.

Cây phượng vĩ giữa sân trường đã bắt đầu nở những chùm hoa đầu tiên đỏ và rực rỡ như đốm lừa thắp sáng tâm hồn lũ học trò nhỏ. Đứng từ trên tầng 3 của dãy nhà học, phóng tầm mắt ra xa để thu lại trời xanh, mây trắng khơi gợi trong tôi biết bao cảm xúc êm đềm. Hè đã sắp về, tôi cũng sắp kết thúc một năm học đầy ý nghĩa. Mấy tháng hè xa trường, xa thầy cô và bạn bè, tôi sẽ nhớ lắm đây. Nhưng đây là cảm xúc bất cứ ai trong những năm tháng học trò của mình cũng đều phải trả qua.

Ngôi trường thân yêu đã đi vào trong tâm thức của mỗi người. Riêng với tôi, nó sâu đậm và tôi mãi muốn lưu giữ trong trái tim mình. Sẽ thật khó khăn để tôi phải tạm biệt và rời xa ngôi trường này, nhưng rồi ai cũng cần lớn và trưởng thành. Dù thế nào, tôi cũng sẽ mãi không quên mái trường với thầy cô và bạn bè những năm tháng vui vẻ, hồn nhiên ấy.

7 tháng 11 2021

Thank <3

Tham khảo:

My best friend is my classmate at school. She and I have been studying together since we entered school in kindergarten. We have studied together all these years. We also travel by the school bus together because we stay close to each other. Her home is only a ten minute walk from my place.

My friend is kindly and sweet-natured. We are always happy to be with each other. We enjoy studying, playing and eating together. If I am sad she will do all she can to make me smile and feel happy.

She has always been kind and helpful to me. When I miss school because I am unwell she comes to my place to share with me all that has been done at school. When she misses school I too help her with all that has been covered at school. We also play badminton together in the evenings.

Dịch:

Người bạn tốt nhất của tôi là bạn cùng lớp ở trường. Cô ấy và tôi học cùng nhau từ hồi mẫu giáo. Chúng tôi đã học cùng nhau trong suốt những năm đó. Chúng tôi cũng đi học bằng xe buýt của trường học với nhau vì chúng tôi ở gần nhau. Nhà cô ấy chỉ cách nhà tôi mười phút đi bộ.

Cô ấy là một người tốt bụng và ngọt ngào. Chúng tôi luôn vui vẻ khi ở bên nhau. Chúng tôi thích học, chơi và ăn cùng nhau. Nếu tôi buồn cô ấy sẽ làm tất cả những gì có thể để khiến tôi mỉm cười và cảm thấy hạnh phúc.

Cô ấy luôn tốt bụng và giúp đỡ tôi. Khi tôi nghỉ học vì ốm, cô ấy đến nhà tôi để chia sẻ với tôi tất cả những gì đã làm ở trường. Khi cô ấy nghỉ học, tôi cũng giúp cô ấy với tất cả những gì đã được học ở trường. Chúng tôi cũng chơi cầu lông cùng nhau vào buổi tố

15 tháng 9 2016

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.

Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh…

Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.

Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

15 tháng 9 2016

Mỗi quốc gia,mỗi dântộc đều có một nét văn hoá, độc đáo riêng.Với người  nhật, trang phục truyền thống là kimono, với xứ sở kim chi, nổi bật với bộ hanbok, đặc biệt nhất là Ấn Độ, thật ấn tượng với bộ sari rực rỡ màu sắc.Và đối với người VN từ bao đời nay vẫn song hành với chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha.

Áo dài có rất nhiều loại.Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng sự sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được cải tiến ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.

Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộnCũng không ngạc nhiên khi một người Việt trả lời rằng tà áo dài là một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ "áo dài" sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo dài như ở Việt Nam. Áo dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, những vùng địa lý khác nhau, trang phục áo dài đều có những nét đặc sắc riêng. Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri, sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: “Người Việt Nam xưa nay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”. Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc. Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy... Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài? Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác.
Thế giới chỉ từng biết Việt Nam qua chiến tranh. Nhưng khi hàng triệu người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo dài truyền thống. Trên khắp thế giới, áo dài "tung bay tà áo quê hương" là không thể thiếu trong các lễ hội của người Việt như Tết, Quốc Khánh, 8-3 và càng được phổ biến rộng hơn khi các nhà tạo mẫu biến chiếc áo hai tà thành thời trang. 

Áo dài là quốc phục của nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt. Dù thời gian có đổi thay, những mẫu trang phục ngày càng đa dạng và hiện đại nhưng trên khắp nẻo đường ở đất nước bình yên này, tà áo dài vẫn nhẹ nhàng tung bay mang theo nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

  
19 tháng 12 2020

gg

16 tháng 4 2018

I. Mở bài:
- Là nhà thơ dân tộc Tày, thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của ông.
- Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
- Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Y Phương, bài thơ “Nói với con” gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người – gia đình và quê hương – đó là nôi êm tổ ấm nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con – đó là cội nguồn của hạnh phúc. Để rồi từ trong những ngọt ngào của kỉ niệm quê hương, người cha nói với con những đức tính tốt đẹp của người đồng mình.
2. Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp ( đức tính tốt đẹp ) của người đồng mình:
a. Người đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoa:
- Trên quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong cuộc sống lao động cần cù mà tươi vui:
"Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát".
+ Giọng thơ vang lên đầy thiết tha và tự hào. “Người đồng mình” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.
+ Với hình thức câu cảm thán, người đọc cảm nhận lời tâm tình được cất lên tự đáy lòng thương mến của người cha về người đồng mình.
+ Họ đáng yêu bởi họ là những con người yêu lao động. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, họ đã “đan”, “cài”, “ken”… cuộc sống như nở hoa dưới đôi bàn tay cần cù, sáng tạo của họ…
=> Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.
b. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước.
- Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:
"Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chi lớn".
+ Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.
+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
c. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:
“Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.
+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.
-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. hocvanlop9 Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.
+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
d. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:
- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.
+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.
+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.
-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí. 
- Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực ( chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi),vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.
+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Nhận xét, đánh giá:
Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương,dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.
III. Kết bài:
Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí cho con. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước

16 tháng 4 2018

đây là dàn ý của bài văn,bn tham khảo nhé ^^

16 tháng 11 2016

kho bít

 

16 tháng 11 2016

Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ tài năng. Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện. “Qua đèo Ngang” là một trong những bài thơ như thế.
Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người. Vì thế bài thơ tả cảnh Đèo Ngang vào thời điểm ấy đồng thời nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ.
Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình, vào thời điểm “bóng xế tà”:

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà”

Đó là lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía.

Câu thơ thứ hai tả cảnh sắc ở đèo Ngang với cỏ cây, lá, hoa… đá:

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa” làm cho câu thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước. Nơi ấy chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen” với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.
Hai câu thơ tiếp theo, nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầm bổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ trong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.
Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ khách. Lấy cái động (tiếng chim rừng) để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảo ngữ vận dụng rất tài tình:
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng”, nỗi buồn thấm thía vào chín tầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điệu trữ tình dào dạt, thiết tha, trầm lắng. Trong lòng người lữ khách nỗi “nhớ nước”, nhí kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhí chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!
Hai câu thơ cuối bài tâm trang nhớ quê, nhớ nhà càng bộc lộ rõ:

“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.

Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn bèn phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau, như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ, của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn.

Có thể nói “Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thú của Đèo Ngang như hiển hiện qua từng dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác. Giọng thơ du dương, réo rắt. Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khám phá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơ trang nhã. Vì thế bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi.