K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2019

Từ lâu lắm rồi, trong khu rừng nọ có đôi bạn Bê váng và Dê trắng sống bên nhau. Đôi bạn thân thiết tưởng như không thể nào xa cách.

Thế nhưng, năm ấy trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cánh rừng trơ trọi. Mọi người khốn khổ vô cùng, cả Bê vàng và Dê trắng cũng không thoát khỏi. Ngày tháng đối đầu với khô hạn cứ nối tiếp nhau. Hai bạn trông chờ mưa nhưng chẳng thấy mưa đâu, họ thất vọng vô cùng. Cánh rừng bây giờ chỉ còn trơ lại những cây khô trụi lá. Dòng nước trong dưới suối cũng không còn nữa. Đôi bạn thấy thương nhau quá!

Rồi buổi mai hôm ấy, một buổi mai với khí trời oi ả, nóng nực. Bê vàng thức dậy, quyết định đi xa để tìm cỏ. Bê vàng ra đi, vừa đi vừa thầm mong tìm được cỏ để nuôi mình và nuôi bạn nhưng nào có thấy cỏ đâu. Bê vàng đi mãi, đi mãi trong rừng sâu hoang vắng, lang thang vào chốn rừng già. Thế rồi Bê vàng đã quên con đường về, Bê lên tiếng cầu cứu mình thoát khỏi nơi hoang dã ấy. Tiếng kêu vang vọng nhưng đâu có ai đáp lại. Hoảng sợ trước cảnh rừng hoang xa lạ, sợ không gặp được bạn Dê trắng, những giọt nước mắt lăn dài trên má Bê vàng. Bê cứ khóc, tiếng khóc nức nở như làm vơi đi nỗi buồn từ sâu thẳm lòng mình. Bê vẫn không sao tìm được đường về.

Ngày lại, ngày qua... Dê trắng không thấy bạn trở về nên bôn ba đi tìm bạn. Tìm kiếm khắp rừng, mặc cho đói khát, mặc cho đôi chân rã rời, mặc cho thú dữ đe dọa... Dê trắng vẫn đi tìm bạn, mãi gọi Bê! Bê! Tiếng gọi của Dê trắng vọng vào vách núi, vang lánhlót trong khắp khu rừng ấy nhưng Bê vàng nào nghe thấy.

Tình cảm của Bê vàng và Dê trắng thật cảm động. Tiếng kêu của Dê trắng nghe buồn thảm, đáng thương. Tiếng gọi ấy tuy Bê vàng không nghe được để trở về nhưng ẩn chứa một tình bạn sâu sắc, thủy chung. Nó là lời nhắn gởi chúng ta hãy mở rộng vòng tay nhân ái, san sẻ cùng mọi người, hãy có tình bạn cao đẹp...

9 tháng 3 2019

“Ngày xửa ngày xưa, ở một cánh rừng sâu thẳm có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng họ sống với nhau thật thân thiết. Cuộc sống cứ thế trôi đi một cách êm đềm, vui vẻ và hạnh phúc. Thế rồi có một năm, trời làm hạn hán kéo dài hết tháng này sang tháng khác. Những đồng cỏ vốn xưa kia xanh tốt nay đã chuyển sang màu vàng úa, rồi héo khô. Những con suối đầy ắp nước trước đây đã dần dần khô cạn. Lấy gì để nuôi sống bây giờ? Thức ăn không có, nước không có. Đợi mưa xuống, biết đến bao giờ. Chẳng lẽ ngồi chờ điần chết đến cướp đi sao? Không được! Và thế là Bê Vàng quyết định đi tìm cỏ! Cuộc hành trình của Bê Vàng cũng thật khó nhọc, vất vả. Cậu lang thang không biết đã qua mấy con suối, mấy cánh rừng rồi mà vẫn chưa tìm thấy cỏ. Không nản chí, cậu vẫn quyết tâm đi. Đi mãi, đi mãi... Đến lúc cậu quên cả đường về.

Ở nhà, Dê Trắng sốt ruột chờ bạn, chờ mãi mà bóng dáng của người bạn thân vẫn mất hút. Thương quá, nhớ quá, Dê Trắng lại lên đường. Vừa đi, cậu vừa kêu “Bê! Bê!” nghe thật não ruột. Cứ thế, Dê Trắng kêu mãi, kêu hoài cho đến tận bây giờ vẫn nghe câu “Bê! Bê!” thật da diết”.

4 tháng 2 2022

nhanh nhất tick

            Trong 1 khu rừng nhỏ, có 1 đôi bạn Bê Vàng và Dê trắng. Vào 1 năm trời hạn hán đến nỗi suối khô cằn, cỏ héo úa nên không có gì để ăn. Bê Vàng bèn nghĩ cách đi tìm cỏ nuôi Dê Trắng nhưng ko may lạc đường. Dê Trắng thương Bê Vàng nên đi tìm. Đến bây giờ vẫn văng vẳng tiếng Bê bê của Dê Trắng tìm Bê Vàng.

       P/s : Tự làm :)

Từ nắng mưa trong câu thơ sau dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?    Nắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan........................................................................................................................................................................................................Dựa theo ý của câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn 5 - 6 câu về...
Đọc tiếp

Từ nắng mưa trong câu thơ sau dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?

    Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan.

.......................................................................................................................................................................................................

Dựa theo ý của câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn 5 - 6 câu về mẹ.

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................

7
27 tháng 10 2018

nghĩa chuyển

27 tháng 10 2018

nghĩa gốc

a) Biện pháp tu từ :

+ So sánh : Bắc sống như trời đất của ta.

+ Ẩn dụ : Nói về tình yêu sâu sắc của Bác đối với Đất nước, nhân dân.

b) Biện pháp tu từ :

+ So sánh : Quê hương chùm khế ngọt, Quê hương đường đi học.

+ Điệp từ : "Quê hương" được lặp lại 2 lần.

31 tháng 7 2019

a, So sánh câu: Bác sống như trời đất của ta

Ẩn dụ: Tự do của đời nô lệ

Sữa để em thơ ,lụa tặng già

b,+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

8 tháng 4 2021

-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.

-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.

-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)

=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.

8 tháng 5 2021

Đoạn 1:

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.

- Lần đầu ra thăm lăng Bác.

à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.

2.

Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn

3. Các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”

- Ẩn dụ:

+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả

+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên

- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.

4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm

- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.

- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả

+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng

+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi

- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.

- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác

+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.

+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.

31 tháng 7 2019

a. so sánh - Bác sống như trời đất của ta

b. So sánh - quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là đường đi học

15 tháng 3 2022

 nêu được các nội dung cơ bản sau:

   - Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả khi xa quê. 

   - Động từ nhớ được lặp lại 2 lần thể hiện sự tha thiết khôn nguôi của tác giả. 

   - Tác giả nhớ màu sắc, hương vị, biểu tượng của quê hương. 

   - Em tự viết được một câu cảm thán và câu nghi vấn nhé.

15 tháng 3 2022

vt đoạn văn thì e nên tự làm để nâng cao khả năng vt á nên cj chỉ đưa ý chính thôi nha.

7 tháng 11 2017

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.