K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2018

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu.

12 tháng 10 2018

google thẳng tiến

25 tháng 12 2018

💯💯💯💯💯💯💯💯💯

Luyến luyến luyến luyến hahaha

16 tháng 3 2018

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-luom-cua-nha-tho-to-huu-c33a13309.html#ixzz59tyGiuIA

16 tháng 3 2018

Trong thời kì kháng chiến đã có biết bao tên tuổi thiếu niên anh dũng ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. Ngày nay mặc dù những hố bom chiến tranh đã lấp kín, không còn tiếng đạn bom, súng nổ, con người đang sống trong thời kì hoà bình. Song trong chúng ta không thể quên được hình ảnh những con người đã quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh... Trong văn học đã có rất nhiều tác phẩm ghi lại sự hi sinh anh dũng của họ. Bài thơ Lượm của Tố Hữu là một bài như thế.

:3

7 tháng 11 2021

Tham khảo

Trong cuộc đời mỗi người, ngôi trường có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là nơi chúng ta được học tập, vui chơi và trải qua thật nhiều kỉ niệm bên thầy cô, bạn bè. Đối với tôi, hình ảnh mái trường cấp hai sẽ còn in đậm mãi trong tâm trí tôi.

Trường của tôi vừa mới xây dựng cách đây không lâu nên vẫn còn rất mới và khang trang. Ngôi trường nằm tại mặt đường quốc lộ của xã với một diện tích khá rộng rãi. Trường được bảo vệ bởi một bức tường hình vuông kiên cố. Trên những bức tường gần cổng trường còn được trang trí nhiều bức tranh rất đẹp vẽ bằng sơn.

Bên trong ngôi trường, các dãy nhà được sơn màu vàng như màu của ánh nắng. Mỗi dãy nhà đều có bốn tầng, mỗi tầng có bốn phòng học. Điểm chung của các phòng là đều có bảng đen, bàn ghế, điều hòa… Nhưng ở mỗi phòng học lại được trang trí khang nhau. Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Cây cối xanh tốt khiến cho sân trường luôn mát mẻ. Khu vực dãy nhà hiệu bộ là nơi làm việc của các cán bộ, thầy cô trong trường. Phía trước dãy nhà này còn có khu vực sân khấu để tổ chức các buổi lễ trong năm học hay lễ chào cờ hàng tuần. Phía bên trái của công trường là khu vực để xe của giáo viên và học sinh. Còn đằng sau dãy nhà hiệu bộ là một khoảng đất rất rộng đang được xây dựng để trở thành sân bóng.

Dưới mái trường thân yêu này, tôi đã được trải qua thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên thầy cô và bạn bè. Những giờ học tuy vất vả nhưng rất bổ ích. Những giờ ra chơi sông động, vui vẻ. Đặc biệt, tôi vẫn còn nhớ như in buổi lễ khai trường đầu tiên. Ngày khai trường của một học sinh lớp sáu - học sinh đầu cấp với tôi thật trọng đại. Khi đứng trước cánh cổng trường cao rộng, tôi đã cảm thấy thật lo âu. Vậy mà giờ đây, tôi đã quá quen thuộc với trường lớp, thầy cô và bạn bè.

Tôi mong rằng những năm tháng được học tập dưới mái trường cấp hai thân yêu sẽ trôi qua thật ý nghĩa. Tôi rất yêu quý nơi này.

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Tuổi thơ của tôi không chỉ có mái ấm gia đình mà còn có ngôi trường – như ngôi nhà thứ 2. Ở nơi ấy tôi đã lớn khôn và trưởng thành với những kỷ niệm và ký ức tuyệt đẹp tuổi học sinh.

Năm nay, tôi mới là học sinh lớp 7. Tôi đã gắn bó với ngôi trường ngày 2 năm rồi đã không còn sự bỡ ngỡ như mới đầu, thay vào đó là những kỷ niệm đầy ắp. Tôi nghe mẹ kể, ngày trước mẹ cũng từng học ở đây, khi đó trường còn là những lớp học nhà tranh vách đất chứ không được khang trang đẹp đẽ như bây giờ. Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy ngôi trường ẩn chứ nét gì đó rất cổ kính và trang nghiêm dù đã được tu sửa.

Đi từ cổng trường vào bất cứ ai cũng phải ấn tượng với hàng bằng lăng tím thơ mộng. Tôi thân thuộc với từng hàng cây ở đây đến mức chỉ cần nhìn ảnh chụp thân cây tôi sẽ biết ngay cây đó ở vị trí nào. Cũng đúng thôi bởi mái trường này đã lưu giữ biết bao kỷ niệm không chỉ của tôi mà còn của biết bao thế hệ học sinh đã lớn khôn, trưởng thành.

Hàng ngày đi học, tôi không thể không đứng lặng lắng nghe âm thanh của những cây phượng, cây bàng, cây bằng lăng; lặng nhìn những bác ghế đá đã chứng kiến bao lớp học trò lớn khôn. Ở nơi đây tôi đã được học biết bao điều hay và lẽ phải, và những phút giây vui chơi, nô đùa thật thoải mái bên bạn bè mỗi giờ ra chơi. Những bài giảng của thầy cô sẽ trở thành hành trang tri thức vững vàng cho chúng tôi bước vào đời. Nơi đây giống như ngôi nhà thứ hai của tôi khi tôi đã từng cười, từng khóc, từng xúc động trước biết bao khoảnh khắc đáng nhớ. Tất cả giờ đây như một thước phim quay chậm đầy chân thực lướt qua tâm trí tôi. Cũng tại ngôi trường này, tôi có thêm nhiều người bạn tốt trở thành một phần quan trọng và đẹp đẽ trong cuộc sống của tôi.

Cây phượng vĩ giữa sân trường đã bắt đầu nở những chùm hoa đầu tiên đỏ và rực rỡ như đốm lừa thắp sáng tâm hồn lũ học trò nhỏ. Đứng từ trên tầng 3 của dãy nhà học, phóng tầm mắt ra xa để thu lại trời xanh, mây trắng khơi gợi trong tôi biết bao cảm xúc êm đềm. Hè đã sắp về, tôi cũng sắp kết thúc một năm học đầy ý nghĩa. Mấy tháng hè xa trường, xa thầy cô và bạn bè, tôi sẽ nhớ lắm đây. Nhưng đây là cảm xúc bất cứ ai trong những năm tháng học trò của mình cũng đều phải trả qua.

Ngôi trường thân yêu đã đi vào trong tâm thức của mỗi người. Riêng với tôi, nó sâu đậm và tôi mãi muốn lưu giữ trong trái tim mình. Sẽ thật khó khăn để tôi phải tạm biệt và rời xa ngôi trường này, nhưng rồi ai cũng cần lớn và trưởng thành. Dù thế nào, tôi cũng sẽ mãi không quên mái trường với thầy cô và bạn bè những năm tháng vui vẻ, hồn nhiên ấy.

13 tháng 9 2020

Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 7 - là năm học thứ 2 của mái trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài học đầu tiên lớp 7.

9 tháng 11 2021

Trong tuổi học sinh của mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm không thể nào quên với thầy cô giáo cũ đã từng dạy dỗ mình. Đó là những kỷ niệm gắn bó, những kỷ niệm thiêng liêng khắc sâu trong trái tim trí nhớ của mỗi chúng ta, theo chúng ta tới suốt cuộc đời của mình.

Với tôi, tôi có một kỷ niệm không bao giờ có thể phai mờ, một kỷ niệm sâu sắc suốt đời không thể quên với người thầy đáng kính nhất của cuộc đời mình. Thầy không chỉ là người thầy dạy dỗ tôi con chữ, trí tuệ mà còn là người cha dìu dắt tôi trong những ngày bỡ ngỡ tới trường, trong lúc còn ngơ ngác chưa hiểu hiểu sự đời.

Đó chính là thầy giáo dạy tôi những năm tiểu học. Một kỷ niệm vô cùng đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình, khi tôi lần đầu ngây thơ, ngỡ ngàng bước chân vào lớp một với biết bao nhiêu lạ lẫm, mới mẻ, biết bao cảm xúc bồi hồi, khi tất cả với tôi đều mới mẻ, thầy cô giáo mới, bạn bè mới…

Trong ngày trọng đại của đời mình, sau khi lễ khai giảng kết thúc tất cả học sinh đều được phân công về lớp của mình để học buổi học đầu tiên. Một buổi học vô cùng ý nghĩa. Và để gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm làm quen với bạn bè của mình, ngôi nhà mới sẽ theo chúng ta trong những năm tiểu học.

Khi thầy Hoàn bước vào, trông dáng người nhanh nhẹn hoạt bát của thầy, nhìn nụ cười ấm áp ấy tự dưng tôi có cảm giác thầy thật gần gũi thân thuộc tựa như ba mình ở nhà. Trên mái tóc thầy đã có đôi sợi bạc, thể hiện sự nhọc nhằn của thời gian sương gió.

Khuôn mặt thầy vô cùng quắc thước, trên bàn tay cầm phấn có nhiều nếp năm thể hiện việc thầy phải vất vả vì học sinh nhiều.

Thầy bước đi trên bục giảng, tự giới thiệu về mình, rồi ra hiệu cho chúng tôi giữ trật tự, thầy kể về những điểm thầy thích những gì thầy mong chờ ở chúng tôi. Thầy cũng sẽ là thầy giáo chủ nhiệm chúng tôi trong năm năm tiểu học.

Giọng thầy du dương ấm áp cho chúng tôi một cảm giác vô cùng gần gũi thân thuộc, trong ngày đầu tiên tới trường tôi luôn ấn tượng bởi vẻ gần gũi giản dị thân thiện của thầy, khác hẳn với những gì tôi thường tưởng tượng về thầy cô giáo ở trường tiểu học nghiêm nghị, xa cách.Sau khi thầy bắt đầu viết những chữ cái đầu tiên để đưa chúng tôi vào một thế giới mới thì cũng là lúc tôi biết tới chữ viết trong cuộc đời mình.

Tôi mở vở bắt đầu cầm bút, tô theo nét vẽ có sẵn trong cuốn tập tô, những chữ viết đầu tiên run run, khiến tôi vô cùng lo lắng, xiên xẹo. Tôi sợ mình sẽ bị thầy mắng nên nét chữ càng quýnh quáng lại với nhau.

Thấy vậy, thầy Hoàn vội vàng tới và nắm lấy tay tôi rồi từ từ đưa tay tôi theo nét chữ khiến tôi tự tin hơn hẳn, những chữ viết sau dần dần đẹp hơn, rồi cho tới khi tôi tự tin viết thì thầy mới buông bàn tay tôi ra.

Nhìn khuôn mặt phúc hậu của thầy khiến tôi vô cùng cảm thấy ấm áp, nó thật gần gũi và thân thiết biết bao, khuôn mặt đó cứ bên cạnh tôi cho cả khi ngủ nó cũng vào trong giấc mơ của tôi.

Buổi học đầu tiên của tôi với người thầy đáng kính mà tôi không bao giờ quên đó chính là thầy Hoàn, người đã dạy cho tôi những nét chữ đầu đời biến tôi từ một kẻ không biết gì thành một con người cái gì cũng biết.

Công lao trời biển của thầy tôi luôn ghi khắc trong tim không bao giờ quên. Nó cũng giống như câu danh ngôn “Ngọc không mài không sáng, người không học không tài” mà thầy đã tặng chúng tôi trước khi chia tay mái trường tiểu học thân thương đó.

9 tháng 11 2021

Thời gian cứ thế trôi qua như thoi đưa, vậy là thấm thoắt đã mười hai năm học sắp trôi qua. Đứa trẻ ngày nào còn khóc lóc, đứng sau lưng mẹ trong ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Giờ đây đã sắp phải nói lời chia tay với mái trường, với thầy cô, bạn bè và cũng chia tay luôn cả hai chữ "học sinh" của bản thân mình.

Vậy đấy, thời gian trôi qua có bao giờ trở lại, suốt những năm tháng qua gắn bó với "thầy cô và mái trường" nơi đã để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời không thể nào quên. Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày 20/11- ngày Nhà Giáo Việt Nam, cũng là ngày cuối cùng "tôi" của thời học sinh được bên mái trường, thầy cô và bạn bè nơi đây tại mái trường mang tên THPT chuyên Lê Quý Đôn - ngôi nhà thứ hai nơi tôi đã gắn bó.

Bất chợt những kỉ niệm trong tôi chợt ùa về một cách rõ nét hơn bao giờ hết đưa tôi trở về những ngày tháng còn là một đứa học sinh lớp 9. Nhớ ngày nào ngôi trường mang tên chuyên Lê Quý Đôn còn quá xa lạ với tôi, ngôi trường mơ ước của biết bao lứa học sinh như tôi. Có lẽ ấn tượng đầu tiên về ngôi trường chuyên Lê Quý Đôn này phải kể đến "con dốc" vừa dài, vừa cao vời vợi hiện ra trước mắt. Biết bao lần đứng dưới chân dốc trường nhìn lên, nơi một chân trời mới sắp mở ra trước mắt tôi. Leo lên hết con dốc ấy, lần đầu tiên đứng ở cổng trường học nhìn vào trường, tôi đã hét thật to như để thỏa mãn sự sung sướng, thích thú xen lẫn tò mò của bản thân mình về trường,...