K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2021

_Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.

– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa

– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:

+ Láy bộ phận.

+ Láy toàn bộ.

30 tháng 8 2021

1.Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Đó là các từ mượn nước ngoài, thường được nối với nhau bằng dấu “-”.

  • Ví dụ:
  • Hoa, cây, cỏ, thơm, thích, làm,… là từ đơn một âm tiết
  • Ghi – đông, ra – đa, tivi, … là từ đơn nhiều âm tiết

2 .Từ phức được chia làm hai loại là từ láy và từ ghép

-“Từ láy là một dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo bằng cách điệp lại (lặp lại) một phần phụ âm, nguyên âm hay toàn bộ tiếng trước đó”.

+

Phân loại từ láy

Láy toàn bộ:

  • Là từ láy được cấu tạo từ hai tiếng giống hệt nhau phần âm lẫn phần vần, thậm chí là dấu câu.
    Ví dụ: xanh xanh, ào ào,…
  • Có khi để tạo tính giai điệu và tượng hình, tượng thanh thì phần dấu câu từ láy có thay đổi để phù hợp hơn.
    Ví dụ: Lanh lảnh, thăm thẳm, chầm chậm,…

Láy bộ phận: 

  • Là từ láy được láy lại phần âm hoặc phần vần, dấu câu giữ các tiếng láy có thể giống hoặc khác nhau.
    Ví dụ: Ngẩn ngơ, thơ thẩn, thùng thình…: Láy phụ âm đầu
    Hay: Lác đác, linh đình, lao đao,… : Láy phần vần
  •  

- “Từ ghép là từ phức, được cấu tạo từ cách ghép các tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép này có quan hệ với nhau về nghĩa

+

Phân loại từ ghép

Từ ghép bao gồm hai loại chính là ghép đẳng lập và ghép chính phụ:

 – Từ ghép chính phụ: Là từ có cấu tạo 2 tiếng, tiếng sau mang nghĩa bổ sung cho tiếng trước. Tiếng trước đứng một mình sẽ mang phổ nghĩa rộng hơn.
Ví dụ:
Mùa Xuân – Xuân bổ nghĩa cho Mùa, nếu chỉ nói Mùa thì chỉ biết đó là 1 mùa trong năm chứ không biết cụ thể là Mùa Xuân hay mùa Hạ, Thu, Đông.
Thịt gà – Gà bổ sung nghĩa cho Thịt, nếu chỉ nói thịt thì người ta không thể biết là thịt gà, thịt bò hay thịt heo…

 – Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ hai hay nhiều từ đơn. Mà khi tách riêng cúng có thể biểu đạt một nghĩa trọn vẹn, đồng thời các tiếng độc lập hoàn toàn về mặt ngữ pháp, không có từ chính hay từ phụ.
Ví dụ: Cha – mẹ, cây – cỏ, ngày – đêm, sáng – tối,…

HT

8 tháng 10 2023

"Ôn tồn" là một từ ghép tổng hợp, được tạo thành bằng cách kết hợp hai từ đơn "ôn" và "tồn". Từ ghép tổng hợp là một cách tạo ra từ mới bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều từ đơn lại với nhau. Trên thực tế, việc ghép từ đơn lại với nhau để tạo thành từ ghép tổng hợp là một phương pháp phong phú và sáng tạo trong ngôn ngữ.

8 tháng 10 2023

Ôn tồn là từ ghép tổng hợp

9 tháng 8 2019

ai giải nhanh mình cho nhiều

9 tháng 8 2019

     Mỗi loài hoa đều mang trong mình một sắc đẹp riêng, một ý nghĩa riêng. Như: Hoa phượng đỏ rực một góc trời mỗi khi về; Hoa sen như một nàng tiên đang ngồi chơi trên mặt hồ; Hoa đào thì xinh xắn, tạo dáng lúc Tết đến Xuân về;... Nhưng đối với em, loài cây mà mang nhiều ấn tượng sâu sắc nhất vẫn chính là loài hoa hồng. Hoa hồngnữ hoàng của các loài hoa bởi sự quyến rũ từ bộ đầm dạ hội đỏ thắm. Khi nhìn từ xa đến gần bộ đầm đó toát ra vẻ sang trọng khó tả nổi. Mà loài cây này cứ mỗi lần ra bông nào thì bông ấy đẹp mê hồn. Mỗi bông hoa là mỗi nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Lớp lớp những cánh hoa đỏ tươi như những bậc thang. Khi chạm vào, ta cảm nhận được sự mịn màng, mượt mà như tơ lụa, kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng

~ Huhuhuhu, sợ thiếu quá ( có khi thừa ), nếu thấy còn thì bạn viết thêm zô nha ~ 

( Cho mình xin lỗi, mình cũng dám chắc là mik gạch đúng 100% đâu ) TwT

20 tháng 11 2017

1,  *Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. 
VD: sách, bút, tre, gỗ.... 
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. 
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... 
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy. 
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. 
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ 
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập) 
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ) 
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc 
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ.. 
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ .

2 , Phân biệt giữa từ và tiếng :

- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên.

- Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu.   

Học vui !
^^

20 tháng 11 2017

Từ đơn
Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
VD: sách, bút, học, núi, sông,...

Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. 
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh... 

Từ ghép
Từ ghép là từ gồm hai, ba, bốn tiếng có nghĩa ghép lại.
Ví dụ: trường học, tình bạn, thành phố, xóm làng, hiện đại hóa,...
Từ ghép có nghĩa phân loại: gồm 2 tiếng, 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn.
Ví dụ: xe đạp, xe máy, cá rô, cá mè, xanh um, xanh rì,...
Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái hóa hơn nghĩa của các tiếng gộp lại.
Ví dụ: Sách vở, quần áo, ăn mặc,...
Từ láy
Từ láy là từ gồm hai hoặc ba, bốn tiếng láy lại nhau, nghĩa là cả tiếng hay một bộ phận của tiếng được lặp lại.
Từ láy tiếng: xanh xanh, xinh xinh,...
Từ láy âm: gọn gàng, đẹp đẽ, ...
Từ láy vần: bối rối, lúng túng,...
Từ láy cả âm và vần: ngoan ngoãn, dửng dưng,...

2 tháng 1

Từ "bạn học" từ ghép tổng hợp.

- Trong từ điển Việt Nam, "bạn học" nghĩa là người cùng học một thầy, một lớp hoặc một trường với mình, nó là 1 từ ghép của từ "bạn" (Người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt động, v.v.) và từ "học" (quá trình tiếp thu sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ, sở thích mới, v.v. mới) nên nó có nghĩa khá rộng.

- Còn từ "bạn đường" là chỉ những người cùng đi đường xa, chỉ rõ ràng 1 nghĩa duy nhất nên nó có nghĩa hẹp.

28 tháng 9 2021

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc. ..

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu

28 tháng 9 2021

Từ láy:

Có thể được cấu tạo từ những tiếng không có ý nghĩa, nhưng khi chúng đứng bên cạnh nhau, được ghép với nhau thì lại tạo thành một từ có nghĩa.

Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật hiện tượng

Từ ghép:

+ Từ ghép chính phụ

Là từ mà trong đó tiếng đứng đầu tiên là từ chính, và từ theo sau gọi là từ phụ. Từ chính có vai trò thể hiện ý chính, còn từ phụ đi kèm có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nhìn chung, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.

Ví dụ: sân bay, tàu hỏa, hoa hồng, xanh lòe, đỏ hoe…

+ Từ ghép đẳng lập

Trong từ ghép đẳng lập, hai từ có vị trí và vai trò ngang nhau, không phân biệt từ chính và từ phụ. Thông thường, với từ ghép đẳng lập thì nghĩa sẽ rộng hơn so với từ chép chính phụ.
 

Ví dụ: nhà cửa, ông bà, bố mẹ, cỏ cây, quần áo, sách vở, bàn ghế…

8 tháng 4 2022

có nhé

26 tháng 1 2023

giấu giếm

giãy giụa

15 tháng 5 2018

Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)

Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. 
 Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên