K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2016

Mk ra một số đề nè:

1/ Hãy tóm tắt bài văn "Cuộc chia tay của những con búp bê" bằng lời văn của em từ 11-12 dòng?

2/ Ca dao-dân ca là gì? Hãy cho VD về ca dao được sử dụng ở địa phương em?

3/ Chép thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà và so sánh hai cụm từ "ta với ta" trong bài "Bạn đến chơi nhà" và bài "Qua đèo Ngang"

4/ Đại từ là gì? Chỉ ra đại từ trong câu sau

-Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

5/ Cảm nghĩ về mùa xuân

(đây chỉ là đề mình tự nghĩ ra thôi, trường mình cx chưa thi nữa, bạn tham khảo nhé)

Giải:

1/ Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng phải chia tay do bố mẹ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thủy nhường hết cho anh còn Thành thì nhường hết cho em mình. Thủy sợ anh gặp ác mộng nên để lại con "Vệ sĩ" cho anh còn mình chỉ lấy con "Em Nhỏ". Sau đó Thành đưa Thủy đến trường để chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô tặng Thủy cây bút và quyển tập nhưng Thủy không nhận vì về quê ngoại, mẹ sẽ sắm cho em thúng hoa quả ra chợ ngồi bán. Trước khi đi, Thủy suy nghĩ kĩ rồi đưa luôn con búp bê "Em Nhỏ" cho anh vì em không muốn chúng phải xa nhau như Thành và Thủy.

2/ Ca dao-dân ca là thể loại trữ tình dân gian dùng để kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người

Dân ca: là sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng

Ca dao: là lời thơ của dân ca, bao gồm cả bài thơ của dân gian, mang phong cách chung với lời thơ của dân ca

VD: Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

-Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

-Anh em như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

3/ Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu nước cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách trầu không có

Bác đến chơi đây, ta với ta

-"ta với ta" trong bài Qua đèo Ngang chỉ 1 người, thể hiện nỗi nhớ nhà thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ

-"ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà chỉ 2 người, thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết

4/ Đại từ là từ chỉ người, vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong ngữ cảnh của lời nói hoặc dùng để hỏi

-Đại từ trong câu trên: Ai (đại từ để hỏi)

5/ Cảm nghĩ về mùa xuân

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

22 tháng 12 2016

Thank you very muchvui

18 tháng 1 2021

1. Cổng trường mở ra

Tác giả: Lý Lan

Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể kí.

Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) :được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000

Ngôi kể thứ nhất (xưng "mẹ"). Tác dụng: giúp những cảm xúc, suy tư của người mẹ được truyền tải một cách tự nhiên hơn, chân thật hơn và cảm động hơn.

Giá trị nội dung: Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.

Giá trị nghệ thuật:Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với conNgôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc

 

18 tháng 1 2021

https://vndoc.com/me-toi-hoan-canh-sang-tac-dan-y-phan-tich-tac-pham-163848

Bạn mở trên trang web này ấy.Viết rất ngắn gọn, đầy đủ.

9 tháng 12 2016

cổng trường mở ra:

1. nghệ thuật

+lựa chọn hình thức tự bậc bạch như những dingf nhật lí của người mẹ nói với con

+sử dụng ngôn ngữ biểu cảm

2. nội dung

+những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con

+tâm trạng của người mẹ trước ngày đầu tiên con đi học

+vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ và toàn xã hội
mẹ tôi:

1. nghệ thuật

+sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện là En-ri-cô mắc lỗi với mẹ

+lồng trong câu chuyện 1 bức thư khắc họa người mẹ tận tụy giàu hi sinh

+lựa chịn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện nghiêm khắc của người cha đối với con
2. nội dung

+người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình

+tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người

cuộc chia tay của những con búp bê:
1. nghệ thuật:

+xây dựng được tình huống tâm lí

+lựa chịn ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" trong truyện kể câu chuyện của chính mình nên những day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thật

+khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của người làm cha mẹ

+lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc

2. nội dung

+là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha làm mẹ phải suy nghĩ . Trẻ em cần phải được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc

nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ: sông núi nước nam và phò giá về kinh:

1. nội dung

+khẳng định chủ quyền dân tộc độc lập của nước Nam

+răn đe những kẻ thù

2. nghệ thuật

+được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc, bố cục chặt chẽ

+giọng thơ hào sả, mạnh mẽ, hình thức diễn đạt khô thúc và ngắn gọn. Đó chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam bằng thơ

2 tháng 11 2016

minh chi biet gt nd va nt tu truyen cong truong mo ra tro di thoi

1/cong truong mo ra

-nt

+sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn xúc tích de tuyên bố nen doc lap cua dat nuoc

+don nen cam xuc trong minh nghieng ve nghi luan va trinh bay y kien

+lua chon ngon ngu gop phan the hien giong tho dong dac,hung hon ,danh thep

-nd

+the hien niem tin vao suc manh chinh nghia cua dan toc ta

+bai tho co the xem la ban tuyen ngon doc lap dau tien cua dan toc ta

2/cuoc chia tay cua nhung con bup be

-nt

+lựa chọn chi tiết chọn lọc cho ta thấy được tình cảm vô cùng sâu nặng ,thắm thiết của hai anh em thành và thúy ,nói đâu mà 2 anh em phải chịu là nỗi đau không đáng có

3/pho gia ve kinh

-nt

+su dung the tho ngu ngon tu tuyet duong luat co dong ham suc de the hien niemtu hao cua dan toc+co nhip tho phu hop voi viec tai hien lai nhung chien thang don dap cua nhan dan ta va viec bay to suy nghi cua tac gia

+su dung hinh thuc dien dat co duc , don nen cam suc vao ben trong tu tuong

-nd

+hao khi chien thang va khat vong ve mot dat nuoc thai binh thinh tri cua dan toc ta o thoi nha tran

4/banh troi nuoc

-nt

+van dung dieu luyen nhung quy tac cua tho duong luat

+sd ngon ngu cua tho binh di gan gui voi loi an tieng noi hang ngay voi thanh ngu va mo tiep dan gian

+sang tao trong viec xay dung hinh anh nhieu tang y nghia

-nd

+bánh trôi nước là một bài thơ thể hiện cảm ứng nhân đạo trong văn học viết viet nam duoi thoi phong kien ca ngoi ve dep pham chat cua nguoi phu nu dong thoi the hien long cam thuong sau sac doi voi than phan cua ho

20 tháng 11 2018

Cuộc chia tay của những con búp bê :

Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt.

Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.

_ Mẹ tôi

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả.

_ Cổng trường mở ra

Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người .

1/ Cuộc chia tay của những con búp bê- Đề cập vấn đề gì?- Có những cuộc chia tay nào?- Viết về ai? Về điều gì?2/ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh- Thể thơ? Phép đối?- Viết về đề tài gì?- Quê tác giả có gì nổi bật?3/ Những câu hát về tình cảm gia đình- Vì sao ca dao so sánh công cha nghĩa mẹ như hình ảnh sâu rộng, vô hạn- Tìm hai bài ca dao nói về cha mẹ4/ Sông núi nước Nam- Vì sao bài thơ...
Đọc tiếp

1/ Cuộc chia tay của những con búp bê

- Đề cập vấn đề gì?

- Có những cuộc chia tay nào?

- Viết về ai? Về điều gì?

2/ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Thể thơ? Phép đối?

- Viết về đề tài gì?

- Quê tác giả có gì nổi bật?

3/ Những câu hát về tình cảm gia đình

- Vì sao ca dao so sánh công cha nghĩa mẹ như hình ảnh sâu rộng, vô hạn

- Tìm hai bài ca dao nói về cha mẹ

4/ Sông núi nước Nam

- Vì sao bài thơ được xem là bản tuyên ngôn độc lập?

- Có người cho rằng bài thơ Sông núi nước Nam không có cảm xúc, em sẽ nói như thế nào?

5/ Bạn đến chơi nhà

- Từ tình bạn của Nguyễn Khuyến em hãy rút ra ý nghĩa về tình bạn của bản thân em?

- Viết đoạn văn về tình bạn của tác giả?

- "Đầu trò tiếp khách trầu không có" tác giả thể hiện quan niệm gì về tình bạn?

- Viết đoạn văn về chủ đề tình bạn của bản thân em?

Các bạn giúp mk nha ngày mai là kiểm tra rồi

1
9 tháng 11 2016

1/ Cuộc chia tay của những con búp bê:

- Đề cập tới vấn đề hạnh phúc gia đình.

- Gồm có 3 cuộc chia tay: chia tay búp bê, chia tay trường học, chia tay anh trai.

- Đây là văn bản viết về Thành và Thuỷ, về hạnh phúc anh em, gai đình bị tan vỡ chỉ vì bố mẹ chia tay.

2/Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

- Thể thơ là thất ngôn tứ tuyệt. Phép đối: chữ cuối của dòng thứ 2-4 'sương-hương'.

- Viết về chủ đề ' trông trăng nhớ quê '.

- Những dòng thơ tuy chưa thực sự là tả, chưa thực sự là kể nhưng đã nổi bật cho người đọc về tình yêu, nỗi nhớ quê hương thắm thiết, sâu sa của nhà thơ trong đêm trăng thanh tĩnh.

3/ Những câu hát về tình cảm gia đình:

- Câu ca dao so sánh công cha, nghĩa mẹ như hình ảnh sâu rộng, vô hạn nhằm nổi bật sự to lớn của công cha và nghĩa mẹ đối với con cái.Đồng thời làm biểu lộ lòng biết ơn sâu lắng của con cái, đây là cách so sánh ví von dễ hiểu.

- ( tự tìm trên ,mạng bạn nhé )

4/ Sông núi nước Nam:

- Vì:

+ Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

+ Bài thơ tuyên bố rõ ràng chủ quyền lãnh thổ của vua Nam là nước Nam, điều đó đã được khẳng định ở 'thiên thư'( sách trời ).

+ Bài thơ còn là lời cảnh báo về sự thất bại của quân giặc nếu chúng sang xâm phạm.

5/ Bn đện chơi nhà:

- Từ tình bạn của Nguyễn Khuyến, tình bạn đối với em rất thắm thiết, thuần tuý và trong sáng. Nó không thể mau lại bằng vật chất, cũng không dễ dàng thuộc vào những người bội bạc.

- Dòng thơ thứ 7 thì về tình bạn, tác giả đã quan niệm rằng: không nhất thiết là bạn thân đến chơi nhà thì phải tiếp đãi long trọng, đắt tiền. Tình bạn không dựa vào vật chất, không dựa vào tình thế giàu sang. Tình bạn chỉ cần 2 người tâm sự với nhau, trò chuyện vui vẻ, thế là nhất rồi.

 

CÒN VỀ ĐOẠN VĂN VIẾT VỀ TÌNH BẠN CỦA TÁC GIẢ THÌ BẠN HÃY TÌM HIỂU RÕ NỘI DUNG CỦA CÁC CÂU THƠ VỀ CHUYỆN BỮA ĂN ĐỂ TIẾP BẠN ĐẾN CHƠI, THỨ GÌ CŨNG KHÔNG CÓ, ĐẾN CẢ TRẦU CŨNG THẾ. TỪ ĐÓ CÓ THỂ DẪN DẮT VÀO ĐƯỢC TÌNH BẠN CỦA TÁC GIẢ RẤT MỘC MẠC, THẮM THIẾT.

VỀ ĐOẠN VĂN VIẾT VỀ CHỦ ĐỀ TÌNH BẠN CỦA BẢN THÂN EM THÌ HÃY VIẾT VỀ NHỮNG CÁI LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH BẠN, HÃY DÙNG ÍT CHẤT XÁM TRONG NÃO SUY NGHĨ MẤY CÂU MÌNH TRẢ LỜI VỀ TÌNH BẠN. DỰA VÀO ĐÓ THÌ VIẾT RẤT DỄ.

VỚI LẠI, NHỮNG BÀI VỀ ĐOẠN VĂN HAY BÀI VĂN BẠN NÊN TỰ HỌC VÀ TÌM HIỂU THÌ LÚC KT DỄ NHỚ HƠN.

CHÚC BẠN HC TỐT hiuhiu

(((

1 tháng 12 2021

Dùng Google đi

1 tháng 12 2021

cậu ơi, tớ search mà chẳng ra

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2021- 2022I. VĂN BẢN1. Nội dung: Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học trong chương trình*Văn bản nhật dụng:- Mẹ tôi- Cuộc chia tay của những con búp bê* Ca dao – dân ca:- Những câu hát về tình cảm gia đình- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người- Những câu hát than thân- Những câu hát châm biếm* Thơ Trung đại:- Sông núi nước Nam- Phò giá về kinh-...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2021- 2022

I. VĂN BẢN

1. Nội dung: Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học trong chương trình

*Văn bản nhật dụng:

- Mẹ tôi

- Cuộc chia tay của những con búp bê

* Ca dao – dân ca:

- Những câu hát về tình cảm gia đình

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Những câu hát than thân

- Những câu hát châm biếm

* Thơ Trung đại:

- Sông núi nước Nam

- Phò giá về kinh

- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

- Bánh trôi nước

- Qua Đèo Ngang

- Bạn đến chơi nhà

2. Yêu cầu: Đọc - hiểu các văn bản

- Nắm được các tác giả, tác phẩm của từng văn bản; hiểu đặc trưng của từng thể thơ (thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường luật...)

- Học thuộc các tác phẩm thơ

- Tóm tắt được các văn bản nhật dụng, trữ tình…

- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật…trong các văn bản.

- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về văn bản, đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật, nhan đề…

II. TIẾNG VIỆT: Ôn tập toàn bộ chương trình tiếng Việt

1. Nội dung:

- Từ ghép

- Từ láy

- Đại từ

- Từ Hán Việt

- Quan hệ từ

- Từ đồng nghĩa

- Từ trái nghĩa

- Từ đồng âm

2. Yêu cầu:

- Nắm được kiến thức về các nội dung trên: khái niệm, đặc điểm, tác dụng, phân loại….

- Vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập:

+ Nhận biết (xác định trong ngữ cảnh cụ thể)

+ Thông hiểu (phân tích tác dụng cụ thể…)

+ Vận dụng: Viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt

III. TẬP LÀM VĂN:

*Viết đoạn: Vận dụng kiến thức từ các văn bản đã học, viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt

*Yêu cầu:

- Nắm được kiến thức về cách xây dựng đoạn văn.

- Biết tạo lập một văn bản theo yêu cầu….

…………H

1
11 tháng 11 2021

I. Văn bản:

1.Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lý Lan
- PTBĐ chính: Biểu cảm .
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ: Viết ngày 1/9/2000 trên báo Yêu trẻ - TP.HCM – số 166
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ….. ngày đầu năm học: tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
+ Phần 2: từ thực sự mẹ….. mẹ vừa bước vào: Sự hồi tưởng của mẹ về ngày khai trường.
+ Phần 3: Mẹ nghe nói…. đến hết: Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
=> Nội dung: Văn bản ghi lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên, đó là dấu ấn khó phai của tác giả và cũng là của cuộc đời mỗi người.

2.Mẹ tôi
- Tác giả: Ét- môn– đô đơ A– mi- xi
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng, viết dưới hình thức bức thư.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” năm 1886.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ Bố để ý là sáng nay…. vô cùng: Lý do bố viết thư.
+ Phần 2: trước mặt cô giáo…. tình thương yêu đó: Hình ảnh ngưới mẹ qua người cha.
+ Phần 3: Từ nay,….. của con được: Thái độ của người cha
=> Nội dung: Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội trong bức thư của người bố.

3.Ca dao.
*  Những câu hát về tình cảm gia đình:
                                  Công cha như núi ngất trời,
                            Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
                                  Núi cao biển rộng mênh mông,

                            Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của hát ru.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: Công cha với núi ngất trời; Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông.
- Từ láy: mênh mông
- Điệp từ: núi, biển
=> Công lao cha mẹ không gì sánh nổi
=> Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
=> ND: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
              Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
              Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
                         Thân em như chẽn lúa đồng đòng,
               Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Hai câu thơ đầu:
+ Câu thơ dài, sử dụng từ ngữ địa phương
+BPNT: điệp từ, đảo ngữ, đối xứng, từ láy.
+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả sự rộng lớn, trù phú và đầy sưc sống của cánh đồng.
Hai câu sau:
+ BPNT: So sánh “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”
+ Tác dụng BPNT: cho thấy hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống-> chàng trai ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước và cô gái-> bày tỏ tình cảm của mình.
=> Nghệ thuật của bài thơ:
+ Thường gợi nhiều hơn tả
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ,….
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Thể thơ: lục bát biến thể.
=> Nội dung:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
* Những câu hát châm biếm:
- Những câu hát châm biếm thể hiện nỗi niềm tâm sự của tần lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp lao động dưới chế độ cũ.
- Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng chê cười.
                              Cái cò lặn lội bờ ao
                     Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
                              Chú tôi hay tửu hay tăm,
                     Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
                              Ngày thì ước những ngày mưa,
                     Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
-
Hình thức: nói ngược.
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Hạng người này thời nào, nơi nào cũng cần phải phê phán.
- Hai dòng đầu:
+ Bắt vần “ao”, “đào”
+ Chuẩn bị giới thiệu nhân vật “chú”
+ Cô yếm đào( cô gái đẹp) >< chú tôi( có nhiều tật xấu)
- “ Hay tửu hay tăm” nghiện rượu, nát rượu.
- “ Hay nước chè đặc” nghiện chè.
-“  Hay nằm ngủ trưa”
-“ Ngày thì ước những ngày mưa” khỏi phải đi làm
-“ Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” được ngủ nhiều
* Những câu hát than thân:
                                Thương thay thân phận con tằm,
                         Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
                                Thương thay lũ kiến li ti,
                         Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
                                Thương thay hạc lánh đường mây
                         Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
                                Thương thay con cuốc giữa trời,
                          Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- BPTT:

+ Điệp từ “ thương thay”: Lời người lao động thương và đồng cảm với những người khốn khổ và chính mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: bị bóc lột sức lao động
- Con kiến: chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo.
- Con hạc: cuộc đời mịt mờ, phiêu bạt.
- Con cuốc: nỗi oan trái không ai hiểu.
=> Nỗi khổ trăm bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
=> Nội dung: Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, các thói hư tật xấu.

 II. Tiếng Việt

1. Từ láy

- Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa, nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.

- Tác dụng của từ láy?
+ Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật, hiện tượng.

2. Từ ghép

- Các loại từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)

- Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

3. Quan hệ từ

- Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.; Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

- Sử dụng quan hệ từ?
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp
Mình mới viết được thế này thôi bạn ạ, bạn cho cả cái đề cương lên đây thì bạn đợi tí nhé 
Thanks