K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2016

+ Thuận lợi:

- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.

- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.

* Khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.

- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…

- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.



 

25 tháng 1 2017

Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.

+ Thuận lợi:

- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.

- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.

* Khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.

- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…

- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.



28 tháng 1 2016

* Khái quát.
- ĐBSH có diện tích tự nhiên rộng khoảng 1,3 triệu ha chiếm khoảng 3,8% so với cả nước. Quỹ dân số (99) là 14,8 triệu
người chiếm khoảng 19% so với dân số cả nước.

- ĐBSH là vùng lãnh thổ của 7 tỉnh và 2 thành phố tương đương cấp tỉnh đó là: Thái Bình, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên,
Nam định, Ninh Bình, Hà Nam và 2 thành phố là hà Nội, Hải Phòng tương đương cấp tỉnh.

- ĐBSH là vùng đã hình thành một cơ cấu công nông nghiệp khá hoàn chỉnh với nhiều ngành kinh tế trọng điểm như cơ khí,
điện tử, chế biến nông lâm thuỷ sản.

- ĐBSH hiện nay là vùng đang diễn ra chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ nhất theo xu hướng công nghiệm hóa, hiện đại
hóa...

* Những nguồn lực tự nhiên kinh tế - xã hội.

Thuận lợi : 
-Thuân
+ Vị trí địa lý thuận lợi:
Trước hết ĐBSH có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn nhất cả nước nên luôn được mọi miền đất nước
hướng về. ĐBSH lại tiếp giáp với biển đông, bờ biển dài 400 km, lại có cảng biển Hỉa Phòng thông ra biển lớn thứ 2 cả nước đồng thời lại nó lại nằm ở hạ lưu của 2 con sông lớn đó là sông Hồng và sông Thái Bình cho nên vùng này không những được phù sa của sông ngòi bồi đắp màu mỡ mà rất dễ dàng giao lưu với các nước khác bằng đường biển và nguồn tài nguyên biển rất phong phú.

+ Tài nguyên đất đai nhìn chung là rất màu mỡ vì chủ yếu là đất phù sa ngọt của lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình trong
đó nhất là lưu vực sông Hồng màu mỡ hơn nhiều lưu vực sông Thái Bình, trong 2 vạn ha đất hoang chưa khai thác (99) của đồng
bằng thì có 1 vạn ha là mặt nước, mặt lợ rất tốt cho nuôi trồng thuỷ sản , đồng thời đất đai trong vùng đều phân bố trên địa hình khá
bằng phẳng nổi tiếng như Thái Bình cho nên dễ khai thác, dễ đầu tư thâm canh tăng năng suất để phát triển lương thực thực phẩm.

+ Khí hậu trong vùng là khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa nhưng có mùa đông lạnh từ 11 ® 4 có nhiệt độ trung bình năm 25-
260c, trong đó nhiệt độ trung bình vào mùa đông từ 13-160c, lượng mưa trung bình 1400-1600mm, tổng t 0 h/động 90000 - 95000c,
nên cho phép sản xuất lương thực - thực phẩm đa dạng và nhiều vụ quanh năm mà điển hình có hệ thống cây sau vụ đông rất phong phú.

+ Nguồn nước tưới trong vùng rất dồi dào do có lượng mưa lớn lại có sông ngòi dày đặc với 2 sông lớn là sông Hồng, sông
Thái Binh với tổng trữ lượng nước trong vùng trên 30 tỉ m3 và tổng lượng phù sa khoảng 16 triệu tấn, cho nên ĐBSH nếu phát triển
thuỷ lợi tốt thì đủ khả năng cung cấp nước tưới quanh năm. Mặt khác do phù sa lớn dẫn đến các vùng cửa sông, ven biển mỗi năm
trung bình thường tiến thêm ra biển hàng trăm mét, nhờ vậy mà ta có thể tiến hành quai đê lấn biển mở rộng thêm diện tích cho
đồng bằng.

+ Tài nguyên sinh vật ĐBSH tuy sinh vật hoang dã cạn kiệt gần hết và thay vào đó bằng hệ thống cây trồng vậy nuôi rất đa
dạng. Điển hình trữ lượng thuỷ hải sản trong vùng khá lớn chiếm khoảng 20% trữ lượng cả nước, là nguồn tài nguyên cho phép
đánh bắt chế biến nuôi trồng với quy mô trung bình và vừa.

+ Tài nguyên khoáng sản điển hình có trữ lượng than nâu 980 triệu tấn, nhưng phân bố dưới độ sâu từ 300-1000m khó khai
thác, trong vùng đã phát hiện nhiều mỏ khí đốt nằm dọc bờ biển Thái Bình điển hình như mỏ khí Tiền Hải - Thái Bình trữ lượng 1 tỉ
m3. Đặc biệt trong vùng khá phong phú về các loại vật liệu xây dựng như đá vôi: Hải Phòng, Hải Dương, đất sét Kim Môn - Hải
Dương làm gồm sứ và cát thuỷ tinh Vân Hải - Hải Phòng... là những nguồn khoáng sản quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa
trong vùng.

+ ĐBSH được coi là vùng có tài nguyên tự nhiên để phát triển du lịch rất đa dạng, rất hấp dẫn, nổi tiếng với nhiều hang
động như động Hương Tích và bên cạnh vùng lại có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều bãi tắm nổi tiếng như
Sầm Sơn, Đồ Sơn... Đặc biệt có cảnh quan thiên nhiên mà được tạo nên bởi con người rất hấp dẫn đó là ngành du lịch S/thái. Tiềm
năng thiên nhiên ĐBSH là cơ sở để phát triển du lịch trong nước và quốc tế.

+ Dân số và lao động ĐBSH rất dồi dào đặc biệt người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao, nhiều thợ
giỏi, thợ bậc cao nhất ở khu vực phía Bắc và đặc biệt có trình độ dân trí cao nên là động lực chính để thực hiện chuyển đổi cơ cấu
kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Dân cư và lao động ở ĐBSH vì có lịch sử khai thác lâu đời nên đã tạo ra một nền văn hóa đa dạng nổi tiếng với nhiều lễ
hội như lễ Chùa Hương, Lễ Hội Lim... là nguồn tài nguyên văn hóa, xã hội nhân văn kích thích ngành du lịch văn hóa và nhân văn
phát triển.

+ CSVTHT ở ĐBSH khá phát triển, hoàn thiện mà biểu hiện là:
           . Trước hết vùng này có mật độ giao thông đường bộ cao nhất cả nước trung bình 1,18km/km2, trung bình cả nước chỉ có
0,32 km/km2 với nhiều quốc lộ quan trọng như 1,2,3, 5, 6; nhiều tuyến đường sắt quan trọng như Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội -
Thái Nguyên; Hà Nội - Lạng Sơn... Đặc biệt có sân bay quốc tế Nội Bài lớn thứ 2 cả nước, cảng biển Hải Phòng lớn thứ 2 cả nước
và 2 trạm thu tin mặt đất từ vệ tinh.
           . Trong vùng có nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều thành phố lớn với mật độ đô thị cao nhất cả nước mà điển hình có 3
thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định, 10 thị xã trực thuộc với số dân đô thị hiện nay chiếm tới 35%.
           . Trong vùng đã hình thành nhiều ngành công nghiệp trọng điểm như cơ khí điện tử, dệt may chế biến nông lâm thuỷ hải
sản, ngành này được trang bị kỹ thuật hiện đại và thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài.

+ Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng thì nhờ có thủ đô Hà Nội nằm trong vùng nên luôn gần Đảng,
gần Nhà nước. Vì thế ĐBSH luôn được Nhà nước quan tâm triển khải thực hiện đầu tiên những chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng, đặc biệt là những năm qua Nhà nước ta đã đổi mới đúng đắn với nhiều chính sách hợp với lòng dân nên đã kích thích sản
xuất trong vùng ngày càng phát triển.

- Khó khăn:
+ ĐBSH cũng như cả nước nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới mà biểu hiện là khí hậu, thời tiết
diễn biến thất thường khắc nghiệt nhiều thiên tai như nhiều bão, mưa lụt, hạn hán, rét đậm... Cho nên trong phát triển kinh tế - xã
hội đặc biệt là nông lâm ngư luôn luôn phải đầu tư lớn để hạn chế và phòng ngừa hậu quả của thiên tai.

+ ĐBSH vì là vùng đất hẹp người đông nên đất đai ĐB là đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ngày càng giảm dần
cộng với quá trình khai thác sử dụng đất chưa thật hợp lý dẫn đến đất đai ngày càng thoái hóa, bạc màu, giảm độ phì nhiêu...

+ Do quá trình công nghiệp hóa, độ thị hóa ngày càng phát triển nên đất nông nghiệp không những giảm dần về diện tích mà
nhiều vùng đang có nguy cơ bị ô nhiễm đất, nước giảm năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi ảnh hưởng xấu đến đời sống con
người.

+ Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề vân còn thấp với lao động thủ công vẫn là
chính nên hiệu quả sản xuất thấp.

+ CSVTHT hiện nay nhìn chung vẫn còn nằm trong tình trạng lạc hậu kém phát triển và phân bố chưa đồng đều, đặc biệt là những vùng nông thôn vẫn còn rất nghèo nàn với CSHT nên chưa đáp ứng nổi cho nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cho nên Nhà nước ta cần phải nghiên cứu, vạch ra những phương hướng tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong vùng theo xu
thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

25 tháng 1 2021

* Thuận lợi:

 

- Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

 

- Điều kiện khí hậu và nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển thâm canh tăng vụ.

 

- Nguồn lao động đông, có trình độ thâm canh cao nhất cả nước.

 

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

 

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)

 

- Thị trường rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.

 

* Khó khăn:

 

- Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, bị thoái hóa.

 

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người).

 

- Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, suy thoái.

 

- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).

 

 - Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, ..).

30 tháng 12 2020

* Thuận lợi :

- Đất bazan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.

- Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

- Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy

- Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su,..) và cây có nguồn gốc cận nhiệt ( chè,..)

* Khó khăn

- Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất

- Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

20 tháng 1 2017

- Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

      + Cung cấp lương thực cho nhân dân.

      + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu.

      + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

      + Đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

- Những thuận lợi và khó khăn của đồng bằng sông Hồng để phát triển sản xuất lương thực

- Thuận lợi:

      + Phần lớn diện tích đất đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hằng năm (Đất trong đê) , thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp.

      + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

      + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

      + Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

      + Thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

      + Một số nơi đất đã bạc màu

      + thiếu nước trong mùa khô

      + Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...

18 tháng 12 2022

TK:

Những thuận lợi:Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)Những khó khăn:Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố,...)
1 tháng 4 2017

* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)

*) Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

+ Những thuận lợi:

- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)

+ Những khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.

- Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.

- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).

- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).

1 tháng 4 2017

* tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng :
+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)
* Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
+ Những thuận lợi:
– Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
– Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
– Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
– Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
+ Những khó khăn:
– Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.
– Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.
– Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
– Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).

4 tháng 5 2017

a) Thuận lợi

* Điều kiện tự nhiên vù tài nguyên thiên nhiên

- Là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai ở nước ta.

- Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất cơ giới hóa.

- Đất phù sa màu mỡ, có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho việc trồng các cây lương thực (lúa, ngô,...).

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho cây trồng và tăng vụ.

- Tài nguyên nước rất phong phú nh có hệ thng sông Hồng và sông Thái Bình, thuận lợi cho việc tưới tiêu.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất lương thực phong phú, đặc biệt là trồng lúa nước.

- Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng khác trong cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất lương thực đã hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, dịch vụ kĩ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu,... Đã hình thành mạng lưới các cơ sở chế biến sản phẩm cây lương thực.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nn văn minh lúa nước.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước.

b) Khó khăn

- Địa hình có nhiều ô trũng, nhiều nơi đất đã bị bạc màu.

- Vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...

- Vùng chịu sức ép nặng nề của dân số.

- Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nên một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng và thổ cư.

13 tháng 5 2018

a) - Thuận lợi:

      + Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê), thuận lợi cho việc phát triển cây lượng thực.

      + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

      + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

      + Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

      + Thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

      + Một số nơi đất đã bị bạc màu.

      + Thiếu nước trong mùa khô.

      + Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...

b) Vai trò của vụ ngô đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng

c) Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực bằng 400kg/người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lượng thực.