K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2016

Đặc điểm nổi bật của đới lạnh là: Mùa đông rất dài, lạnh, nhiệt độ thấp, thường có bão tuyết.

Đặc điểm nổi bật của đới lạnh:

- Vị trí địa lí: Từ 66 độ 33 phút từ cả hai bán cầu về cả hai cực của cả hai bán cầu.

- Khí hậu: Mùa đông rất lạnh và kéo dài, nhiệt độ thấp, thường có bão tuyết. Ở khu vực cận cực và cực còn đóng băng dày.

- Thực vật, động vật: Hiếm hoi.

 

31 tháng 10 2021

Tham Khảo

Đặc điểm của môi truờng đới lạnh: Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C

31 tháng 10 2021

Tham khảo

- Đặc điểm nổi bật của của khí hậu môi trường đới lạnh:

+ Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt).
+ Nhiệt độ trung bình < - 100C, có nơi -500C, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 100C, biên độ nhiệt lớn.
+ Lượng mưa trung bình năm thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ở dạng tuyết rơi.
 

17 tháng 6 2023

1. Tăng trưởng kinh tế: Các nước này đều đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, với sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương mại.

2. Đổi mới công nghệ: Các quốc gia này đều đã đổi mới công nghệ và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất của thời đại đó như máy móc, đường sắt, tàu hỏa, ô tô...

3. Đổi mới xã hội: Các nước này đã trải qua các thay đổi xã hội đáng kể, với sự phát triển của các phong trào xã hội, các chính sách xã hội và bảo vệ lao động.

4. Tư tưởng cách mạng: Các nước này đã được ảnh hưởng bởi các tư tưởng cách mạng, như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do cá nhân.

5. Đối ngoại: Các nước này đã mở rộng quan hệ với nhiều nước.
3 tháng 11 2016

-Đặc điểm nổi bật của môi trường đới nóng:

+ Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm.

+ Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển.

+ Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo ,chim thú.

8 tháng 1 2022

D

2 tháng 11 2016

ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.
 

13 tháng 11 2016

Đới nóng: đới nóng nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài từ tây sang đông thành một vành đai bao quanh trái đất, là nơi có nhiệt độ cao, tín phong( gió mậu dịch) thổi quanh năm từ 2 giải áp cao chí tuyến về phía xích đạo đới nóng chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên trái đất, có giới thực, động vật hết sức đa dạng và phong phú. Có đến 70% số loài cây và chim thú trên trái đất sinh sống ở rừng rậm đới nóng

Đới lạnh:đới lạnh nằm trong khoản từ 2 vòng cực đến 2 cực. Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm thấy mặt trờivaf thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C mùa hạ thật sự chỉ dài 2-3 tháng .mặt trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°C lượng mưa trung bình năm rất thấp và chủ yếu ở dạng tuyết rơi( trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.

Vùng núi: ở vùng núi , khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ độ cao khoảng trên 3000m ở đới ôn hoà và khoản 5500m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao. Gần giống khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. Khí hậu thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhìu, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng

Hoang mạc: đặc điểm nổi bậc về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi rất lớn. Có nơi nhìu năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết oử hoang mạc, sự chênh lệt nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhìu so với sự chênh lệt nhiệt độ giữa các mùa trong năm

29 tháng 8 2018

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình luôn dưới -100C, thậm chí xuống đến -500C. Chọn: C.

7 tháng 9 2016

-Khí hậu của một nơi,là sự lặp đi lặp lại tình hình thờ tiết ở nơi đótrong một thời gian dai,từ năm này sang năm khác trở thành quy luật

 -Môi trường nhiệt đới nắm trong khoảng từ vĩ tuyến 5 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu

-Có nhiệt đọ quanh năm cao,nhiệt độ trung bình trên 20 độ c

-Lượng mưa:500mm-1500mm

7 tháng 9 2016

- Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo gió mùa

+ Nhiệt độ trung bình : > 20oC

+ Biên độ nhiệt TB khoảng 8oC

+ Lượng mưa > 1000mm

- Thời tiết diễn biến thất thường

30 tháng 4 2021

1. Việt Nam là một nước nhiệt đới ẩm gió mùa

Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam.

Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

Tuy nhiên có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạnh giá với những mức độ khác nhau.

2. Việt Nam là một nước ven biển

Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc.

Sự tương tác giữa đất liền và biển đã tăng cường tính chất nóng, ẩm, gió mùa cho thiên nhiên nước ta.

3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi

Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi .

Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta và thay đổi theo quy luật đai cao.

núi nước ta chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn…)

4. Thiên nhiên nước ta có sụ phân hoá đa dạng, phức tạp

Thiên nhiên có sự phân hoá từ :

Đông sang Tây

Thấp đến Cao

Bắc xuống Nam

=> Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội.