K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2016
I.    DÀN Ý 1,    Mở bài: –    Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca. –    Một sô câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động. 2.    Thân bài: Câu 1:    Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi! –    Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người.    –    Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng nhấn mạnh ý đó. –    Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người. Câu 2:    Chiều chiều … ruột đau chín chiều. –    Là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ. 

–    Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.

 

 

 –    Cách mở đầu thường thấy trong ca dao (Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người áo đỏ khăn điều vắt vai; Chiều chiều ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…), được dùng để thể hiện nỗi buồn không nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến. Câu 3:    Ngó lên nuộc lạt mái nhà … bấy nhiêu! –    Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã khuất. –    Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, nhấn mạnh tình thương yêu, kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc. Câu 4:    Anh em nào phải người xa … hai thân vui vầy. –    Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết, chia sẻ vui buồn, sống chết với nhau. –    Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Đây cũng chính là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ. –    Hình ảnh so sánh : như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời. 3.    Kết bài –    Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động. 

–    Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.

14 tháng 11 2016
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:2. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe. 3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu? 

Cả hai câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

14 tháng 11 2016

lập dàn ý thôi à

 

Câu 1:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Câu 2: 

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

22 tháng 11 2016
I. LẬP DÀN Ý: 1. Mở bài: – Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca. – Một số câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động. 2. Thân bài: Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi! – Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người. – Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng nhấn mạnh ý đó. – Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người. 3. Kết bài: – Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động. – Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.II. VIẾT BÀI: Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.    
22 tháng 11 2016

thanks

25 tháng 9 2018

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

​Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..
Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..

2 tháng 2 2019

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

P/s: Nguồn: Mạng Oppa ((:

2 tháng 2 2019

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

24 tháng 11 2021

tham khảo:

  Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cánh đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời. Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" như tưởng báo trước một đièu gì đó không tốt, nhưng bài này lại khác, cô gái hiện lên với hình ảnh đang ở độ tuổi đẹp nhất. Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. Thế nhưng hình ảnh "phất phơ" vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Bài ca dao hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.

24 tháng 11 2021

bài ca dao trên là bài gì vậy bn