Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
a, Cảm nhận của em về đoạn thơ trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
Từ những câu thơ trên, nhà thơ đã gợi ra cho người đọc hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp hiện lên vô cùng gan dạ, mạnh mẽ. Họ là những người chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ. Họ chiến đấu vì lý tưởng của bản thân, hi sinh cho đất nước không tiếc tuổi thanh xuân. Họ là người con người dũng cảm, đáng để noi gương.
cảm nhận về bài thơ chứ ko phải cảm nhận về hình ảnh của anh bộ đội nha em, ko đọc đề à ?
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa Cả kinh kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả
a, Thể thơ: Tự do
b, Từ láy: nghi ngút, phất phơ, tả tơi
Từ Hán Việt: đô thành, hào hoa, vạn dặm
c, Không vì như vậy sẽ làm mất sắc thái biểu cảm của đoạn thơ
d, Người lính ra đi là ra chiến trường
a)
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
b)
- Từ láy: nghi ngút, phất phơ.
- Từ Hán Việt: đô thành, anh hùng, vạn dặm, trường chinh, hào hoa.
c)
- Không thể thay thế các từ Hán Việt bằng các từ thuần Việt. Vì khi thay thế bằng các từ thuần Việt đoạn thơ sẽ mất đi hào khí hào hùng vốn có của một thời kì lịch sử, làm giảm sức hấp dẫn của bài thơ.
d)
- Hình ảnh người lính "ra đi", tức là họ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà sẵn sàng lên đường cứu nước với phong thái, tâm hồn đầy hào hoa, lãng mạn.
e)
- Đoạn trích thơ trên đã làm sống lại một thời kì hào hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Giữa lúc đất nước lâm nguy, lớp lớp thanh niên Hà thành đã lắng tai nghe thấy tiếng gọi tha thiết của Tổ quốc thân yêu, và rồi họ quyết chí lên đường, quyết hi sinh vì đất nước. Ta thật ngưỡng mộ trước lí tưởng sống cao đẹp ấy, các chiến sĩ đã sẵn sàng hi sinh vì nền độc lập, vì lí tưởng sống cao đẹp, họ bằng lòng chấp nhận xả thân cứu nước. Điều đó gợi cho ta suy nghĩ về thanh niên trẻ hiện nay - khi đất nước đã hòa bình. Ta hãy biết ơn các chiến sĩ và thể hiện trách nhiệm của một thanh niên yêu nước: sống bản lĩnh, kiên cường, phấn đấu xây dựng đất nước... Qua những hình ảnh đầy oai hùng, đoạn thơ quả đã gửi gắm hình ảnh thiết thực và bài học chân thành của tác giả.
Các từ Hán Việt: anh hùng, vạn dặm, trường chinh, hào hoa
Tác dụng: Thể hiện sự trân trọng đối với những người chiến sĩ xuất thân từ Hà Nội, xuất thân từ những người trí thức hào hoa phong nhã. Hình ảnh các anh hiện lên thật lung linh kì ảo, lớn lao đẹp đẽ như những anh hùng trong cổ tích.
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
=> Cho thấy cơn cháy lớn tưởng chừng như cháy cả trời đất
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
=> Cho thấy con dốc lớn hoang vu, lớn lao hùng vĩ
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
=> Cho thấy việc uống nhiều nước của loài voi
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
=> Cho thấy tiếng nói to, vang vọng
Khi mặt hồ yên lặng, không có chú cá nào bơi đến cụ lại thong thả vuốt chòm râu dài và trắng phau. Mái đầu của cụ cũng đã bạc trắng, thêm chòm râu trắng nữa nên cụ trông giống như một ông tiên hạ trần thế. Phong thái bình tĩnh và điềm đạm của cụ lúc câu cá khiến cho em liên tưởng đến bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng có dáng câu cá rất tao nhã và bình thản như vậy.Cụ già rất kiên trì khi câu cá, lúc nào có động tĩnh, cụ cũng kéo cần câu rất nhẹ nhàng và điềm tĩnh để không đánh thức lũ cá đang bơi lội ở dưới kia. Bàn tay cụ khéo léo, kéo từ từ cần câu. Và lúc cần câu ngoi lên mặt nước thì có một con cá đã cắn câu. Đó là một con cá rô phi to bằng bàn tay người lớn đã bị mắc vào chiếc cần câu sắc nhọn. Chú cá ngoe nguẩy bên này sang bên kia để thoát khỏi bàn tay của ông cụ. Nhưng cụ đã rất nhanh nhẹn và khéo léo để bỏ chú cá xấu số vào chiếc giỏ đang treo ở xe.
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh, Mưa to gió lớn.
2. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …
Ví dụ: – Tham sống sợ chết, Bùn lầy nước đọng.
– Lòng lang dạ thú, Khẩu Phật tâm xà, Nhanh như chớp.
3. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …
Ví dụ
– Người này khỏe như voi (vị ngữ)
– Lời ăn tiếng nói biểu lộ văn hóa của con người (chủ ngữ)
– Khi tắt lửa tối đèn (phụ ngữ trong cụm danh từ)
– Các lang mang sơn hào hải vị (phụ ngữ trong cụm động từ)
4. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Ví dụ: – Bảy nổi ba chìm trong câu thơ của Hồ Xuân Hương.
– Tắt lửa tối đèn trong câu văn của Tô Hoài.
B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
I. Thế nào là thành ngữ
– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ:
Giấu đầu hở đuôi, Khôn nhà dại chợ, Thua keo này bày keo khác…
Thành ngữ có một số đặc điểm sau:
– Về mặt cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chêm xen một yêu tố khác từ ngoài vào.
Ví dụ: Không thể nói muốn an phận thì phải thủ thường mà chỉ nói an phận thủ thường.
Tuy nhiên, có một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định.
Ví dụ: Thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có những biến đổi như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia…
– Về mặt ý nghĩa: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường thông qua một sô”phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh, nói quá…
Ví dụ:
+ Nghĩa đen (miêu tả): nhắm mắt xuôi tay, đè đầu cưỡi cổ, bảy nổi ba chìm, tay bế tay bồng…
+ So sánh: ăn như tằm ăn rỗi, hiền như bụt, đen như cột nhà cháy, hôi như chuột chù…
+ Ẩn dụ: có bột mới gột nên hồ, ruột để ngoài da, dầm mưa dãi gió, ăn tuyết nằm sương…
+ Nói quá: đi guốc trong bụng, vắt cổ chày ra nước, một tấc lên trời…
1. Nhận xét về cấu tạo cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao:
Nước non lận đận một mình,
Thăn cò lên thác xuống ghênh bấy nay.
a) Trong câu ca dao trên, không thể thay thế một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khấc, không thế chêm xen một vài từ khác vào cụm từ, cũng không thế thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.
b) Cụm từ lên thác xuống ghềnh là một thành ngữ. về cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ này có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chêm xen một yếu tố khác. Không thể nói lên trên thác xuống dưới ghềnh.
2. a) Lên thác xuống ghềnh có nghĩa là: trải qua nhiều khó khăn, vất vả mới vượt qua được, tượng trưng cho nỗi gian truân, nguy hiểm.
b) Nhanh như chớp có nghĩa là: rất nhanh, thường để ví với tốc độ, hành động, sở dĩ nói nhanh như chớp là vì chớp là ánh sáng loé mạnh lên rồi tắt ngay, thường là rất nhanh.
II. Sử dụng thành ngữ
– Khi nói và viết, nếu biết vận dụng thành ngữ, câu văn câu thơ trở nên hàm súc, hình tượng và biểu cảm.
Ví dụ:
Non xanh nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.
(Hồ Chí Minh)
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.
(Tản Đà)
Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ…
Ví dụ:
+ Làm chủ ngữ:
Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi.
(Nguyễn Du)
+ Làm vị ngữ:
Yêu nhau bốc bải giần sàng,
Ghét nhau đũa ngọc mâm vàng bỏ đi.
(Ca dao)
+ Làm phụ ngữ cho cụm danh từ:
Tính nó ruột để ngoài da để ý làm gì.
+ Làm phụ ngữ cho cụm động từ:
Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.
(Nguyễn Du)
1. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ sau trong các câu sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” trong câu thơ trên có vai trò ngữ pháp là làm vị ngữ cho câu.
Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
(Tô Hoài)
Thành ngữ Tắt lửa tối đèn trong câu trên có vai trò ngữ pháp là làm phụ ngữ trong cụm động từ.
2. Cái hay của việc dùng thành ngữ trong hai câu trên là:
– Việc dùng thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” trong câu thơ của Hồ Xuân Hương giúp cho câu thơ có tính hình tượng cao. Và điều này cũng giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn thân phận ngưòi phụ nữ trong thời phong kiến
– Việc dùng thành ngữ “Tắt lửa tối đèn” trong câu văn của Tô Hoài giúp cho câu văn có tính hình tượng hoá và tính biểu cảm cao.
B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Bài này nêu ra hai yêu cầu:
– Tìm các thành ngữ trong các câu trích dẫn trong SGK, trang 145.
– Giải thích nghĩa các câu thành ngữ đó.
a) “Đến ngày lễ Tiền Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chang thiếu thứ gi”. (Bánh chưng, bánh dày)
Câu a có hai thành ngữ:
– Sơn hào hải vị (sơn: núi; hào: món ăn ngon từ động vật; hải: biển; vị: đặc tính của thức ăn, thức uông mà ta cảm thấy khi nếm): những món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển, quý và sang trọng.
– Nem công chả phượng (nem công: là loại nem bằng thịt chim công, chả phượng: là loại thịt bằng thịt chim phượng): những món ăn sang trọng, quý hiếm.
b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông… hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi… Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân…”
– Tứ cô vô thân: (tứ: bốn; cố: nhìn; vô: không; thân: thân thích): cô độc, lẻ loi, không có người thân thích, không nơi nương tựa.
– Khoẻ như voi: rất khoẻ.
c) Chốc đà mười mấy năm trời / Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
Câu thơ trên có một thành ngữ: Da mồi tóc sương, (da mồi: da mốc lốm đốm màu nâu nhạt như vẩy con đồi mồi; tóc sương: thường tượng trưng cho sự sống lâu): người già, tuổi cao.
2. Bài tập này yêu cầu các em kể vắn tắt các truyền thuyết về ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Con Rồng cháu Tiên
Tổ tiên người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân thuộc loài Rồng, con trai thần Long Nữ kết duyên cùng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông, giống Tiên ở vùng núi cao phương Bắc, sau đổ, Âu Cơ có mang và đẻ ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm con người. Lạc Long Quân vốn quen ở nước, nên đã cùng Âu Cơ chia năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Ếch ngồi đáy giếng
Một con ếch sống lẩu ngày trong một cái giếng, xung quanh là những con vật nhỏ bé. Nó cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó là chúa tể. Một năm nọ, trời mưa, nước dềnh lên, nước tràn, ếch được ra ngoài. Nó đi lại nghênh ngang không thèm để ý xung quanh nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Thầy bói xem voi
Xưa có năm ông thầy bói mù phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào. Các thầy quyết định chung tiền biếu người quản voi để được xem voi. Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi và đưa ra kết luận của riêng mình. Không ai chịu ai, thành ra đánh nhau toác đầu, chảy máu.
+ Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.
+ Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.
THAM KHẢO
Từ những câu thơ trên, nhà thơ đã gợi ra cho người đọc hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp hiện lên vô cùng gan dạ, mạnh mẽ. Họ là những người chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ. Họ chiến đấu vì lý tưởng của bản thân, hi sinh cho đất nước không tiếc tuổi thanh xuân. Họ là người con người dũng cảm, đáng để noi gương.
Tham khảo:
Đoạn thơ trên để lại ấn tượng sâu sắc trong ta về hình ảnh người lính, về hiện thực đau thương. Trogn bức tranh Lđất trời bốc lửa ấy", người lính hiện lên thật đẹp. Đô thành, quê hương tiếp thêm niềm tin ,sức mạnh cho họ. Những chàng trai trẻ mang theo khao khát, hi vọng và cả sự quyết tâm đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Nghiệp lớn và lòng trung với quê hương thôi thúc trái tim nhiệt huyết trong mỗi người lính. Gian khó không làm họ nản lòng. Càng trong gian khó, cái đẹp của người lính càng được khẳng định, ngợi ca. Dẫu cho thiếu thốn "rách tả tơi đôi giày" mà lòng vẫn kiên trung. Ta vô cùng khâm phục, vô cùng yêu quý những con người đã một lòng quyết tâm chống giặc đến cùng. Phai bạc áo hào hoa nhưng có một thứ áo mãi sáng là lòng yêu dành cho tổ quốc. Và để tiếp bước, tiếp thêm sức mạnh cho người lính lên đường dầu chông gai. Cở đỏ thắm rồi sẽ tiếp tục bay cao như niềm tin trong con người về một mai độc lập.