K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2021

a, Thể thơ: Tự do

b, Từ láy: nghi ngút, phất phơ, tả tơi

Từ Hán Việt: đô thành, hào hoa, vạn dặm

c, Không vì như vậy sẽ làm mất sắc thái biểu cảm của đoạn thơ

d, Người lính ra đi là ra chiến trường

1 tháng 7 2021

a)

- Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

b)

- Từ láy: nghi ngút, phất phơ.

- Từ Hán Việt: đô thành, anh hùng, vạn dặm, trường chinh, hào hoa.

c)

- Không thể thay thế các từ Hán Việt bằng các từ thuần Việt. Vì khi thay thế bằng các từ thuần Việt đoạn thơ sẽ mất đi hào khí hào hùng vốn có của một thời kì lịch sử, làm giảm sức hấp dẫn của bài thơ.

d)

- Hình ảnh người lính "ra đi", tức là họ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà sẵn sàng lên đường cứu nước với phong thái, tâm hồn đầy hào hoa, lãng mạn.

e)

- Đoạn trích thơ trên đã làm sống lại một thời kì hào hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Giữa lúc đất nước lâm nguy, lớp lớp thanh niên Hà thành đã lắng tai nghe thấy tiếng gọi tha thiết của Tổ quốc thân yêu, và rồi họ quyết chí lên đường, quyết hi sinh vì đất nước. Ta thật ngưỡng mộ trước lí tưởng sống cao đẹp ấy, các chiến sĩ đã sẵn sàng hi sinh vì nền độc lập, vì lí tưởng sống cao đẹp, họ bằng lòng chấp nhận xả thân cứu nước. Điều đó gợi cho ta suy nghĩ về thanh niên trẻ hiện nay - khi đất nước đã hòa bình. Ta hãy biết ơn các chiến sĩ và thể hiện trách nhiệm của một thanh niên yêu nước: sống bản lĩnh, kiên cường, phấn đấu xây dựng đất nước... Qua những hình ảnh đầy oai hùng, đoạn thơ quả đã gửi gắm hình ảnh thiết thực và bài học chân thành của tác giả.

2 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

 

Từ những câu thơ trên, nhà thơ đã gợi ra cho người đọc hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp hiện lên vô cùng gan dạ, mạnh mẽ. Họ là những người chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ. Họ chiến đấu vì lý tưởng của bản thân, hi sinh cho đất nước không tiếc tuổi thanh xuân. Họ là người con người dũng cảm, đáng để noi gương.

2 tháng 7 2021

Tham khảo:
Đoạn thơ trên để lại ấn tượng sâu sắc trong ta về hình ảnh người lính, về hiện thực đau thương. Trogn bức tranh Lđất trời bốc lửa ấy", người lính hiện lên thật đẹp. Đô thành, quê hương tiếp thêm niềm tin ,sức mạnh cho họ. Những chàng trai trẻ mang theo khao khát, hi vọng và cả sự  quyết tâm đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Nghiệp lớn và lòng trung với quê hương thôi thúc trái tim nhiệt huyết trong mỗi người lính. Gian khó không làm họ nản lòng. Càng trong gian khó, cái đẹp của người lính càng được khẳng định, ngợi ca. Dẫu cho thiếu thốn "rách tả tơi đôi giày" mà lòng vẫn kiên trung. Ta vô cùng khâm phục, vô cùng yêu quý những con người đã một lòng quyết tâm chống giặc đến cùng. Phai bạc áo hào hoa nhưng có một thứ áo mãi sáng là lòng yêu dành cho tổ quốc. Và để tiếp bước, tiếp thêm sức mạnh cho người lính lên đường dầu chông gai. Cở đỏ thắm rồi sẽ tiếp tục bay cao như niềm tin trong con người về một mai độc lập. 

2 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

 

Từ những câu thơ trên, nhà thơ đã gợi ra cho người đọc hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp hiện lên vô cùng gan dạ, mạnh mẽ. Họ là những người chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ. Họ chiến đấu vì lý tưởng của bản thân, hi sinh cho đất nước không tiếc tuổi thanh xuân. Họ là người con người dũng cảm, đáng để noi gương.

2 tháng 7 2021

cảm nhận về bài thơ chứ ko phải cảm nhận về hình ảnh của anh bộ đội nha em, ko đọc đề à ?

Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa Cả kinh kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả

1 tháng 1 2019

Các từ Hán Việt: anh hùng, vạn dặm, trường chinh, hào hoa

Tác dụng: Thể hiện sự trân trọng đối với những người chiến sĩ xuất thân từ Hà Nội, xuất thân từ những người trí thức hào hoa phong nhã. Hình ảnh các anh hiện lên thật lung linh kì ảo, lớn lao đẹp đẽ như những anh hùng trong cổ tích.

8 tháng 6 2023

Thuần Việt: đầu lòng, chị, em, tinh thần, mỗi, người, một, vẻ, mười.

=> Tác dụng: câu thơ giữ được vẻ đẹp giản dị riêng của người Việt, không quá gò bò theo từ nước khác và từ đó làm cho câu thơ hấp dẫn hay hơn.

Hán việt: tố nga, cốt cách, tuyết tinh thần, phân, vẹn.

=> Tác dụng: tăng ngữ điệu cho câu thơ thêm phần mượt mà, sắc sảo, từ ngữ đọc lên hay hơn và qua đó làm cho lời thơ dễ đi sâu vào lòng người đọc.

10 tháng 6 2019

- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).

Đoạn 2: Cho đoạn thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ? Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào? Câu 3: Các biện...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn thơ

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ?

Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào?

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nếu ý nghĩa của các biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Em biết câu thơ nào cũng được học trong chương trình ngữ văn 9 mà có hình ảnh “mặt trời” xuất hiện với cả hai nghĩa là mặt trời thực và mặt trời biểu tượng? Hãy chép câu thơ đó.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên có sử dụng câu ghép phân loại và phép thế.

16
8 tháng 5 2021

Đoạn 2:

Câu 1.

- Viếng lăng Bác – Viễn Phương

- Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những câu 7 hoặc 9 chữ (ví dụ càng tốt)

+ Thường mang nhịp 4/4, nhịp này tạo nên sự nhịp nhàng trong cách diễn tả cảm xúc

+ Có những dòng thơ bị mất một chữ hoặc thêm một chữ để nhấn mạnh khắc sâu thêm xúc cảm

Câu 2. Mạch cảm xúc vận động theo quá trình vào lăng viếng Bác

-         Khổ 1: Cảm xúc trước khi vào lăng

-         Khổ 2: Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng Viếng Bác

-         Khổ 3: Cảm xúc khi đứng trước di hài của Bác

-         Khổ 4: Cảm xúc khi tạm biệt ra về

Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng

-         Ẩn dụ mang ý nghĩa tạm thời.

+ “Mặt trời” Bác biểu trưng cho sự sống, cho sự bất tử vĩnh hằng và công lao to lớn của Bác.

+ “Tràng hoa” của niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn

-         Hoán dụ: 79 mùa xuân là 79 tuổi

-         Ẩn dụ: 79 cuộc đời đẹp như mùa xuân, đem gieo mầm sự sống muôn nơi.

Câu 4. Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của ẹm em nằm trên lưng

Câu 5.

- Vị trí đoạn thơ và nội dung chính: Cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác

- Hình ảnh vừa mang nét tả thực, vừa mang nét biểu tượng đã khắc họa thành công tầm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và cảu cả dân tộc

+ “Mặt trời” độc đáo, vừa mang tính tả thực cho mặt trời ban tự nhiên, mang sự sống vừa mang tính biểu tượng cho con người Bác Hồ…

+ Hình ảnh liên tưởng “dòng người đi trong thương nhớ - kết tràng hoa” gợi lên tấm lòng biết ơn vô hạn của mỗi người đối với Bác – con người nở hoa, cuộc đời nở hoa là những gì đẹp nhất có thẻ dâng lên Người.

- Câu thơ cuối tràn ra một trữ diễn tả cảm xúc căng đầy không thể kìm nén nên vụt ra ngoài các câu chữ.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.

''Quê hương anh nước mặn,đông chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi hai người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!''a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như...
Đọc tiếp

''Quê hương anh nước mặn,đông chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi hai người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!''

a) Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Viếc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?

b) Câu thơ thứ sau trong đoạn thơ trên có từ ''tri kỉ''. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ có từ ''tri kỉ''. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào?

    Về ý nghĩa và cách dùng từ ''tri kỉ'' trong hai câu thơ có điểm gì giống nhau và khác nhau?

c) Câu thơ thức bảy trong đoạn thơ trên là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu để phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.

Mình xin cảm ơn!

3
26 tháng 5 2021

a) Từ sai"hai" phải đổi thành"đôi"

=> Anh với tôi đôi người xa lạ

-Từ "hai"không thể hiện sắc thái biểu cảm của bài thơ.

b) Câu thơ có từ "tri kỉ":"Vầng trăng thành tri kỉ

-của bài thơ:"Ánh trăng"

-Giông nhau:Từ tri kỉ trong 2 bài thơ đều thể hiện người bạn thân thiết gắn bó

-Khác nhau:+ Ánh trăng: Tri kỉ thể hiện sự gắn bó giữa người và trăng

                    + Đồng chí: Là tình bạn gắn bó giữa người với người. Tình cảm ấy làm nên tình đồng đội,tình đồng chí vô cùng thiêng liêng của những người có cùng chung lí tưởng với nhau.

26 tháng 5 2021

c)Hai từ “Đồng chí" mới mẻ đó đã như là sự kết tinh, sự tụ hội những gì tốt đẹp và tinh hoa trong tình cảm xã hội của con người. Đồng chí là tri kỷ, nhưng cao hơn tri kỷ, mới hơn tri kỷ vì nó là tình cảm của một đội quân đông đảo những người chân đất áo nâu, nó là tình bạn chiến đấu của những người cách mạng.

 Câu c mình đưa ra gợi ý rồi đấy, nếu bạn chưa biết cách làm thì kết bạn và nhắn tin với mình nhé! mình chỉ cho:)))Chúc bạn học tốt

4 tháng 8 2017

   + Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.

    + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.