K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2018

Tôi vừa vọt vào nhà, thì từ sau cửa bếp, một cái đầu ló ra ngó tôi, rồi thụt vô nhanh chóng, một nhỏ con gái trạc tuổi tôi, gầy quắt. Mẹ đẩy vai tôi: “Chào Đẹt đi con. Đẹt sẽ phụ mẹ việc nhà”. Rồi mẹ quay sang Đẹt, nhẹ nhàng: “Cháu đi tắm, rồi ra ăn cơm!”.

Mẹ đi làm, dặn nó nấu cơm trước. Chiều, từ sau bếp khói đùn lên nhà trước mù mịt. Mây cành bông giấy ngoài vườn xơ xác. Không biết dùng nồi cơm điện, Đẹt ra vườn “hái củi” rồi lôi cái bếp lò cũ rích trong góc ra chụm lửa. Cả ngày chủ nhật, mẹ chỉ bảo Đẹt cách dùng bếp gas, nồi cơm điện, máy giặt… Nó lắng nghe, rồi làm theo. Chẳng giỏi giang gì, nhưng cũng xuôi lọt.

Một buổi tối, tôi bắt gặp cảnh tượng kì lạ: Một cái bóng còm nhom đang nhảy chồm chồm trong chậu đầy ắp quần áo bẩn ở sân sau. Nước và bọt xà bông văng tung tóe. Tôi cười sằng sặc. Cái bóng quay phắt lại, luống cuống. Tôi trỏ tay về cái máy giặt: “Đồ khờ! sao không bỏ vô máy?”. Nhỏ Đẹt cặp thau quần áo vào hông, lệch người đi tới máy giặt. Ngang qua tôi, mắt nó liếc gườm gườm. Ánh nhìn đượm cáu kỉnh, giận dỗi và có cả lạc lõng.

Tôi có một cái túi hình con mèo, bằng len đan rất xinh. Bên trong tôi cất kẹp tóc, dây nơ, một thỏi son trẻ con và cả ít tiền dành dụm. Nhưng một hôm, con mèo bằng len biến mất. Sau khi xáo tung cả căn phòng, tôi ngồi thừ đoán: “Chắc nhỏ Đẹt chôm rồi!”. Tôi lao xuống méc mẹ. “Bình tĩnh nào con!” — Mẹ nhắc nhở, dắt tôi xuống bếp, nơi có cái giường của Đẹt. Trước câu hỏi nhẹ nhàng của mẹ lẫn cái nhìn cáu kỉnh của tôi, Đẹt im sững. Rồi nó lắc đầu. “Nói dối!” – Tôi gào lên, chạy tới bới tung đốngđồ cũ kĩ nhàu nát của Đẹt. Chẳng có gì cả. “Con thấy chưa! Đẹt không lấy! Xin lỗi Đẹt mau!” – Mẹ nghiêm giọng trước khi rời bếp. Tôi vùng tay chạy về phòng. Lúc ngang qua cửa, nơi Đẹt đứng, tôi ngã văng ra đất. Nhỏ Đẹt đã đưa chân ngáng đường.

Đẹt nhào tới ngồi lên cắng chân tôi, quai tay thụi vào bụng. Tôi nhỏm dậy túm tay nó, cắn một phát vào tai, rồi hét lanh lảnh. Mẹ chạy xuống gổ hai đứa ra. “Nó đánh con trước!” – Tôi òa khóc. Ánh nhìn trong mắt nhỏ Đẹt tối sẫm lại.

Kể từ đó cứ vài bữa tôi và Đẹt lại lao vào đánh nhau. Mặt hai đứa liên tiếp xuất hiện các vết bầm tím. Tôi coi nó như kẻ thù.

Mẹ nói chuyện riêng với tôi, rồi với Đẹt, nhưng chẳng ăn thua. Cuối cùng, mẹ đành gửi Đẹt về nhà. Nó lên thành phố sao, nó về quê vậy. Nhất định không mặc bộ đồ mẹ mới may cho. Khi cánh cổng sắt đóng lại, tôi thở phào nhẹ nhõm.

Ít lâu sau, khi lấy gạo nấu cơm, tôi phát hiện dưới đáy thùng gạo có vật cồm cộm. Cái túi len con mèo. Bên trong, tất cả còn nguyên. Nhưng ngăn đựng tiền thì thêm một tờ lịch, phía sau viết nguệch ngoạc: “Bữa đó lau phòng mày, tao lượm được cái túi. Thấy dơ quá, tao mang xuống tính cho vô máy giặt. Nhưng mày đã nghĩ xấu về tao. Tao buồn quá. Tao không thèm đánh lộn với mày. Nhưng tao thấy đánh lộn cũng vui, vì có ai đó nghĩ tới mình. Dù nghĩ tới để ghét. Tờ lịch đúng ngày nhỏ Đẹt về quê. Tôi ngồi im, muốn khóc. Nhiều khi ta cứ mải mê với nỗi khổ sở nhỏ nhoi của mình nên chẳng nhìn thấy ngay gần bên, có người bạn thật buồn khổ, cô độc.

k mk ha

25 tháng 2 2018

Tôi được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ tôi đã luôn dặn tôi rằng phải cố gắng học tập, không được thua bạn nào cả, có như vậy sau này tôi sẽ không khổ giống bố mẹ tôi bây giờ. Tôi đã làm theo lời bố mẹ, suốt ngày tôi chỉ học và đọc sách, tôi không muốn nói chuyện với ai vì tôi cảm thấy như vậy sẽ lãng phí thời gian. Trên lớp, ngoài thời gian học tôi lại ngồi đọc sách và đọc truyện, tôi không mấy khi quan tâm đến các bạn xung quanh tôi đang làm gì, họ hỏi gì thì tôi nói nấy. Vì vậy nên năm nào tôi cũng đứng nhất lớp và tôi không chơi với bạn nào cả. Nhiệm vụ chính của tôi là học tập, tôi đã nghĩ như vậy!

Cho đến một ngày, có một bạn mới chuyển vào lớp tôi. Lần đầu bạn ấy vào lớp cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Trang ở lớp A2 chuyển sang. Nhìn bạn ấy hiền quá, tôi thấy tò mò không biết bạn ấy học có giỏi không? Vì tôi không thích ai học giỏi hơn tôi cả. Thật bất ngờ khi cô giáo bảo bạn ấy ngồi gần tôi, cô dặn tôi phải giúp đỡ bạn ấy học tập.

Giờ ra chơi buổi học hôm ấy, vẫn thói quen cũ tôi ngồi đọc sách. Thật ngạc nhiên khi Trang cũng không ra chơi, cứ ngồi bên cạnh nhìn tôi một lúc lâu, thấy vậy tôi quay sang hỏi “bạn nhìn gì vậy”, Trang mỉm cười nói “đó là quyển sách tớ thích nhất, tớ đã từng ước mơ mình được đọc nó dù chỉ một lần”. Thì ra Trang rất thích quyển sách tôi đang đọc, tôi cũng rất thích nó. Tôi nói với Trang “nếu bạn thích thì đọc xong tớ sẽ cho bạn mượn”. Trang cười nhẹ “thật nhé!”. Cuối giờ tôi đưa sách cho Trang, bạn ấy cảm ơn tôi rồi phấn khởi cho sách vào cặp. Sáng hôm sau đến lớp Trang kể cho tôi nghe về quyển sách đó, rồi kể cho tôi nghe về gia đình Trang. Thì ra, Trang còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn tôi, bạn ấy không có bố mẹ và ở với bà nội. Sách vở bạn ấy có là do hàng xóm khuyên góp và tặng lại. Trang rất thích đọc sách nhưng lại không có tiền để mua. Nghe Trang tâm sự tôi thấy bạn ấy vừa đáng thương vừa đáng khâm phục.

Từ đó, tôi và Trang chơi rất thân với nhau. Chúng tôi cùng nhau học tập, tôi học giỏi nên tôi sẽ dạy cho Trang những kiến thức mà tôi biết, và cho Trang mượn những cuốn sách tôi đã đọc xong rồi. Cuối tuần được nghỉ tôi thường sang nhà Trang chơi và giúp đỡ bà nội của Trang nhổ tóc sâu. Chúng tôi hợp nhau đến từng sở thích về món ăn, đọc sách và nghe nhạc nữa. Đối với tôi, Trang là một người bạn tốt và vô cùng đáng mến. Thực sự thì chưa bao giờ tôi cảm thấy tâm trạng mình lại thoải mái đến thế, tôi đã lắng nghe nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn. Từ ngày có Trang là bạn, tôi không còn ngồi một mình một góc nữa. Đến giờ ra chơi, chúng tôi ra sân chơi nhảy dây, kéo co với các bạn rất vui. Trang đã làm cho tôi thay đổi, bạn ấy nói với tôi rằng “dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn luôn phải cười vui vẻ”. Tôi đã thay đổi cách suy nghĩ từ khi chơi với Trang. Bạn ấy đã khiến cuộc sống của tôi thú vị hơn rất nhiều, tôi thấy mình sống thoải mái hơn và cười nhiều hơn. Cảm ơn Trang đã là bạn của tôi.

Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Trang, và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững.

8 tháng 5 2018

 Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

   Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

   Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

 Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi.



 

8 tháng 5 2018

tiếng việt lớp 5 từ khi nào có bài này thế ?mình học hết lớp rồi mà chẳng thấy bài nào như vậy

16 tháng 7 2018

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 - lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học . Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.
Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay em còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.
Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.
Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương...”.
Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô - người mẹ đã đưa em đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.
mk tự lam 100% còn lưu trong world cop ra cho các bạn tham khảo

16 tháng 7 2018

chép sách được ko bn

8 tháng 5 2018

Những năm tháng tuổi thơ được học dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều bạn tốt. Bạn nào cùng dễ thương và đáng mến nhưng em thích rất là bạn Thuỳ Dung.

Thuỳ Dung năm nay tròn mười tuổi, bằng tuổi em. Dáng người bạn nhỏ nhắn, đi đứng nhanh nhẹn. Bạn có khuôn mặt tròn trĩnh trông rất dễ thương. Đôi mắt bồ câu đen láy sáng long lanh. Đôi mắt ấy biết buồn, cười, biết thông cảm với bạn bè xung quanh. Đôi môi đỏ như son luôn nở nụ cười tươi như hoa. Mái tóc của Thuỳ Dung đen nhánh và dài như suối xõa xuống bờ vai tròn trịa trông thật đáng yêu.

Hằng ngày, Thuỳ Dung đến trường với bộ đồng phục quen thuộc váy xanh, áo trắng. Chiếc khăn quàng đỏ trên vai như cánh bướm. Thuỳ Dung nói năng rất nhỏ nhẹ, tính tình hiền lành, chan hoà với mọi người, luôn giúp đỡ những bạn học yếu. Có điều gì bạn bè không hiểu, Dung đều tận tình giúp đỡ. Trong giờ học Dung thường phát biểu ý kiến xây dựng bài. Bài làm của Dung luôn đạt điểm cao.

Ở trường, Dung là một học sinh giỏi, về nhà, Dung là một người con ngoan Dung giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, hướng dẫn cho em học. Có lần Dung tâm sự: “Cha mẹ phải làm việc vất vả để cho mình ăn học, mình phải học giỏi và ngoan ngoãn để cha mẹ vui lòng”.

Thuỳ Dung đã đế lại trong lòng bạn bè nhiều ấn tượng tốt đẹp. Bạn là tấm gương tốt cho các bạn noi theo. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt đế xứng đáng là bạn thân của Thuỳ Dung. Sống trên đời ai cũng cần phải có 1 người bạn thân !!!   

Mỗi ngày đến trường, ta được tiếp thu biết bao tri thức, bao hiểu biết, mà người cung cấp cho chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta những điều ấy không ai khác chính là những người thầy, người cô giáo của ta. Trong suốt những năm tháng đi học, tôi đã được học và tiếp xúc với bao người giáo viên đáng kính. Tuy nhiên, có lẽ người giáo viên để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là thầy Lâm, thầy giáo chủ nhiệm của tôi.

Thầy Lâm năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, ở thầy là sự chững chạc, nghiêm nghị của một người đàn ông trong độ tuổi tứ tuần. Thầy có dáng người cao, hơi gầy cùng với làn da màu bánh mật khiến thầy trông đầy khỏe khoắn . Khuôn mặt thầy vuông chữ điền, mái tóc thầy đen óng, được cắt tỉa gọn gàng, trên mái tóc ấy đã xuất hiện một vài sợi tóc sâu lấm tấm do dấu hiệu tuổi tác. Vầng trán thầy cao như trán Bác Hồ, phía dưới là đôi mắt đen, sáng , đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến, ấm áp. Đặc biệt thầy có chiếc răng khểnh nên mỗi khi thầy cười, chiếc răng khểnh lại lộ ra trông rất duyên cùng với hai má lúm đồng tiền lúc nào cũng rặng rỡ.

Trang phục hàng ngày của thầy đầy lịch lãm và nghiêm túc. Mỗi sáng đến trường, thầy đều mặc những chiếc áo sơ mi nhạt màu cùng quần âu đen, khi trường có lễ hội, thầy lại khoác lên mình những bộ vest, phối cùng những chiếc ca-la-vát đầy nam tính và lịch lãm. Thầy có giọng nói ấm áp mà dõng dạc. Khi giảng bài, thầy nói to, rõ ràng từng phần kiến thức, giúp chúng tôi tiếp thu bài nhanh hơn. Thầy là một người khá nghiêm túc trong công việc, thầy luôn cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho học trò, chỗ nào chúng tôi khônghiểu, thầy đều sẵn sàng giảng giải. Dường như niềm vui của thầy là được nhìn thấy học trò tiếp thu được tri thức, hiểu biết. Bên ngoàicông việc, thầy lại giống như một người bạn của chúng tôi vậy. 

Thầy hay cười và rất vui tính, thầy luôn yêu thương chúng tôi, trò chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi những lời khuyên chân thành khi có ai đó gặp khó khăn. Những giờ học của thầy bên cạnh được tiếp thu kiến thức, thầy thường đan xen kể những câu chuyện vui để giờ học bớt căng thẳng và bầu không khí được sôi nổi hơn. Lớp tôi ai cũng yêu quý thầy, thầy như người bố thứ hai, như người bạn của chúng tôi vậy. Thầy giáo của chúng tôi luôn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, sự nhiệt huyết với nghề và tình yêu thươngsâu sắc với học trò.

Cuộc đời chúng ta sẽ gặp qua rất nhiều người, mỗi người sẽ có một ý nghĩa sâu sắc với ta. Với tôi, thầy Lâm là một người giáo viên mà tôi luôn kính trọng và yêu quý. Tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này trở thành một người học trò mà thầy có thể tự hào.
 

31 tháng 1 2018

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.

31 tháng 1 2018

Mỗi khi hè đến, ve kêu trên những tán phượng hồng thắm và cái nóng oi bức trải dài gay gắt trên con đường nhỏ, lòng tôi lại thấy nao nao, nhớ người bạn cũ ba năm trước. Tôi đã quen và thân với Nhài trong một mùa hè như thế.
Hè đó tôi được mẹ đưa về quê thăm bà ngoại. Thăm bà thì rất thích, nhưng tôi vẫn buồn vì chẳng ai đánh bạn với tôi. Trẻ con làng hình như lạnh lùng với trẻ con thành phố vậy. Vừa đặt chân về làng tôi đã bắt gặp cái cây chuối già đầu làng xù xì, im lìm như cau có với đứa con gái thành phố khó ưa. Có lẽ trông tôi khó ưa thật. Mặt ỉu xìu, chân lê bước khó nhọc. Tôi bị say xe, lại phải đi bộ từ bến xe về làng, có đến bốn cây số chứ ít gì!

Làng vào trưa thật yên tĩnh, chỉ trừ mấy con chim chích hay se sẻ gì đó thì cứ nhảy nhót, lích chích luôn mồm, cứ thấy xe bò chở lúa, chở rơm là lại sà xuống đường nhặt hạt thóc rơi vãi. Mấy ngày sau đó tôi chỉ nằm trong nhà, hoặc mắc võng nằm chơi trong vườn. Có lẽ tôi sẽ qua một mùa hè được bà yêu chiều, nhưng buồn vì không có bạn, nếu như không có một hôm xảy ra một sự kiện đáng nhớ.
Tôi đang nằm ăn khế ngọt ngoài vườn và thưởng thức tiếng chim, thì có một cô bé trạc tuổi tôi cùng một thằng nhóc bé hơn đến nhà bà tôi và gọi í ới:
— Bà Liễu có nhà không ạ? Bà ơi! Cháu là Nhài và Hòa đây ạ.
Bà tôi đáp, rồi họ nói gì tôi chẳng nghe rõ. Được một lúc bà gọi tôi:
— Cún ơi! Cháu lấy cái rổ con cho chị em nó mượn này.
Tôi vừa cau có vì bị làm phiền vừa hơi bực trước bọn nó mà bị gọi là “Cún” vừa đứng dậy đi vào bếp lấy rổ. Tôi ra đã thấy chúng đứng đó rồi. Tôi hơi sẩng: “RỔ đây”. Thằng Hòa có vóc người nhỏ bé núp sau lưng chị. Còn Nhài có dáng người tầm thước, da bánh mật, thân hình chắc nịch nhưng vừa vặn, mái tóc nâu đỏ vì cháy nắng, nhưng dài và cặp gọn sau gáy. Nhài trông khỏe mạnh hơn tôi nhiều. Nó đỡ lấy cái rổ rồi dắt em ra cổng. Nghe bà hỏi sao không ở lại chơi, nó cười và nghĩ thế nào, nó quay lại. Tôi nghĩ: “Cũng khá bạo dạn và tự nhiên đấy”. Nhài chạy lại chỗ tôi, cầm tay tôi khẽ lắc:
— Chị Liên ơi! Em là Nhài. Chị đi chơi với em đi. Rồi chị kể chuyện thành phố cho chúng em nghe nhé, em thèm được lên thành phố lắm.
Nó nói một lèo khiến tôi hơi bối rối. Tôi bảo nó mình bằng tuổi nhau thì cứ gọi là bạn và nó tươi cười đồng ý, để lộ ra hàm răng trắng, có một chiếc khểnh rất xinh. Chúng tôi đã quen nhau như vậy.
Chiều hôm đó, tôi mới thấy hết vẻ đẹp của quê mình - qua lời giới thiệu và qua mắt nhìn của Nhài. Nhài dẫn tôi đi xem cánh đồng, con mương... Vào hè lúa chẳng còn xanh, nắng chói chiếu xuống, cùng gió lùa, lúa nghiêng mình như sóng và vàng óng như mật ong... Tất cả giản dị thôi, nhưng có được những thành quả đó là bao công sức của dân làng khai phá và bảo vệ. Nghe nói trong đó người đầu tiên đổ mồ hôi, công sức là cụ tổ dòng họ nhà Nhài. Cũng nghe Nhài kể có cả xương máu của dân làng thời chống đế quốc Pháp và Mĩ, trong đó có liệt sĩ Hoàng Văn Long là ông nội của Nhài. Giọng Nhài vừa đằm thắm vừa xiết bao tự hào. Đến đình làng, nơi được công nhận là di tích lịch sử chống Pháp, Nhài dẫn tôi đến một cây gạo lâu đời lắm rồi, nghe nói thiêng lắm, ai cầu gì cũng toại nguyện. Tôi không tin lắm nhưng cũng đến trước cây gạo cầu cho mình
học giỏi. Còn Nhài lại cầu cho hai đứa tôi, sẽ luôn được chơi với nhau vào mỗi mùa hè sau. Nhìn vẻ mặt chân tình, nghe lời cầu đó của Nhài tôi rưng rưng lệ.
Rồi hai đứa đi hái hoa sen, trên hồ sen rộng. Ngồi trên thuyền len lách giữa các cây sen, thả hồn theo những cánh sen hồng thơm ngát, tôi thấy lòng mình thanh thản lạ kì. Lần đầu tiên trong đời tôi được tận tay hái những bông sen đẹp như cổ tích mà trước đây tôi chỉ được nhìn, chỉ biết trong những trang sách, trên màn hình ti vi. Nhài còn dẫn tôi đi mò cua, câu cá. Cũng lội bì bõm, nhưng tôi chỉ là người xách giỏ. Thế mà cuối buổi tôi cũng được chia phần, nào cua, nào cá rô. Bữa ấy bà cháu có canh cua và cá rô ron rán. Tôi ăn ngon miệng hơn bất cứ bữa tiệc nào trên thành phố! Nhài và tinh bạn của Nhài làm cho những ngày hè của tôi hấp dẫn biết bao, bạn làm tôi cảm nhận được hết vẻ đẹp của đồng quê. Nhịp sống ồn ào, hối hả trên thành phố làm con người mệt mỏi. về quê, khi đã thực sự hòa nhập với hương dồng gió nội, với những con người như những bông sen, người ta mới thấy thế nào là cuộc sống đẹp. Cảm ơn Nhài!
Một buổi chiều, những vạt nắng vàng dần nhạt, tôi giúp Nhài bó rạ, rồi cầm nón cho Nhài gánh rạ về, nghe Nhài kể về gia đình mình. Mẹ Nhài mất sớm, Nhài sống với người cha cùng đứa em nhỏ. Người cha ốm yếu, bệnh tật mà vẫn phải quanh năm đồng áng vất vả lắm ba cha con mới không bị đứt bữa. Nhài vừa đi học vừa chăm sóc em, cơm nước, lại trồng rau, nuôi lợn, gà phụ thêm chi phí cuộc sống với cha. Thiếu tình thương của mẹ nhưng Nhài vẫn cố vươn lên học giỏi và chăm ngoan. Nhài cứ luôn chân, luôn tay. Cho nên, nói là đi chơi, thực ra tôi theo Nhài đi làm những việc Nhài làm thường ngày. Gánh nặng gia đình làm Nhài nhẫn nại ghé đôi vai bé nhỏ gánh cùng cha. Nhài như một thiên thần bé nhỏ đáng kính phục mà tôi đọc trong cổ tích.
Một hôm, biết ngày mai là phiên chợ huyện, hôm nay thể nào Nhài cũng đi hái hoa sen để mai đem bán, tôi sang nhà Nhài để được cùng Nhài ra đầm sen. Từ ngoài tôi đã nghe tiếng Nhài khóc. Bố Nhài đang nghiến răng quật vào lưng Nhài bằng chiếc roi cày. Tôi vừa khóc vừa chạy về nhà kéo bà tôi sang can ngăn, Nhài mới thoát đòn. Hỏi bà, tôi mới biết: Bố Nhài vì nghèo khổ, túng thiếu lại bệnh tật nên dễ phật ý. Có khi Hòa, em Nhài, chẳng có lỗi gì, buồn bực đâu đó ông cũng quát mắng, đánh hai con. Nhài thương em chịu đòn thay tất, nhưng Nhài vẫn thương bố không bao giờ bị đòn oan mà giận bô' vì bạn hiểu bố khổ quá nên trái tính. Nhài kể có lần đánh con rồi, đêm các con ngủ yên bố ngồi hút thuô'c lào và thầm lặng khóc. Càng hiểu hoàn cảnh của Nhài, tôi càng cảm phục và yêu thương người bạn nghèo mà giàu nghị lực. Nghe Nhài kể chuyện và nhìn Nhài cười không thể biết được Nhài khổ đến vậy.
Một tuần sau tôi không gặp Nhài vì cùng bà đi thăm dì Thu lấy chồng ở làng bên. Hôm tôi về Nhài có ý trông đợi, thoáng thấy tôi bạn liền chạy đến, khóc nức nở và đưa tặng tôi một chậu cây nhỏ. Chị em Nhài phải theo cha đi vào Tây Nguyên. Cha Nhài sẽ làm ở trang trại cà phê của chú Nhài, mong kinh tế gia đình có thể khá lên được. Nhà cửa, rộng vườn cha đã bán xong cả rồi.
Nhài đi được một vài hôm thì tôi cũng về thành phố, hè đã gần hết, tôi phải về chuẩn bi vào năm học mới. Cây hoa nhài bạn cho tôi chăm đã lớn, mùa nào cũng nở hoa, những bông hoa trắng muốt, trong trắng và bình dị như người bạn của tôi. Tôi học bà ướp trà nhài để lúc nào uống trà cũng nhớ đến Nhài.
Tôi có nhiều bạn thân nhưng chẳng có ai như Nhài. Trước khi quen Nhài làm việc gì khó tôi cũng hay nản lòng. Nhài cho tôi thấy phải biến nước mắt thành nụ cười. Tình bạn của chúng tôi như hương nhài thầm lặng và thơm lây.

K NHA!!!

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

   Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

   - Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

   - Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

   Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

   - Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

   Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

:D

31 tháng 1 2018

Bài làm
Mỗi khi hè đến, ve kêu trên những tán phượng hồng thắm và cái nóng oi bức trải dài gay gắt trên con đường nhỏ, lòng tôi lại thấy nao nao, nhớ người bạn cũ ba năm trước. Tôi đã quen và thân với Nhài trong một mùa hè như thế.
Hè đó tôi được mẹ đưa về quê thăm bà ngoại. Thăm bà thì rất thích, nhưng tôi vẫn buồn vì chẳng ai đánh bạn với tôi. Trẻ con làng hình như lạnh lùng với trẻ con thành phố vậy. Vừa đặt chân về làng tôi đã bắt gặp cái cây chuối già đầu làng xù xì, im lìm như cau có với đứa con gái thành phố khó ưa. Có lẽ trông tôi khó ưa thật. Mặt ỉu xìu, chân lê bước khó nhọc. Tôi bị say xe, lại phải đi bộ từ bến xe về làng, có đến bốn cây số chứ ít gì!

Làng vào trưa thật yên tĩnh, chỉ trừ mấy con chim chích hay se sẻ gì đó thì cứ nhảy nhót, lích chích luôn mồm, cứ thấy xe bò chở lúa, chở rơm là lại sà xuống đường nhặt hạt thóc rơi vãi. Mấy ngày sau đó tôi chỉ nằm trong nhà, hoặc mắc võng nằm chơi trong vườn. Có lẽ tôi sẽ qua một mùa hè được bà yêu chiều, nhưng buồn vì không có bạn, nếu như không có một hôm xảy ra một sự kiện đáng nhớ.
Tôi đang nằm ăn khế ngọt ngoài vườn và thưởng thức tiếng chim, thì có một cô bé trạc tuổi tôi cùng một thằng nhóc bé hơn đến nhà bà tôi và gọi í ới:
— Bà Liễu có nhà không ạ? Bà ơi! Cháu là Nhài và Hòa đây ạ.
Bà tôi đáp, rồi họ nói gì tôi chẳng nghe rõ. Được một lúc bà gọi tôi:
— Cún ơi! Cháu lấy cái rổ con cho chị em nó mượn này.
Tôi vừa cau có vì bị làm phiền vừa hơi bực trước bọn nó mà bị gọi là “Cún” vừa đứng dậy đi vào bếp lấy rổ. Tôi ra đã thấy chúng đứng đó rồi. Tôi hơi sẩng: “RỔ đây”. Thằng Hòa có vóc người nhỏ bé núp sau lưng chị. Còn Nhài có dáng người tầm thước, da bánh mật, thân hình chắc nịch nhưng vừa vặn, mái tóc nâu đỏ vì cháy nắng, nhưng dài và cặp gọn sau gáy. Nhài trông khỏe mạnh hơn tôi nhiều. Nó đỡ lấy cái rổ rồi dắt em ra cổng. Nghe bà hỏi sao không ở lại chơi, nó cười và nghĩ thế nào, nó quay lại. Tôi nghĩ: “Cũng khá bạo dạn và tự nhiên đấy”. Nhài chạy lại chỗ tôi, cầm tay tôi khẽ lắc:
— Chị Liên ơi! Em là Nhài. Chị đi chơi với em đi. Rồi chị kể chuyện thành phố cho chúng em nghe nhé, em thèm được lên thành phố lắm.
Nó nói một lèo khiến tôi hơi bối rối. Tôi bảo nó mình bằng tuổi nhau thì cứ gọi là bạn và nó tươi cười đồng ý, để lộ ra hàm răng trắng, có một chiếc khểnh rất xinh. Chúng tôi đã quen nhau như vậy.
Chiều hôm đó, tôi mới thấy hết vẻ đẹp của quê mình - qua lời giới thiệu và qua mắt nhìn của Nhài. Nhài dẫn tôi đi xem cánh đồng, con mương... Vào hè lúa chẳng còn xanh, nắng chói chiếu xuống, cùng gió lùa, lúa nghiêng mình như sóng và vàng óng như mật ong... Tất cả giản dị thôi, nhưng có được những thành quả đó là bao công sức của dân làng khai phá và bảo vệ. Nghe nói trong đó người đầu tiên đổ mồ hôi, công sức là cụ tổ dòng họ nhà Nhài. Cũng nghe Nhài kể có cả xương máu của dân làng thời chống đế quốc Pháp và Mĩ, trong đó có liệt sĩ Hoàng Văn Long là ông nội của Nhài. Giọng Nhài vừa đằm thắm vừa xiết bao tự hào. Đến đình làng, nơi được công nhận là di tích lịch sử chống Pháp, Nhài dẫn tôi đến một cây gạo lâu đời lắm rồi, nghe nói thiêng lắm, ai cầu gì cũng toại nguyện. Tôi không tin lắm nhưng cũng đến trước cây gạo cầu cho mình
học giỏi. Còn Nhài lại cầu cho hai đứa tôi, sẽ luôn được chơi với nhau vào mỗi mùa hè sau. Nhìn vẻ mặt chân tình, nghe lời cầu đó của Nhài tôi rưng rưng lệ.
Rồi hai đứa đi hái hoa sen, trên hồ sen rộng. Ngồi trên thuyền len lách giữa các cây sen, thả hồn theo những cánh sen hồng thơm ngát, tôi thấy lòng mình thanh thản lạ kì. Lần đầu tiên trong đời tôi được tận tay hái những bông sen đẹp như cổ tích mà trước đây tôi chỉ được nhìn, chỉ biết trong những trang sách, trên màn hình ti vi. Nhài còn dẫn tôi đi mò cua, câu cá. Cũng lội bì bõm, nhưng tôi chỉ là người xách giỏ. Thế mà cuối buổi tôi cũng được chia phần, nào cua, nào cá rô. Bữa ấy bà cháu có canh cua và cá rô ron rán. Tôi ăn ngon miệng hơn bất cứ bữa tiệc nào trên thành phố! Nhài và tinh bạn của Nhài làm cho những ngày hè của tôi hấp dẫn biết bao, bạn làm tôi cảm nhận được hết vẻ đẹp của đồng quê. Nhịp sống ồn ào, hối hả trên thành phố làm con người mệt mỏi. về quê, khi đã thực sự hòa nhập với hương dồng gió nội, với những con người như những bông sen, người ta mới thấy thế nào là cuộc sống đẹp. Cảm ơn Nhài!
Một buổi chiều, những vạt nắng vàng dần nhạt, tôi giúp Nhài bó rạ, rồi cầm nón cho Nhài gánh rạ về, nghe Nhài kể về gia đình mình. Mẹ Nhài mất sớm, Nhài sống với người cha cùng đứa em nhỏ. Người cha ốm yếu, bệnh tật mà vẫn phải quanh năm đồng áng vất vả lắm ba cha con mới không bị đứt bữa. Nhài vừa đi học vừa chăm sóc em, cơm nước, lại trồng rau, nuôi lợn, gà phụ thêm chi phí cuộc sống với cha. Thiếu tình thương của mẹ nhưng Nhài vẫn cố vươn lên học giỏi và chăm ngoan. Nhài cứ luôn chân, luôn tay. Cho nên, nói là đi chơi, thực ra tôi theo Nhài đi làm những việc Nhài làm thường ngày. Gánh nặng gia đình làm Nhài nhẫn nại ghé đôi vai bé nhỏ gánh cùng cha. Nhài như một thiên thần bé nhỏ đáng kính phục mà tôi đọc trong cổ tích.
Một hôm, biết ngày mai là phiên chợ huyện, hôm nay thể nào Nhài cũng đi hái hoa sen để mai đem bán, tôi sang nhà Nhài để được cùng Nhài ra đầm sen. Từ ngoài tôi đã nghe tiếng Nhài khóc. Bố Nhài đang nghiến răng quật vào lưng Nhài bằng chiếc roi cày. Tôi vừa khóc vừa chạy về nhà kéo bà tôi sang can ngăn, Nhài mới thoát đòn. Hỏi bà, tôi mới biết: Bố Nhài vì nghèo khổ, túng thiếu lại bệnh tật nên dễ phật ý. Có khi Hòa, em Nhài, chẳng có lỗi gì, buồn bực đâu đó ông cũng quát mắng, đánh hai con. Nhài thương em chịu đòn thay tất, nhưng Nhài vẫn thương bố không bao giờ bị đòn oan mà giận bô' vì bạn hiểu bố khổ quá nên trái tính. Nhài kể có lần đánh con rồi, đêm các con ngủ yên bố ngồi hút thuô'c lào và thầm lặng khóc. Càng hiểu hoàn cảnh của Nhài, tôi càng cảm phục và yêu thương người bạn nghèo mà giàu nghị lực. Nghe Nhài kể chuyện và nhìn Nhài cười không thể biết được Nhài khổ đến vậy.
Một tuần sau tôi không gặp Nhài vì cùng bà đi thăm dì Thu lấy chồng ở làng bên. Hôm tôi về Nhài có ý trông đợi, thoáng thấy tôi bạn liền chạy đến, khóc nức nở và đưa tặng tôi một chậu cây nhỏ. Chị em Nhài phải theo cha đi vào Tây Nguyên. Cha Nhài sẽ làm ở trang trại cà phê của chú Nhài, mong kinh tế gia đình có thể khá lên được. Nhà cửa, rộng vườn cha đã bán xong cả rồi.
Nhài đi được một vài hôm thì tôi cũng về thành phố, hè đã gần hết, tôi phải về chuẩn bi vào năm học mới. Cây hoa nhài bạn cho tôi chăm đã lớn, mùa nào cũng nở hoa, những bông hoa trắng muốt, trong trắng và bình dị như người bạn của tôi. Tôi học bà ướp trà nhài để lúc nào uống trà cũng nhớ đến Nhài.
Tôi có nhiều bạn thân nhưng chẳng có ai như Nhài. Trước khi quen Nhài làm việc gì khó tôi cũng hay nản lòng. Nhài cho tôi thấy phải biến nước mắt thành nụ cười. Tình bạn của chúng tôi như hương nhài thầm lặng và thơm lâu.

9 tháng 6 2016
Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được người ta dạy rằng “Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình”, và câu nói đó đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp 2. Năm học này của tôi, nó có một điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu ta tạo cho tôi một cảm giác gì đó thật khó hiểu, có lẽ bởi vì trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn một ít buồn bã, cậu ta có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, khi cậu ta là người ngồi cùng một bàn với tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu ta, nhưng có vẻ mọi cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán ngấy cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là những suy nghĩ ko mấy hay ho về cậu. 
Và rồi một ngày nọ, người thầy của chúng tôi đã trao cho chúng tôi một nhiệm vụ, đó là làm một bài thuyết trình về môn Hóa, một môn mà tôi ẹ nhất, và cũng là môn mà cậu ta đứng trong hàng top của trường. Tôi đành phải đến nhà cậu ta để cùng làm bài thuyết trình này, và việc này đã vô tình giúp tôi và cậu ta trở thành những người bạn thân thiết, hoặc hơn cả thế. 

Tôi đến nhà cậu, trong một buổi chiều thu, khi những chiếc lá mang sắc vàng đang dần dần rơi xuống và che phủ lấy con đường đi. Theo sự hướng dẫn của cậu, tôi đã tìm ra địa điểm mà mình cần đến, nó nằm trên một con phố nhỏ hẹp, vắng vẻ và thật yên tĩnh. Nhà của cậu ta khá to, và nó mang nét cổ kính nào đó mà tôi ko biết dc, xung quanh nhà cậu là những hàng cây kiểng, với đủ loại, dc tạo dáng rất đẹp, tôi chắc là nó phải do một bàn tay tài hoa làm nên. 
Tôi bước đến bậc thềm và gõ nhẹ vài tiếng lên cánh cửa bằng gỗ, cậu ta bước ra, với một vẻ mặt vẫn lạnh lùng như mọi khi, và lịch sự mời tôi bước vào nhà. Tôi lặng lẽ bước vào, và nhận ra căn nhà hoàn toàn không có người thứ ba, nhưng điều đó ko làm tôi bận tâm bằng cách bày trí trong nhà cậu, nó dc bày trí hoàn toàn theo phong cách của quý tộc phương Tây, tôi thầm nghĩ có lẽ cha mẹ cậu ta phải là những người rất tinh tế và lãng mạn. 
Vào phòng cậu, tôi lại càng bất ngờ hơn khi căn phòng của cậu hoàn toàn bình thường, không hề có gì khác biệt mấy so với những cậu bạn mà tôi từng biết đến. Và chúng tôi bắt đầu làm bài, với sự hướng dẫn của cậu, tôi nhận ra cậu ta thật sự thông minh, ít ra là hơn tôi rất nhiều trong môn học này. Khi chúng tôi hoàn thành dc khoảng 1/3 bài viết, thì có tiếng chuông điện thoại reo, cậu ta tất tả chạy xuống nhà, và nhanh chóng quay lại. Cậu ta bảo rằng, cậu ta có chuyện gấp cần phải ra ngoài, và nếu muốn, tôi có thể ở lại, khi ra về hãy khóa cửa lại giùm cậu ta, và tôi đã ở lại, một mình trong phòng cậu. 

Trong phòng cậu, ko có quá nhiều thứ khiến tôi để tâm đến, chỉ trừ một thứ, đó là một cuốn sổ nhỏ, màu đen, dc xếp cẩn thận ở trên bàn cậu, và tôi đoán nó là một cuốn nhật ký. Tôi tự nhủ là không dc xem, vì điều đó là xâm phạm đến sự riêng tư của cậu ta. Nhưng sự đời mấy ai có thể cưỡng lại trí tò mò của chính bản thân, tôi đã lật ra những trang giấy đầu tiên của cuốn nhật ký, và những gì dc ghi trong đó đã khiến tôi hết sức kinh ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang của mình. 
Những trang nhật ký đầu tiên cùng với những hàng chữ nhỏ nhắn, ngay hàng hiện lên trước mắt tôi 

"Ngày...tháng...năm... 
Hôm nay, lần đầu tiên mình viết nhật ký, và cũng có lẽ, cuốn nhật ký này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, bà đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà bà không phải là người có lỗi. 
Mất đi mẹ, mình cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, rồi đây, sẽ còn ai đánh thức mình dậy vào những buổi sớm mai, sẽ còn ai làm những bữa ăn ngon dành riêng cho mình, và còn ai cho mình ôm vào lòng mỗi khi cảm thấy yếu đuối... 
Mất đi mẹ, mình như mất tất cả, bởi vì người cha chưa từng một lần bế đứa con, cũng như chưa từng một lần ôm hôn đứa con này, ông ta chỉ biết làm một việc duy nhất, đó là gửi tiền về cho mẹ con mình, và có lẽ đối với ông như thế là đã hoàn thành trách nhiệm một người cha 
......" 

Đọc đến đây, bất giác đôi hàng mi của tôi lại hơi ươn ướt, có lẽ bởi tôi là một đứa con gái đa cảm nên dễ bị rung động vì những chuyện như thế này, và tôi lại tiếp tục lật sang những trang nhật ký khác, và những dòng chữ tâm sự chân thật của cậu ta ghi sâu vào tâm trí tôi. 

"Hôm nay buồn thật, những việc xảy ra trong cuộc sống tại sao lại cứ xảy ra ngoài ý muốn của mình, giờ đây mình chỉ ước ao, có một người có thể ngồi bên cạnh và nghe mình tâm sự, có một bàn tay để mình nắm lấy, cho mình thêm chỗ dựa... 
Nhưng có lẽ tất cả sẽ ko bao giờ trở thành hiện thực" 

Tôi vẫn tiếp tục, trong sự tò mò và thương hại người bạn của mình 

"Thật đáng sợ, mình dần nhận ra mình ko còn là chính mình, ko biết từ bao giờ, mình đã trở nên xa lánh với bạn bè, trở nên là một kẻ ít nói, và vô cảm với mọi thứ xung quanh, nụ cười và nước mắt đã bắt đầu rời xa khỏi gương mặt mình... 
Có những lúc, mình chỉ muốn dc khóc thật to nhưng lại không thể, liệu trên đời có gì đau khổ hơn thế không" 

Và đến những trang cuối cùng của cuốn nhật ký, tôi như òa khóc, vì đã hiểu nhầm người bạn của mình 

"Ngôi trường mới, lớp học mới, bạn bè mới,...tất cả dường như đều muốn trở nên thân thiện với mình, nhưng chẳng hiểu sao mình không thể cười đùa và hòa đồng với tất cả, có lẽ bởi vì từ lâu mình đã quên cười như thế nào rồi. 
Đặc biệt là đối với cô bạn cùng bàn, đôi khi, tôi cảm thấy thật không phải khi đã vô hình từ chối mọi cô gắng của cô ta, nhưng chẳng biết làm thế nào nữa đây...." 

Những dòng nhật ký này, như những lời tâm tình của một người bạn thân, nó thật tha thiết, chân thành và đầy những suy nghĩ của cậu ta, hình ảnh về cậu ta trong tâm trí tôi dần thay đổi theo từng trang nhật ký. Đọc xong, tôi lặng lẽ khóa cửa lại, và bước về nhà trong một tâm trạng khó tả. Kể từ lúc đó, tôi đã nỗ lực hơn rất nhiều để có thể trở thành người chia sẻ với cậu ta mọi điều, và dường như cậu ta cũng nhận ra điều đó, thế là một tình bạn ra đời, và có thể còn hơn thế nữa. Giờ thì còn ai bảo đọc trộm nhật ký người khác là xấu nào, bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó mà thôi
9 tháng 6 2016

Doraemon làm văn gì mà dài thế, chắc đj chép mạng chứ gì

7 tháng 3 2018

Hồi còn học lớp Hai, tôi và Quỳnh là đôi bạn rất thân. Một hôm, tôi và Quỳnh rủ nhau ra công viên dạo mát. Nơi đó, chúng tôi đã có một kĩ niệm khó quên.

Khi ông mặt trời thức dậy, ánh nắng chan hoà rải trên khắp cành cây, kẽ lá. Tôi và Quỳnh đã có mặt ở công viên. Chúng tôi đi dạo vườn hoa, hít thở không khí trong lành. Bỗng tôi nhìn thấy một khóm hải đường đang nở hoa. Màu đỏ rực của hoa chen lẫn màu lá xanh mơn mởn của lá. Cánh hoa mềm mại như nhung, nhuỵ hoa túm ở giữa trông thật quí phái. Tôi dừng lại reo lên:

– ồ! Hoa đẹp quá!

Thảo Vy cũng dừng lại ngắm hoa nhưng lại lắc đầu nói:

– Hoa hải đường này làm sao đẹp bằng hoa hồng.

Quỳnh đưa tay nâng niu một đoá hồng đã khoe sắc ở cạnh đấy. Tôi tỏ vẻ không đồng ý với ý kiến của Quỳnh . Tôi đưa ra lí lẽ:

– Hoa hồng đẹp nhưng không sang trọng bằng hoa hải đường. Nhờ có những khóm hải đường mà công viên mới thêm rực rỡ, đáng yêu”.

Quỳnh  hỏi lại tôi

– Thế bạn không nghe người ta nói: “Hoa hồng là chúa của các loài hoa” hay sao?

Cuộc tranh cãi không phân thắng bại, ai cũng đưa ra lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình. Ai cũng cho mình nói đúng. Bỗng bác bảo vệ đi ngang qua nghe được chuyện, bác dừng lại bảo:

– Này, hai cháu đừng tranh cãi nữa. Hoa nào trồng ở đây cũng đẹp, cũng xinh. Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ chúng.

Tôi và Quỳnh  đã hiểu ra. Chúng tôi cảm ơn bác bảo vệ rồi nắm tay nhau chạy đến bãi cỏ ven hồ. Bầu trời trong sáng cùng làn gió mùa xuân mát mẻ làm chúng tôi cảm thấy thân thiện nhau hơn từ dạo ấy.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Mái trường THCS đang chờ đón chúng tôi. Có lẽ tôi sẽ có nhiều bạn mói. Dù có nhiều cuộc vui hơn nữa nhưng những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu luôn mãi trong tôi.

10 tháng 3 2018

Bài làm

 Trong đời ai cũng luôn có một người bạn thân.Em cũng không phải là ngoại lệ.Bạn thân với nhau thì cũng phải có một kỉ niệm đẹp.Nhưng kỉ niệm đẹp nhất của em và bạn ấy bắt  đầu từ năm học lớp 3.

 Em có người bạn thân tên là Ninh Giang,bạn ấy rất tốt với em.Lúc đó nhà trương có một khu căn tin.Chỗ đó có một bộ thêu may mà em rất thích.Em đòi bạn ấy mua cho em nhưng Ninh Giang đã từ chối vì không thích.Em tức giận và bỏ đi nhưng vẫn lén lút xem bạn ấy làm gì?Ninh Giang đã tìm gặp em và đưa cho em bộ khâu thêu mà em đòi bạn ấy mua.Em đã không nhận ra lỗi của mình mà còn nhận quà của bạn ấy một cách vui vẻ.Em hỏi bạn ấy rằng:'Có phải bạn đã mua cho mình bộ khâu thêu này không?.'Bạn ấy đã trả lời là em bạn ấy không thich nên đã cho Ninh Giang.Nhưng khi đi mua đồ với bạn ấy thì lại thấy thiếu mất 5 ngàn và giá của bộ khâu thêu ấy là 5 ngàn đồng.Em cảm thấy hối hận và định xin lỗi bạn Ninh Giang nhưng mà lại cảm thấy ngại nên thôi.Mãi cho đến khi lên lớp 4 bạn ấy đã chuyển trường đi em mới thấy mình xấu xa.

 Đến giờ em vẫn còn liên lạc với bạn Ninh Giang và đã xin lỗi.Nhưng bạn ấy nói là chúng ta là bạn mà!Em rất cảm động khi nghe bạn ấy nói thế.Dù chúng em không được gặp nhau hằng ngày ngư trước nữa nhưng chúng em vẫn có thể gặp nhau vào kì nghỉ hè sắp tới.

NHỚ K MÌNH NHA

7 tháng 3 2019

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."