K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu 1.Sự khác biệt giữa các cao nguyên ở vùng núi Tây Bắc và cao nguyên ở vùng Trường Sơn NamA. Các cao nguyên ở vùng núi Tây Bắc cao và rộng hơn các cao nguyên vùng núi Trường Sơn NamB. Vùng núi Tây Bắc có các cao nguyên đá vôi, Trường Sơn Nam có các cao nguyên badan.C. Các cao nguyên ở Trường Sơn Nam có sườn đốc hơn ở Tây Bắc.D. Ơ Trường Sơn Nam là các cao nguyên xếp tầng, vùng núi Tây Bắc có các cao nguyên badan.Câu2. Miền Bắc...
Đọc tiếp

câu 1.Sự khác biệt giữa các cao nguyên ở vùng núi Tây Bắc và cao nguyên ở vùng Trường Sơn Nam

A. Các cao nguyên ở vùng núi Tây Bắc cao và rộng hơn các cao nguyên vùng núi Trường Sơn Nam

B. Vùng núi Tây Bắc có các cao nguyên đá vôi, Trường Sơn Nam có các cao nguyên badan.

C. Các cao nguyên ở Trường Sơn Nam có sườn đốc hơn ở Tây Bắc.

D. Ơ Trường Sơn Nam là các cao nguyên xếp tầng, vùng núi Tây Bắc có các cao nguyên badan.

Câu2. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta có cấu trúc địa hình vòng cung là do

A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh và địa hình đá vôi là chủ yếu.

B. thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tác động mạnh đến địa hình của vùng.

C. có nền địa chất vững chắc và vận động Tân kiên tạo nâng yếu.

D. có mối quan hệ với Hoa Nam (Trung Quốc) vê câu trúc địa chât- kiên tạo.

1
CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
6 tháng 10 2023

1. B.

2. D.

. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây? * 25 điểm A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Nam Trường Sơn. C. Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D. Tây Bắc và Bắc Trường Sơn. 2. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, có 4 ngọn núi cao nằm trên biên giới Việt - Lào là: a. Khoan La San; b. Pha Luông; c. Phu...
Đọc tiếp

. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây? * 25 điểm A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Nam Trường Sơn. C. Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D. Tây Bắc và Bắc Trường Sơn. 2. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, có 4 ngọn núi cao nằm trên biên giới Việt - Lào là: a. Khoan La San; b. Pha Luông; c. Phu Hoạt; d. Rào Cỏ. Hãy cho biết thứ tự lần lượt các ngọn núi trên từ Bắc vào Nam là: * 25 điểm A. a - c - d -b B. a - b - c - d C. c - b - a - d D. a - c - b – d 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ? * 25 điểm A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao. B. Hướng núi tây bắc - đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế. C. Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau. D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc ? * 25 điểm A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế với các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu vào khối núi Tam Đảo. B. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích. C. Hướng nghiêng chung của khu vực là hướng tây bắc - đông nam liên quan đến vận động cuối Đệ Tam, đầu Đệ Tứ. D. Các sông trong khu vực như: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cũng có hướng vòng cung. 5. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông * 25 điểm A. sông Hồng. B. sông Đà. C. sông Cả. D. sông Thái Bình. 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc ? * 25 điểm A. Về mặt vị trí, vùng núi Tây Bắc nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Cả. B. Có địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng bắc - nam. C. Có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hoá. D. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông như sông Đà, sông Mã, sông Chu. 7. Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là * 25 điểm A. hướng núi chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam. B. địa hình thấp, hẹp ngang, nâng ở hai đầu phía bắc và phía nam của khu vực. C. có những dãy núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã tạo nên những ranh giới khí hậu.

0
19 tháng 6 2019

Chọn: C.

Xác định kí hiệu đỉnh núi, xác định vùng núi, xác định đỉnh núi và sắp xếp. Phăng xi păng – Tây Bắc, Tây Côn Lĩnh – Đông Bắc, Pu xen lai leng - Trường Sơn Bắc, Chư Yang Sin - Trường Sơn Nam.

 

6 tháng 3 2017

HƯỚNG DẪN

- Các cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông về mùa đông hút gió Đông Bắc, làm cho nền nhiệt độ ở vùng này thấp nhất cả nước. Về mùa hè, cánh cung núi Đông Triều đón gió Đông Nam gây mưa nhiều ở sườn đón gió (phía Quảng Ninh), trong khi đó, phía sườn khuất gió (Lạng Sơn), ít mưa.

- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, về mùa đông chắn gió Đông Bắc, làm cho gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vùng này cao hơn ở Đông Bắc (ở những nơi có cùng độ cao).

- Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào hướng tây bắc - đông nam (Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Tây, khi gió này vượt các dãy núi sang gây hiện tượng phơn ở các vùng phía nam Tây Bắc.

- Dãy núi Trường Sơn Bắc, về mùa hạ đón gió Tây Nam, gây nên hiện tượng phơn khi gió này vượt núi tràn xuống vùng đồng bằng phía đông; về mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế.

- Dãy núi Trường Sơn Nam, về mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, về mùa đông đón gió Đông Bắc gây mưa ở sườn đông Trường Sơn Nam.

- Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc, làm cho phía nam nước ta không chịu tác động của mùa đông lạnh.

- Các đỉnh núi cao đón gió thường là nơi mưa nhiều nhất nước ta (các núi cao dọc biên giới Việt - Trung, các đỉnh núi cao trên 2000m ở Hà Giang, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh...). Ngược lại, những nơi trũng thấp, khuất gió (Mường Xén...) hoặc không đón được gió Tây Nam (Phan Rang) thường là nơi ít mưa.

22 tháng 1 2022

TK

-Sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:
+Ở vùng núi thấp Đông Bắc, thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, có gió đông lạnh đến sớm.
+Ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa : mùa đông bớt lạnh và khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn và đôi khi có gió Tây hoạt động, lượng mưa giảm. Ở vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
-Sự khác biệt về thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên:
Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

22 tháng 1 2022

TK

-Sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:
+Ở vùng núi thấp Đông Bắc, thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, có gió đông lạnh đến sớm.
+Ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa : mùa đông bớt lạnh và khô hơn, mùa hạ đến sớm hơn và đôi khi có gió Tây hoạt động, lượng mưa giảm. Ở vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.
-Sự khác biệt về thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên:
Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

30 tháng 11 2021

B

11 tháng 4 2017

    - Vùng núi Trường Sơn Bắc (giới hạn từ phía Nam sông cả tới dãy Bạch Mã): gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.

    - Vùng núi Nam Trường Sơn: gồm các khối núi và các cao nguyên (khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, nghiêng về phía đông; ngược lại với phía đông, ở phía tây, các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500 – 800 – 1.000m) và có các bán bình nguyên xen đồi.