K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2017

HƯỚNG DẪN

- Các cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông về mùa đông hút gió Đông Bắc, làm cho nền nhiệt độ ở vùng này thấp nhất cả nước. Về mùa hè, cánh cung núi Đông Triều đón gió Đông Nam gây mưa nhiều ở sườn đón gió (phía Quảng Ninh), trong khi đó, phía sườn khuất gió (Lạng Sơn), ít mưa.

- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, về mùa đông chắn gió Đông Bắc, làm cho gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vùng này cao hơn ở Đông Bắc (ở những nơi có cùng độ cao).

- Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào hướng tây bắc - đông nam (Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Tây, khi gió này vượt các dãy núi sang gây hiện tượng phơn ở các vùng phía nam Tây Bắc.

- Dãy núi Trường Sơn Bắc, về mùa hạ đón gió Tây Nam, gây nên hiện tượng phơn khi gió này vượt núi tràn xuống vùng đồng bằng phía đông; về mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế.

- Dãy núi Trường Sơn Nam, về mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, về mùa đông đón gió Đông Bắc gây mưa ở sườn đông Trường Sơn Nam.

- Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc, làm cho phía nam nước ta không chịu tác động của mùa đông lạnh.

- Các đỉnh núi cao đón gió thường là nơi mưa nhiều nhất nước ta (các núi cao dọc biên giới Việt - Trung, các đỉnh núi cao trên 2000m ở Hà Giang, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh...). Ngược lại, những nơi trũng thấp, khuất gió (Mường Xén...) hoặc không đón được gió Tây Nam (Phan Rang) thường là nơi ít mưa.

12 tháng 11 2017

Sự phân hoá thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, phổ biến ở nước ta là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

   - Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. ở vùng núi thấp Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.

   - Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

24 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

a) Giống nhau

- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.

- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông nam).

- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.

b) Khác nhau

- Vùng núi Đông Bắc

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

+ Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

+ Có các khu vực rõ rệt:

• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

- Vùng núi Tây Bắc

+ Cao nhất nước.

+ Hướng núi: tây bắc - đông nam.

+ Có 3 dải địa hình song song:

• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

19 tháng 6 2019

Chọn: C.

Xác định kí hiệu đỉnh núi, xác định vùng núi, xác định đỉnh núi và sắp xếp. Phăng xi păng – Tây Bắc, Tây Côn Lĩnh – Đông Bắc, Pu xen lai leng - Trường Sơn Bắc, Chư Yang Sin - Trường Sơn Nam.

 

21 tháng 5 2017

Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

1. Giống nhau

a) Về quy mô

-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta

-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này

c) Về điều kiện phát triển

-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu

-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …

2. Khác nhau

a) Về quy mô

-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)

-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)

b) Về hướng chuyên môn hóa

-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè

-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè

c) Về điều kiện phát triển

-Địa hình

+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn

Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp

-Đất đai:

+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác

-Khí hậu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

2. Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do

-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng

+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung

-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời

+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá

21 tháng 6 2018

HƯỚNG DẪN

- Giống nhau

+ Cả hai vùng khí hậu đều có nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, biên độ nhiệt độ năm đều lớn, nhiệt độ cực đại vào tháng VII và biến trình nhiệt trong năm có một cực đại và một cực tiểu.

+ Cả hai vùng đều có lượng mưa tương đối lớn, tháng mưa cực đại là tháng VIII, mùa mưa từ tháng V đến tháng X.

- Khác nhau

+ Tây Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao hơn, biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII đều cao hơn ở Đông Bắc Bộ.

+ Tây Bắc Bộ có lượng mưa lớn hơn và mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn Đông Bắc Bộ.

- Nguyên nhân

+ Cả hai vùng đều nằm trong miền khí hậu phía Bắc, có cùng khoảng vĩ độ, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh vào cùng khoảng thời gian, đều chịu tác động của gió mùa và có cùng thời gian dải hội tụ nhiệt đới hoạt động.

+ Tây Bắc Bộ có gió Tây Nam đến sớm hơn và gió mùa Đông Bắc xâm nhập gián tiếp, Đông Bắc Bộ có gió Tây Nam đến muộn hơn và gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp sớm và kết thúc muộn hơn. Ngoài ra, Tây Bắc Bộ còn chịu tác động mạnh hơn của gió phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.

27 tháng 1 2019

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

- Mật độ dân số thấp.

- Phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ.

- Có sự phân hoá rõ.

- Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn.

b) Khác nhau

- Mật độ: Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) cao hơn Tây Nguyên (TN).

- Phân bố không đều theo lãnh thổ:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: rất không đều giữa trung du và miền núi, giữa Tây Bắc và Đông Bắc, giữa nơi giáp với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại; giữa nơi ven sông và ngã ba sông với các nơi ven rìa các lưu vực sông...).

+ TN: không đều, nhưng tương đối đều hơn TD&MNBB (so các cao nguyên với nhau, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi ở giữa các cao nguyên kề nhau; giữa trung tâm các cao nguyên và ven rìa...).

+ Phân bố giữa thành thị và nông thôn: TD&MNBB có sự tương phản cao (dẫn chứng). Tây Nguyên có sự tương phản thấp hơn (dẫn chứng).

- Phân hoá:

+ TD&MNBB: phân hoá rõ giữa trung du và miền núi, Tây Bắc và Đông Bắc, vùng kề ĐBSH và vùng kề các dãy núi cao...

+ TN: phân hoá rõ giữa trung tâm cao nguyên và ven rìa, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi.

. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây? * 25 điểm A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Nam Trường Sơn. C. Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D. Tây Bắc và Bắc Trường Sơn. 2. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, có 4 ngọn núi cao nằm trên biên giới Việt - Lào là: a. Khoan La San; b. Pha Luông; c. Phu...
Đọc tiếp

. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây? * 25 điểm A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Nam Trường Sơn. C. Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. D. Tây Bắc và Bắc Trường Sơn. 2. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, có 4 ngọn núi cao nằm trên biên giới Việt - Lào là: a. Khoan La San; b. Pha Luông; c. Phu Hoạt; d. Rào Cỏ. Hãy cho biết thứ tự lần lượt các ngọn núi trên từ Bắc vào Nam là: * 25 điểm A. a - c - d -b B. a - b - c - d C. c - b - a - d D. a - c - b – d 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ? * 25 điểm A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao. B. Hướng núi tây bắc - đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế. C. Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau. D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc ? * 25 điểm A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế với các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu vào khối núi Tam Đảo. B. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích. C. Hướng nghiêng chung của khu vực là hướng tây bắc - đông nam liên quan đến vận động cuối Đệ Tam, đầu Đệ Tứ. D. Các sông trong khu vực như: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cũng có hướng vòng cung. 5. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông * 25 điểm A. sông Hồng. B. sông Đà. C. sông Cả. D. sông Thái Bình. 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc ? * 25 điểm A. Về mặt vị trí, vùng núi Tây Bắc nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Cả. B. Có địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng bắc - nam. C. Có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hoá. D. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông như sông Đà, sông Mã, sông Chu. 7. Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là * 25 điểm A. hướng núi chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam. B. địa hình thấp, hẹp ngang, nâng ở hai đầu phía bắc và phía nam của khu vực. C. có những dãy núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã tạo nên những ranh giới khí hậu.

0
26 tháng 10 2019

HƯỚNG DẪN

- Khối khí từ cao áp chí tuyến Bán cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn, đã bị biến tính, thổi vào nước ta theo hướng tây nam (gió mùa Tây Nam) có tầng ẩm rất dày, vượt qua các địa hình cao chắn gió và gây mưa cả ở hai phía của sườn núi.

- Khối khí nhiệt đới nóng ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam, có tầng ẩm mỏng hơn, nên chỉ gây mưa lớn ở sườn đón gió; sau khi vượt qua đỉnh núi cao, không còn ẩm nữa, trở nên khô và nhiệt độ tăng lên khi xuống thấp, gây nên thời tiết khô nóng ở sườn khuất gió.