Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tính chất hoá học của Metan CH4
1. Metan tác dụng với oxi:
- Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
2. Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng
CH4 + Cl2 HCl + CH3Cl (metyl clorua)
- Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy còn được gọi là phản ứng thế.
Tính chất hoá học của etilen C2H4
1) Etilen C2H4 Tác dụng với oxi:
- Khi đốt trong oxi, etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
C2H4 + 3O2 2CO2↑ + 2H2O
2) Etilen C2H4 tác dụng với dung dịch Brom
- Dung dịch Brom hay nước Brom có màu vàng da cam; Ở phản ứng này, một liên kết kém bền trong liên kết dôi bị đứt ra và phân tử etilen kết hợp thêm một phân tử brom. Phản ứng trên gọi là .hàn ứng cộng.
CH2=CH2 + Br2 (dd) → Br-CH2-CH2-Br
- Ngoài Brom, trong những điều kiện thích hợp, etilen còn có phản ứng cộng vởi một số chất khác, như hiđro,...
3. Phản ứng trùng hợp của etilen C2H4
- Khi có xúc tác và nhiệt độ thích hợp, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị dứt ra làm cho các phân tử etilen kết hợp với nhau, tạo thành chất có phân tử lượng rất lớn gọi là polime.
...+ CH2=CH2 + CH2=CH2 + CH2=CH2 + ... ...- CH2- CH2- CH2- CH2- CH2- CH2-...
- Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp, polietilen (PE) là chất rắn, không độc, không tan trong nước và là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chất dẻo.
Tính chất hoá học của Axetilen (C2H2)
1. Axetilen tác dụng với Oxi
- Khi đốt trong không khí, axetilen cháy với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt
2C2H2 + 5O2 4CO2↑ + 2H2O
2. Axetilen tác dụng với dung dịch brom
- Trong liên kết ba của phân tử axetilen có 2 liên kết kém bền, vì vậy axetilen cũng làm mất màu dung dịch brom như etilen theo PTPƯ sau:
HCCH + Br2 —> Br-CH=CH—Br (đibrom etilen)
Br-CH=CH-Br + Br2 —> Br2CH-CHBr2 (tetra brometan)
- Nếu nước brom lấy dư và axetilen phản ứng hết:
HCCH + 2Br2 —> Br2CH-CHBr2
- Trong điều kiện thích hợp, axetilen còn tham gia phản ứng cộng với nhiều chất khác như H2, Cl2,...
Metan | Etilen | Axetilen | Benzen | |
Công thức cấu tạo | ||||
Đặc điểm cấu tạo | Có 4 liên kết đơn σ giữa C và H | Có 1 liên kết đôi π giữa 2 nguyên tử C | Có 1 liên kết 3 (1 σ và 2 π) giữa 2 nguyên tử C | Vòng 6 cạnh, 3 liên kết đôi π xen kẽ giữa 3 liên kết σ đơn |
Phản ứng đặc trưng | Phản ứng thế phản ứng hidro hóa | Phản ứng cộng | Phản ứng cộng | Phản ứng thế và phản ứng cộng |
Ứng dụng chính | Làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất | Làm nguyên liệu sản xuất rượu etylic và axit axetic | Làm nguyên liệu trong công nghiệp và sản xuất 1 số chất hưu cơ khác | Làm dung môi và làm nguyên liệu sản xuất 1 số chất dẻo. |
• Một số phản ứng đặc trưng của Axetilen , Etilen , Benzen và Metan
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
C2H4 (khí) + Br2(dd) → CH2Br-CH2Br (lỏng)
C2H2 (khí) + Br2(dd) → Br2-CH-CH-Br2 (lỏng)
C6H6 (khí) + Br2(lỏng) → C6H5Br(lỏng) + HBr (khí)
a, - Trích mẫu thử.
- Dẫn từng mẫu thử qua Ca(OH)2 dư.
+ Xuất hiện kết tủa trắng: CO2
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_{3\downarrow}+H_2O\)
+ Không hiện tượng: CH4, C2H2. (1)
- Dẫn mẫu thử nhóm (1) qua dd Br2.
+ Dd Br2 nhạt màu: C2H2.
PT: \(C_2H_2+2Br_2\rightarrow C_2H_2Br_4\)
+ Không hiện tượng: CH4.
- Dán nhãn.
b, - Trích mẫu thử.
- Dẫn từng mẫu thử qua dd AgNO3/NH3 dư.
+ Xuất hiện tủa vàng: C2H2.
PT: \(C_2H_2+2AgNO_3+2NH_3\rightarrow Ag_2C_{2\downarrow}+2NH_4NH_3\)
+ Không hiện tượng: CH4, C2H4. (1)
- Dẫn mẫu thử nhóm (1) qua bình đựng dd Br2.
+ Dd Br2 nhạt màu: C2H4.
PT: \(C_2H_4+Br_2\rightarrow C_2H_4Br_2\)
+ Không hiện tượng: CH4.
- Dán nhãn.
nC = 0,2 (mol)
nH = 0,1 . 2 = 0,2 (mol)
nO = 0,25 . 2 - 0,2 . 2 + 0,1 = 0 (mol)
Vậy B chỉ có C và H
CTPT: CxHy
=> x : y = 0,2 : 0,2 = 1 : 1
=> (CH)n = 22,4/1 . 1,161 = 26 (g/mol(
=> n = 2
=> CTPT: C2H2
Là một chất khí không màu, không mùi, dễ bắt cháy và nhẹ hơn không khí. Nó không tồn tại ở dạng tinh khiết hoàn toàn mà thường được để trong một dung dịch do tính không ổn định ở dạng tinh khiết. Là chất ít tan trong nước. (tham khảo)
Metan: CH4
Etilen: C2H4: CH2=CH2
Axetilen: C2H2: CH6=-CH (=- là 3 gạch nhé)
T/c hóa học bạn tự học SGK nhé