K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2023

Một số ý chính cho bạn.

-  Giới thiệu Tác giả -> bài thơ

- Nội dung bài thơ:

+ Kể lại hoạt động người ông và cháu của mình vật thi với nhau.

- Phân tích từng câu thơ:

+ "Ông vật thi với cháu": giới thiệu hoạt động diễn ra bằng bài thơ 5 chữ ngôn ngữ bình dị.

+ "Keo nào ông cũng thua": kết quả hoạt động tình cảm giữa ông và cháu.

+ "Cháu vỗ tay hoan hô", Ông thua cháu ông nhỉ": hành động ngây thơ của người cháu và suy nghĩ trong sáng của cậu.

=> Độc thoại nội tâm nhân vật làm lời thơ thêm vui tươi, thoải mái, điệu và lời thơ càng thêm hấp dẫn có cảm xúc.

+ "Bế cháu ông thủ thỉ", "Cháu khỏe hơn ông nhiều": hành động yêu thương và lời nói dịu dàng người ông dành cho cháu.

=> Tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, trìu mến của ông với cháu.

+"Ông là buổi trời chiều", "Cháu là ngày rạng sáng"

-> BPNT: 

--> Ẩn dụ: "buổi trời chiều" và "ngày rạng sáng" nói đến số tuổi của người ông và số tuổi ngừoi cháu. Qua đó thể hiện nên sự cách biệt về tuổi tác, trải nghiệm của hai nhân vật nói đến trong bài. Hình ảnh "buổi trời chiều", "ngày rạng sáng" mang giá trị gợi hình cao vào bài và làm tăng giá trị diễn đạt cảm xúc cho cả bài thơ.

--> Điệp cấu trúc: "là" làm cho 2 câu thơ thêm sự liên kết chặt chẽ, logic, từng lời thơ và ý thơ được diễn đạt mạch lạc rõ ràng.

- Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: 

+ Xúc động trước tình ông cháu thân thương.

+ Ngộ ra giá trị trải nghiệm sống của người già và sức sống cần bồi dưỡng của người trẻ.

- Tổng kết:

+ Nghệ thuật bài thơ: lời thơ giàu tình cảm, các câu thơ có sự liên kết cao, hình ảnh thơ sinh động.

+ Nội dung: ý nghĩa, sâu sắc.

+ Bài thơ "Ông đồ" viết về ông đồ già và việc xin chữ đầu năm. + Tác giả là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ. + Cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ được tác giả thể hiện niềm thương cảm, nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của mình với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc. + Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày...
Đọc tiếp

+ Bài thơ "Ông đồ" viết về ông đồ già và việc xin chữ đầu năm.

+ Tác giả là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ.

+ Cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ được tác giả thể hiện niềm thương cảm, nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của mình với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

+ Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, từ ngày xưa đến ngày nay.

+ Cách trình bày ấy có tác dụng làm nổi bật chủ đề của bài thơ, thể hiện sự thất thế, tàn tạ của ông đồ.

+ Hình ảnh của ông đồ qua các khổ thơ là: thời vàng son (khổ 1); ông đồ quen thuộc (khổ 2); thời tàn phai (khổ 3); ông đồ lạc lõng, lẻ loi (khổ 4); ông đồ biến mất gợi lên nỗi buồn, niềm trắc ẩn sâu xa (khổ thơ cuối).

0
7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Bài thơ viết về Ông đồ - người viết câu đối xưa và sự lãng quên của xã hội đối với ông đồ.

- Bài thơ là tiếng nói của nỗi lòng tác giả trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp của cảnh cũ, người cũ.

21 tháng 9 2023

tham khảo

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ và xác định nhân vật trữ tình, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài

Lời giải chi tiết:

Bài thơ viết về ông đồ viết thư pháp thời xưa và sự lãng quên của xã hội với ông đồ. Bài thơ là tiếng nói thẳm sâu tận đáy lòng của tác giả trước sự lụi tàn của một thế hệ, một tư tưởng và một nét đẹp của cảnh cũ, người xưa

24 tháng 7 2016

a) Mở bài :giới thiệu và suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện : cảm động trước tình yêu thương chân thành , sự đồng cảm, cách cư xử của các nhân vật trong chuyện

b)Thân bài 

1.Bộc lộ những tình cảm suy nghĩ của em 1 cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương trân thành , sự đồng cảm , cách cư xử là món quà quý giá ta tặng cho người khác . Và khi trao món quà đó cho người khác ta cũng nhận được món quà tương tự.

2. giải  thích : Tình yêu thương là phẩm chất thẩm mĩ thuộc về cái đẹp là tình cảm tốt đẹp ta dành cho nhau: đó là sự đồng cảm giúp đớ nhau trong cuộc sống. Nó xuất phát từ sự trong sáng không vụ lợi , tính toán nhỏ nhen

3.vậy vì sao con người cần có tình yêu thương

- Tình yêu thương tạo nên sức mạnh to lớn để họ vượt qua khó khăn gian khổ khi họ gục ngã ( lấy dẫn chứng thực tế và văn học để chứng minh)

-Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui , hạnh phúc cao hơn là sự sống( CM: Một bàn tay đưa ra có thể cứu nổi 1 linh hồn , một nụ cười , một cử chỉ âu yếm cho ta thêm nghị lực để sống và sống tốt hơn, một hành động cảm thông có thể khiến con người gần nhau hơn)

-Cuộc sống không có tình yêu thương sẽ làm cho tâm hồn con người già cỗi , thế giới không có tình yêu thương thì chỉ có hận thù và chiến tranh)

4.Bàn luận mở rộng( dẫn chứng CM)

-Cuộc đời còn biết bao những con người sống thiếu tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thủy trong " Cuộc chia tay của những con búp bê"(Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác .

-Vẫn có kẻ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại cần phê phán ( dẫn chứng CM)

5. Xây dựng bài học nhận thức

c) Kết bài

2 tháng 9 2016

Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.

Người ăn xinMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả....
Đọc tiếp

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép, SGK Ngữ văn 9 tập một, trang 22, NXB Giáo dục Việt

Nam 2010)

  a. Hãy cho biết nội dung đoạn trích?

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------     

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

b. Xác định và cho biết tác dụng một câu rút gọn trong đoạn trích trên.

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------     

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

c. Sau khi đọc đoạn trích trên, bản thân em cần rút ra bài học gì?

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------     

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

          

2
11 tháng 5 2020

a)Nội dung : Câu chuyện kể về bạn nhỏ thấy người ăn xin nghèo đói xin tiền mình, bạn rất muốn giúp nhưng không có tiền. Bạn đã nắm tay ông lão xin lỗi, ông rất cảm động và cảm ơn bạn. Bạn đã cho đi tình cảm, đó là một niềm an ủi lớn hơn đồng tiền.Và cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin chính là lòng biết ơn và hơn nữa là sự đồng cảm: ông lão đã hiểu được tấm lòng chân thành của cậu.

b)Câu rút gọn :''Như vậy là cháu đã cho lão rồi''.

-TD: Bộc lộ cảm xúc .

Chỉ bằng 1 câu rút gọn đơn giản ,ông lão đã thể hiện được sự thấu hiểu về tấm lòng chân thành của nhân vât ''tôi''.

c)

Sau khi đọc đoạn trích trên, em cần có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót với mọi người.

11 tháng 5 2020

câu c :  bổ sung thêm:

-  Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác.

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

8 tháng 10 2021

tự vt đi ai rảnh đâu mà viết cho màiii

1 tháng 7 2021

Em tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về sự nhường nhịn

II. Thân bài:

* Giải thích và nêu biểu hiện của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn là gì?

Nhường nhịn đó là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống, cần nhường nhịn với tất cả mọi người, nghĩa đen của nhường nhịn đó là những đức tính tốt mà mỗi người cần phải rèn luyện và có được nó, mỗi phẩm chất đều phải trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng nó, ở đây nhường nhịn không phải là chấp nhận thua cuộc mà là sự cảm thông đối với đối phương, việc nhường nhịn sẽ tạo nên những phẩm chất vô cùng đáng quý và góp phần tạo nên cho mình những điều đáng quý hơn, ngoài những điều đó bản thân mỗi người đều phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình, mỗi người là một tấm gương cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn sẽ tạo nên cho mình một phẩm chất cao quý đó là sự cảm thông thấu hiểu và những hiểu biết chi tiết về bản chất của sự vật và sự việc.

- Biểu hiện của người biết sống nhường nhịn: Nhường nhịn không chỉ được áp dụng trong một ngôi nhà để thấy được sự hạnh phúc và ấm áp trong mỗi thành viên trong gia đình mà nó hiện hữu trong những trường hợp riêng và nó góp phần tạo nên một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ trong gia đình nó tạo nên một cảm giác gần gũi mà nó tạo nên những cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, những sự nhường nhịn đó sẽ làm nên cho chúng ta được những điều tuyệt vời nhất, gia đình lúc nào cũng có những cảm giác êm ấm và hạnh phúc, mỗi người đều biết nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì gia đình sẽ mãi luôn được hạnh phúc và nó phát triển một cách toàn diện hơn, mỗi người đều tạo nên những không gian riêng và nó to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi người, chúng ta thấy được sự nhường nhịn đó sẽ làm cho mỗi người luôn luôn có cảm giác an toàn hạnh phúc và không gian trong gia đình lúc nào cũng ấm áp và không có những tranh cãi riêng nó tạo nên cảm giác hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.

* Trình bày ý nghĩa của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn sẽ bảo vệ mối quan hệ giữa người với người thông qua việc bảo vệ và gìn giữ hòa khí, đồng thời thiết lập nên tinh thần gắn kết, đoàn kết.

- Sự nhường nhịn còn giúp con người vượt thoát khỏi những bon chen, ích kỷ, toan tính của cuộc sống xô bồ, tấp nập thường ngày.

- Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: "Mình vì mọi người".

* Lật lại vấn đề:

- Những người sống ích kỷ, bon chen, tranh giành quyền lợi trong xã hội.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác

- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.

1 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”. Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau. Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung. Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí. Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy. Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài. Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.