K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2016
Vườn quốc gia Tràm Chim là Khu Ramsar của thế giới với diện tích hơn 7.300ha. Hiện nay, môi trường ở Vườn tốt, mực nước các khu vực trong Vườn được đảm bảo theo chuẩn nên các loài thủy sinh, thủy sản phát triển nhanh; thảm thực vật cũng được phục hồi và phát triển nhanh trong mùa nước nổi là điều kiện thích hợp để các loài chim về đây quần tụ kiếm ăn sau khi nước rút. 

Mùa nước lên là thời điểm các loài thực vật ở Tràm Chim "đắm mình" trong cánh đồng nước bao la, lúa ma (lúa trời) phát triển, có nhiều vùng cỏ năng rộng lớn với hàng ngàn ha là nơi cung cấp thức ăn cho sếu khi trở về Vườn vào mùa Xuân. Hàng năm, cứ mỗi độ Xuân về là đàn sếu đầu đỏ sẽ di cư từ Campuchia và Lào... về sinh sống tại Tràm Chim, với số lượng có thể lên đến vài trăm cá thể. 

Sếu đầu đỏ còn có tên gọi khác là sếu cổ trụi hay sếu lớn Phương Đông (tên khoa học: Grus antigone). Sếu đầu đỏ nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới (Sách đỏ IUCN), do đó chúng được bảo vệ nghiêm ngặt. 

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết đến thời điểm này, sếu đầu đỏ về Vườn mới chỉ với số lượng vài chục con là do sếu còn thám thính kỹ lưỡng để tìm bãi ăn, bãi nghỉ yên tĩnh, môi trường tốt để gọi tổng đàn về. Sếu đầu đỏ là loài chim có màu xám bạc ánh thép; khi trưởng thành thì đầu, cổ trụi lông và có một màu đỏ rất nổi bật, đồng thời vằn trên cánh và đuôi một màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu có màu xanh sừng, chân đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. 

Sếu đầu đỏ trưởng thành cao từ 1,5-1,8m; sải cánh từ 2,2-2,5m và có trọng lượng trung bình 8-10kg. Sếu đầu đỏ là một loài chim ăn tạp (cua, cá, lúa..), nhưng nguồn thức ăn chính của chúng là củ năng - đây là loài thực vật chỉ mọc ở những vùng đất ngập nước và bị nhiễm phèn. 

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim tạo điều kiện cho du khách đến tham quan, ngắm đàn sếu về bằng cách sử dụng ống nhòm, hoặc têlê máy ảnh, máy quay cách xa hơn 100 mét để nhìn ngắm đàn sếu. Ngoài ra, để bảo vệ các loài động, thực vật, nhất là sếu đầu đỏ, Ban Quản lý Vườn luôn chú trọng điều tiết nước, nhất là các bãi ăn có cỏ năng; lực lượng bảo vệ túc trực 24/24 giờ ở nơi có sếu về./. 
   Vườn quốc gia Tràm Chim là Khu Ramsar của thế giới với diện tích hơn 7.300ha. Hiện nay, môi trường ở Vườn tốt, mực nước các khu vực trong Vườn được đảm bảo theo chuẩn nên các loài thủy sinh, thủy sản phát triển nhanh; thảm thực vật cũng được phục hồi và phát triển nhanh trong mùa nước nổi là điều kiện thích hợp để các loài chim về đây quần tụ kiếm ăn sau khi nước rút. 

Mùa nước lên là thời điểm các loài thực vật ở Tràm Chim "đắm mình" trong cánh đồng nước bao la, lúa ma (lúa trời) phát triển, có nhiều vùng cỏ năng rộng lớn với hàng ngàn ha là nơi cung cấp thức ăn cho sếu khi trở về Vườn vào mùa Xuân. Hàng năm, cứ mỗi độ Xuân về là đàn sếu đầu đỏ sẽ di cư từ Campuchia và Lào... về sinh sống tại Tràm Chim, với số lượng có thể lên đến vài trăm cá thể. 

Sếu đầu đỏ còn có tên gọi khác là sếu cổ trụi hay sếu lớn Phương Đông (tên khoa học: Grus antigone). Sếu đầu đỏ nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới (Sách đỏ IUCN), do đó chúng được bảo vệ nghiêm ngặt. 

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết đến thời điểm này, sếu đầu đỏ về Vườn mới chỉ với số lượng vài chục con là do sếu còn thám thính kỹ lưỡng để tìm bãi ăn, bãi nghỉ yên tĩnh, môi trường tốt để gọi tổng đàn về. Sếu đầu đỏ là loài chim có màu xám bạc ánh thép; khi trưởng thành thì đầu, cổ trụi lông và có một màu đỏ rất nổi bật, đồng thời vằn trên cánh và đuôi một màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu có màu xanh sừng, chân đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. 

Sếu đầu đỏ trưởng thành cao từ 1,5-1,8m; sải cánh từ 2,2-2,5m và có trọng lượng trung bình 8-10kg. Sếu đầu đỏ là một loài chim ăn tạp (cua, cá, lúa..), nhưng nguồn thức ăn chính của chúng là củ năng - đây là loài thực vật chỉ mọc ở những vùng đất ngập nước và bị nhiễm phèn. 

Ban Quản lý Vườn quốc gia Tràm Chim tạo điều kiện cho du khách đến tham quan, ngắm đàn sếu về bằng cách sử dụng ống nhòm, hoặc têlê máy ảnh, máy quay cách xa hơn 100 mét để nhìn ngắm đàn sếu. Ngoài ra, để bảo vệ các loài động, thực vật, nhất là sếu đầu đỏ, Ban Quản lý Vườn luôn chú trọng điều tiết nước, nhất là các bãi ăn có cỏ năng; lực lượng bảo vệ túc trực 24/24 giờ ở nơi có sếu về./. 
      
17 tháng 4 2016

không biết

19 tháng 12 2016

Đới nóng khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên cây lá xanh quanh năm.

Đới ôn hòa do chịu ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh và đới nóng nên lá rụng nhiều vào mùa đông.

Khí hậu sẽ phần nào tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

NG
28 tháng 10 2023

Vì sao đồng bằng là nơi tập trung dân cư đông đúc?

- Đất phù sa: Đồng bằng thường có đất phù sa, là loại đất rất thích hợp cho nông nghiệp. Đất này thường giàu dinh dưỡng và dễ canh tác, làm cho việc sản xuất nông sản dễ dàng hơn.

- Nguồn nước dồi dào: Các sông lớn và hệ thống sông ngòi ở đồng bằng thường mang đến nguồn nước dồi dào, cung cấp nước cho việc tưới tiêu và nuôi trồng nông sản. Điều này thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và thu hút dân cư đông đúc.

- Vị trí thuận lợi cho giao thông và thương mại: Đồng bằng thường nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông và thương mại do có mạng lưới sông ngòi và đường bộ dày đặc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế.

NG
28 tháng 10 2023

Vì sao dân cư tập trung đông đúc ở nơi có khí hậu ôn hòa?

- An toàn và sức kháng: Khí hậu ôn hòa thường ít gây ra các thảm họa thiên nhiên như cơn bão, lụt lội, hoặc hạn hán. Người dân cảm thấy an toàn hơn và ít phải đối mặt với nguy cơ sức kháng thấp hơn.

- Sản xuất nông sản và chăn nuôi: Khí hậu ôn hòa thường tạo điều kiện tốt cho việc trồng trọt và chăn nuôi, làm cho nông nghiệp phát triển tốt hơn. Điều này thúc đẩy việc tạo ra nguồn thực phẩm dồi dào và thu hút dân cư đến các vùng có khí hậu ổn định.

- Thuận lợi cho cuộc sống và du lịch: Khí hậu ôn hòa tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống hàng ngày và hoạt động giải trí như du lịch. Những nơi có khí hậu đẹp thường thu hút người dân và du khách.

15 tháng 4 2022

 

 

15 tháng 4 2022

TK 

Ở vùng đồng bằng và ven biển nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm áp thuận lợi cho việc sinh sống và phát triển kinh tế nông nghiệp . Cùng với địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc đi lại trao đổi buôn bán giữa các vùng . => Vì vậy , nhân dân ta thường tập trung đông ở những khu vực này.  
20 tháng 8 2016

Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở đồng bằng châu thổ là bởi vì ở đó họ có thể san xuất nông nghiệp

19 tháng 5 2016

Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở đồng bằng châu thổ vì đồng bằng châu thổ màu mỡ ,thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

11 tháng 11 2019

- Một số động vật ngủ đông là: gấu bắc cực, chuột, sóc...

- Một số động vật di cư: chim én, vịt trời, ngỗng xám, thiên nga…

25 tháng 4 2018

Vào mùa hè: buổi sáng bắt đầu làm việc sớm và mùa đông: buổi sáng bắt đầu muộn hơn

=> Lịch làm việc như trên phù hợp với thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ở nước ta (thuộc bán cầu Bắc):

- Mùa hạ: là thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối đi qua phía sau vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn và có ngày dài hơn đêm (mặt trời mọc sớm, lặn muộn). Do vậy mùa hạ lịch làm việc sẽ sớm hơn.

- Mùa đông: là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, bán cầu Bắc ngả về phía đối diện nên đường phân chia sáng tối đi qua phía trước vòng cực Bắc -> bán cầu Bắc được chiếu sáng ít hơn và có ngày ngắn hơn đêm (mặt trời mọc muộn mà lặn sớm). Do vậy mùa đông lịch làm việc bắt đầu muộn hơn.

Đáp án: C

12 tháng 11 2016

Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu thành góc vuông với mặt đất vào lúc giữa trưa. Trên bề mặt Trái Đất, hiện tượng mặt trời đứng bóng chỉ xảy ra ở vùng giữa hai chí tuyến (cũng gọi là nội chí tuyến).

Trong một năm, Mặt Trời chiếu thẳng góc hai lần ở xích đạo vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9. Vào ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12, Mặt Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Nước ta nằm ở vùng giữa xích đạo và chí tuyến Bắc từ vĩ độ 8030’ Bắc (mũi Cà Mau) đến vĩ độ 23022’B (cao nguyên Đồng Văn), vì vậy ở bất cứ nơi nào trên đất nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng bóng hai lần vào mùa hạ từ ngày 23 – 24 tháng tư đến 20 – 21 tháng 8. Đó là thời kì Mặt Trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau lên chí tuyến Bắc. Từ 20 – 21 tháng 8 đến 23 – 24 tháng 4 là thời kì mặt trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau đến chí tuyến Nam. Vào thời kì này, ở bất kì nơi nào trên đất nước ta cũng thấy mặt trời chếch về phương Nam lúc giữa trưa. Mặt trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Nam thì độ chếch đó càng lớn.

12 tháng 11 2016

Khi Mặt Trời đứng bóng là lúc các tia sáng Mặt Trời chiếu thành góc vuông với mặt đất vào lúc giữa trưa. Trên bề mặt Trái Đất, hiện tượng mặt trời đứng bóng chỉ xảy ra ở vùng giữa hai chí tuyến (cũng gọi là nội chí tuyến). Trong một năm, Mặt Trời chiếu thẳng góc hai lần ở xích đạo vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9. Vào ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12, Mặt Trời chiếu thẳng góc ở chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Nước ta nằm ở vùng giữa xích đạo và chí tuyến Bắc từ vĩ độ 8030’ Bắc (mũi Cà Mau) đến vĩ độ 23022’B (cao nguyên Đồng Văn), vì vậy ở bất cứ nơi nào trên đất nước ta trong một năm cũng thấy Mặt Trời đứng bóng hai lần vào mùa hạ từ ngày 23 – 24 tháng tư đến 20 - 21 tháng 8. Đó là thời kì Mặt Trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau lên chí tuyến Bắc. Từ 20 – 21 tháng 8 đến 23 – 24 tháng 4 là thời kì mặt trời di động biểu kiến từ mũi Cà Mau đến chí tuyến Nam. Vào thời kì này, ở bất kì nơi nào trên đất nước ta cũng thấy mặt trời chếch về Namlúc giữa trưa. Mặt trời càng di động biểu kiến xuống gần chí tuyến Namthì độ chếch đó càng lớn.

 

17 tháng 12 2021

Gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng như cháy rừng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, tạo ra những cơn sóng thần với sức gió và chiều cao sóng lớn, tác hại đến khí hậu và tầng ozon, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Vì: Khi núi lửa phun trào sẽ phun ra các dung nham, sau khi bị phong hóa nó tạo thành những chất tốt ở trong đất, thuận lợi cho việc sản xuất thâm canh các loại cây trồng phát triển màu mỡ.

20 tháng 8 2017

Dung nham núi lửa sau khi phân huỷ tạo thành loại đất đỏ phì nhiêu, đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp. → dân cư thường tập trung đông.

Chọn: A.