K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuộc địa của đế quốc Anh:

+ Ở châu Á, gồm: Ấn Độ; Miến Điện; Mã Lai…

+ Ở châu Phi, gồm: Ai Cập; Đông Xuđăng; Tây Nigiêria; Bờ biển vàng; Xômali; Nam Rôđêdia,…

+ Ở châu Mĩ có: Ca-na-đa.

+ Ở châu Đại Dương có: Ô-xtrây-li-a,…

- Thị trường, thuộc địa của đế quốc Pháp:

+ Ở châu Á, gồm: Việt Nam; Lào; Cam-pu-chia,…

+ Ở châu Phi, gồm: Angiêri; Tuynidi; Tây Xuđăng; Cônggô; Mađagaxca,…

- Thuộc địa của đế quốc Đức: chủ yếu ở châu Phi, bao gồm: Namibia; Camơrun; Tazania,…

- Đế quốc Mĩ: thiết lập ảnh hưởng và quyền kiểm soát trên vùng biển Caribê, Philíppin và cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảoloading...

NG
18 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

13 tháng 9 2023

- Vào khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa.

- Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, đời sống kinh tế - chính trị của các đế quốc Âu - Mỹ có sự chuyển biến:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển kinh tế và vị thế của các nước có sự thay đổi; ở các nước đế quốc Âu Mĩ đều hình thành các tổ chức độc quyền.

+ Chính trị: đàn áp nhân dân lao động trong nước; tăng cường xâm chiếm thuộc địa.

Họ đã trở thành những nước đế quốc thực dân

14 tháng 9 2023

 

Đế quốc Anh

Đế quốc Pháp

Đế quốc Đức

Đế quốc Mĩ

Kinh tế

Giống nhau

- Quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của các công ty độc quyền. Các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở mỗi nước.

- Tầng lớp tư bản tài chính ra đời trên cơ sở kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng.

- Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới những hình thức khác nhau.

Khác nhau

- Đứng thứ 3 thế giới về sản xuất công nghiệp.

- Đứng thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp.

- Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất công nghiệp

- Dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

Đối ngoại

Đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa trên thế giới.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân thúc đẩy nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tiến hành chiến tranh giành độc lập:

+ Nguyên nhân sâu xa: thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.

+ Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 16/12/1773, một nhóm người Bắc Mỹ tấn công các tàu chở chè của Anh tại cảng Bô-xtơn. Nghị viện Anh lập tức ra lệnh đóng cửa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

Xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh với nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ là: ách thống trị của đế quốc Anh đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của nhân dân thuộc địa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vị trí các điểm cực trên đất liền của nước ta:

+ Cực Bắc (23023’B, 105020’Đ): tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

+ Cực Nam (8034’B, 104040’Đ): tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

+ Cực Tây (22022’B, 102009’Đ): tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

+ Cực Đông (12040’B, 109024’Đ): tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển là: tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam Định, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh,...

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Trong những năm 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại, triều đình nhà Thanh buộc phải kí với Anh bản Hiệp ước Nam Kinh.

- Tiếp sau Anh, các nước đế quốc khác đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Trường Giang

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…

+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.

+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:

+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.

 

+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).

+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...

* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam

- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh

- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.

- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.

- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.

- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Phạm vi:

- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.

- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

♦ Vị trí:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.

+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).

+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.

- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.

- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.

 Các huyện đảo của Việt Nam: 

- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);

- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);

- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);

- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);

- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);

- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);

- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);

- Phú Quý (Bình Thuận);

- Phú Quốc (Kiên Giang);

- Trường Sa (Khánh Hòa);

- Vân Đồn (Quảng Ninh).