Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vẻ đẹp của Thúy Kiều được miêu tả bằng những hình ảnh có tính ước lệ: thu thủy, xuân sơn, hoa liễu
+ Sắc sảo, mặn mà trí tuệ, tài trí
+ Đặc tả đôi mắt “làn thu thủy”: vẻ đẹp trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người
- Tác giả không tả chi tiết nhân vật Thúy Kiều như khi tả Thúy Vân
→ Kiều mang đẹp của trang tuyệt thế giai nhân
- Sử dụng nghệ thuật ước lệ là chủ yếu.
- Trong tả, Nguyễn Du có dự báo trước cuộc đời và số phận của Thúy Kiều: "hoa ghen, liễu hơn" dự báo một cuộc đời sóng gió.
Tham khảo:
Khi tả Kiều tác giả đã cho ta thấy được vẻ đẹp và tài năng của nàng, nó đạt đến mức toàn diện, chuẩn mực của bậc tài hoa theo quan niệm thẩm mĩ của xã hội phong kiến, giỏi cả “cầm, kì, thi, họa”. Đặc biệt là tài đàn. Nhan sắc ở Kiều độc đáo, kì lạ vượt lên trên sự bình thường. Đó là loại nhan sắc hiếm có trên đời, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình. Thúy Kiều đúng là người hiếm có ở đời. Ở Kiều là sự kết hợp giữa tài - sắc - tình - mệnh. Từ bức chân dung ấy, người ta có thể cảm nhận được kiếp đời chẳng mấy êm đềm của nàng. Vì như Nguyễn Du đã khéo léo mượn hai hình tượng đẹp nhất của thiên nhiên là hoa và liễu đặt bên đời Thúy Kiều với tình cảm hờn ghen. Tạo hóa trêu ngươi để đưa Thúy Kiều vào những trái ngang, đau khổ.
thay vì dùng tg đăng bài thì e nên leenn mạng tra những k/n nhá còn những câu kia đọc qua bài là hỉu r
1.Truyền kì mạn lục (quyển sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ đang được lưu truyền) gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi tự sự (có xen văn biền ngẫu và thơ ca). Tác phẩm này được Nguyễn Dữ viết trong thời gian ở ẩn và hoàn thành trước năm 1547. Sự đan xen pha trộn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hoang đường, kì ảo là nét đặc trưng và sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện trong tác phẩm. Sau mỗi truyện ngắn đều có một lời bình ngắn (hiện chưa biết là của ai) đề cập đến phẩm chất đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm
2.
Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.
+ Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.
- Nguyên nhân gián tiếp:
+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.
+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
hai câu trc nha!!!!!
những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 đoạn trích chị em Thúy Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích
Em tham khảo:
Biện pháp tu từ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
– Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều.
+ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: sự thẳng thắn trong cốt cách như cành mai, hình dáng yểu điệu như hoa mai, tinh thần trong sáng thánh thiện như tuyết.
+ Bốn câu thơ tiếp theo tả Thúy Vân: “khuôn trăng” – khuôn mặt phúc hậu, xinh tươi như trăng rằm; “hoa cười ngọc thốt” – cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – tóc mềm hơn mây, da trắng hơn tuyết.+ Tả Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” – dùng hình ảnh làn nước mùa thu, nét núi mùa xuân để nói về vẻ đẹp đôi mắt Kiều. Kiều đẹp đến nỗi hoa, liễu phải ghen tị.
⇒ dùng thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ, tác giả vừa vận dụng nghệ thuật truyền thống vừa thể hiện tinh thần tiến bộ, tôn trọng phái đẹp.
Biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
– “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình đề nói về tâm trạng của Thúy Kiều:
+ Ẩn dụ: “người dưới nguyệt chén đồng” nói về Kim Trọng và mối tình tươi đẹp nhưng dang dở đầy bất hạnh của hai người; “người tựa cửa hôm mai”, “sân lai”, “gốc tử” nói về cha mẹ của Thúy Kiều, thể hiện sự lo lắng hiếu thuận của Kiều. Hình ảnh cửa bể, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, gió, sóng đều ẩn dụ cho hoàn cảnh, số phận cô đơn, trôi nổi, bấp bênh của Kiều.
+ Hoán dụ: “tấm son” – nói về danh dự, nhân phẩm, tiết hạnh của Thúy Kiều, cũng là về bản thân Kiều. Trong nỗi nhớ, sự đau khổ tình yêu, Thúy Kiều luôn day dứt nỗi đau nhân phẩm.
+ Điệp ngữ “buồn trông” lặp lại 4 lần: tả tâm trạng sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng của Thúy Kiều.
a) Về sắc
- Bút pháp ước lệ tượng trung
- Biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa
- Sử dụng điển cố
=> Kiều là một tuyệt thế giai nhân
b) Về tài
- Sử dụng biện pháp liệt kê cho thấy tài năng tuyệt đỉnh của Kiều
* Kiều đẹp vèn toàn sắc, tài, tình
=> Chân dụng mang tính chất số phận éo le, đau khổ.
Trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" để gợi tả nhan sắc của Thúy Kiều, tác giả sử dụng hình ảnh nghệ thuật "Làn thu thủy, nét xuân sơn" và "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
=> Hình ảnh nghệ thuật được sử dụng mang tính chất: ước lệ tượng trưng ( dùng vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp con người ).