K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2019

Nhóm 2 ko đồng nghĩa

CN:

1. Biển; 

VN

1. Yên tĩnh

21 tháng 9 2019

Trong các câu sau nhóm nào không đồng nghĩa:

vui vẻ,phấn khởi,mừng rỡ.: Từ phấn khởi 

xây dựng,kiến thiết,kiến tạo,kiến nghị: Từ kiến nghị 

tựu trường,khai giảng,khai trường.: Từ tựu trường 

năm châu,hoàn cầu,trái đất,địa cầu.Từ năm châu

Tìm chủ ngữ,vị ngữ trong mỗi câu ở đoạn văn sau:

đêm trăng ,biển yên tĩnh.Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông Neo. Một số tiến sĩ thả câu.Một số khác quân quần trên boong sau,ca hát,thổi sáo.

Chủ ngữ: Vùng biển trường Sa.Tày Phương đông,Tiến sĩ

Vị ngữ :của chúng tôi buông Neo,thả câu,quân quần trên boong sau,ca hát,thổi sáo.

14 tháng 6 2021

T nghĩ là  :  Xây dựng , kiến thiết , kiến tạo kiến nghị 

                  Tựu trường , khai giảng , khai trường 

* Sai thì cho tao xin lỗi m nhá ! *

# Linh

14 tháng 6 2021
Tao Ko kb vs mày đâu hahaaa😈😈

VUI VẺ ,PHẤN KHỞI ,MỪNG RỠ.

XÂY DỰNG, KIẾN THIẾT , KIẾN TẠO,KIẾN NGHỊ.      X

TỰU TRƯỜNG ,KHAI GIẢNG , KHAI TRƯỜNG .

NĂM CHÂU ,HOÀN CẦU ,TRÁI ĐẤT , ĐỊA CẦU.

18 tháng 10 2021

là sao hả bạn, tớ chưa hiểu lám

Câu 1. Hãy tìm 1 từ đồng nghĩa với từ " chăm chỉ " và đặt câu với từ vừa tìm được ?........................................................................................................................................................................................................................Câu 2. Điền các từ đồng nghĩa sau thích hợp vào chỗ chấm.                                                ( long lanh ; lấp lánh ; lung linh ;...
Đọc tiếp

Câu 1. Hãy tìm 1 từ đồng nghĩa với từ " chăm chỉ " và đặt câu với từ vừa tìm được ?

........................................................................................................................................................................................................................

Câu 2. Điền các từ đồng nghĩa sau thích hợp vào chỗ chấm.

                                                ( long lanh ; lấp lánh ; lung linh ; lấp loáng )

a) Sương sớm......................trên những ngọn cỏ.

b) Đêm xuống, thành phố......................ánh điện.

c) Bãi cát trắng...........................dưới ánh mặt trời.

d) Trên cánh đồng, dưới ánh nắng trưa, những lưỡi liếm sáng......................

Câu 3. Điền nên hoặc lên 

.........lớp năm     ;     ........người trò ngoan     ;     bởi thế cho........     ;     lối.........xuống

Câu 4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau :

a) Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm ra những " búp vàng ".

b) Đêm trăng ,biển yên tĩnh. Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

Câu 5. Chọn vào từ không đồng nghĩa với các từ trong mỗi nhóm sau :

a) tổ quốc, quốc thể, đất nước, giang sơn.

b) quê hương, quê mẹ, quê quán, làng quê.

c) long lanh, lóng lánh, lấp ló, lấp lánh.

                                                     Ai giúp mình đầu tiên mình sẽ tick cho 3 tick trong vong 30 ngày !!!

1
14 tháng 9 2019

C1: chăm chỉ = siêng năng

C2: 

a. long lanh

b.lấp loáng

c.lung linh

d. lấp lánh

C3:

a. lên

b. nên

c.nên

d. lên

C4:

a. Những ngọn bạch đàn/ chanh cao........

b.đêm trăng/ biển/ yên tĩnh. trong vùng biển trường xa/ thuyền chúng tôi/ neo đậu...........Một số chiến sĩ/ thả câu. Một số khác/ quây quần......

C5: a là đúng

20 tháng 3 2022

a. 1. ngăn cách TN và CN,VN

2. ngăn cách với thành phần phụ chú

b. 1. VN: đã mọc lên

Câu 2 và 4 liên kết với nhau bằng phép lặp: "đảo"

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

15 tháng 9 2018

a) Vế 1: Nắng (chủ ngữ), vừa nhạt (vị ngữ).

Vế 2: Sương (chủ ngữ), đã buông nhanh xuống mặt biển (vị ngữ).

b) Vế 1: Chúng tôi (chủ ngữ), đi đến đâu (vị ngữ).

Vế 2: Rừng (chủ ngữ), rào rào chuyển động đến đấy (vị ngữ).

câu 1, Là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN Dân chủ cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta dành lại độc lập su 80 năm nước nhà bị thực dân pháp đô hộ

câu 2,Sau Cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm sao cho nước ta theo kịp các nước khác trên thế giới

câu 3, Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, kính thầy, mến bạn để lớn lên xây dựng, bảo vệ đất nước, làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu

20 tháng 5 2021

1. So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:

- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.

- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

2.Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm sao cho nước ta theo kịp được các nước khác trên thế giới..

3.Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

20 tháng 1 2019

câu ghép là câu: phía xa kia là đảo Cát Bà mờ xanh...Đồ Sơn

chủ ngữ: phía xa kia là đảo Cát Bà; là hòn đảo Hòn Dấu;ở bãi biển đồ sơn

cn lại là vị ngữ

k mk nhé, mk cx ko chắc nx

Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Thế đấy, biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám sịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc...
Đọc tiếp

Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Thế đấy, biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám sịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp, theo Văn miêu tả, Tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2002)

1. Nội dung chính của đoạn văn là gì ?

2. Vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ?

3. Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm (từ ghép và từ láy) :

Mơ màng, mây mưa, xám sịt, nặng nề, ầm ầm, giông gió,giận dữ, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, gắt gỏng.

4. Gạch chân và chú thích bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau, nói rõ đó là kiểu câu gì (xét theo cấu tạo ngữ pháp) :

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

5. Câu văn : “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”có dùng những biện pháp nghệ thuật nào ? Cái hay của cách nói đó là gì ?

6. Đoạn văn gợi cho em những cảm xúc gì ?

phần 2

Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi 
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời 
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi trên bờ…

(Đỗ Nhuận, Việt Nam quê hương tôi)

Đất nước Việt Nam có nhiều vùng biển đẹp, hãy tả lại vẻ đẹp của một cảnh biển trong một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng).

0