K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ " Người cha " là " Bác Hồ "

Bác Hồ và người cha cũng có nhiều phẩm chất giống nhau : yêu thương , chăm sóc con cái

Thể hiện tình yêu thương của Bác với các anh đội viên cũng như là người cha đối với đứa con của mình

3 tháng 7 2021

Phép tu từ trong đoạn thơ trên là phép ẩn dụ.

Hình ảnh ẩn dụ là:người cha chỉ Bác Hồ.

Tác dụng:hình ảnh ẩn dụ người cha chỉ bác Hồ thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm,lo lắng của Bác đối với anh chiến sĩ như tình cảm của người cha đối với những đứa con của mình. Qua đó cũng thể hiện được tình cảm yêu thương, sự kính trọng của anh đội viên đối với Bác.

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương.

Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quí của một con người giàu tình thương:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Anh lửa rừng chờn vờn “mái tóc bạc” của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác “đốt lửa” sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông, tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột già được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người

Hok tốt

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.a/ Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm(Minh Huệ)b/ Về thăm nhà Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)c/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Gần mực thì đen, gần đèn thì...
Đọc tiếp

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

a/

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

b/

Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)

c/

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

                                                                                                                (Tục ngữ)

....

d/

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương) 

 

e/

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Phạm Tiến Duật)

g/.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa

(Huy Cận)

Bài 6: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong  các trường hợp sau:

a/

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

                                                                  (Tố Hữu)

b/

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

                                                                                             (Hoàng Trung Thông)

c/

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

d/

d1/

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà bội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng bè

                        (Tố Hữu)

2
15 tháng 8 2023

Bài 5:

a.

Ẩn dụ: "Người cha mái tóc bạc"

Tác dụng: thể hiện tình cảm thương yêu, gần gũi của nhà thơ với Bác khi gợi tả về hình ảnh Bác thức canh cho các anh chiến sĩ ngủ. Từ đó câu thơ thêm sâu sắc, giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

b.

Nhân hóa: "Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

Tác dụng: làm cho hình ảnh hàng râm bụt trở nên sinh động, đẹp đẽ như hiện rõ trước mắt người đọc đồng thời thể hiện nên sự kính mến của nhà thơ với Bác. Ca ngợi của đời Bác luôn sáng, đẹp đẽ từ đó câu thơ giàu sự gợi hình gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

c. 

+ Ẩn dụ: "Ăn quả" và "Kẻ trồng cây"

Tác dụng: thể hiện chân lý khi ta hưởng được thành quả thì phải nhớ đến người lao động tạo ra lợi ích đó. Tăng giá trị diễn đạt lòng biết ơn từ đó dễ dàng khắc sâu và trí nhớ của đọc giả.

+ Ẩn dụ: "mực - đen", "đèn - sáng"

Tác dụng: làm câu thơ thêm thâm thúy gợi sự việc bản thân mình ở đâu, gần gũi với điều gì thì mình sẽ lây những điều ở đó. Câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng mạnh với đọc giả.

d.

Ẩn dụ: "mặt trời"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc hình ảnh Bác luôn đẹp đẽ, soi sáng con đường đi đến độc lập của đất nước ta. Từ đó tăng giá trị diễn đạt tình cảm của nhà thơ với Bác, câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

e.

Điệp ngữ: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

Tác dụng: thể hiện và nhấn mạnh tâm thái rất tập trung quyết hoàn thành được nhiệm vụ dù có khó khăn, gian khổ cách mấy của người lính lái xe. Từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi cảm xúc đến đọc giả.

g.

+ So sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Tác dụng: giúp việc gợi tả hình ảnh mặt trời thêm sinh động, rõ ràng, đặc sắc từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Sóng đã cài then", "Đêm sập cửa"

Tác dụng: thể hiện tinh tế và sâu sắc sự nghỉ ngơi của biển cả, gợi hình ảnh sóng và đêm - hình ảnh của thiên nhiên một cách sinh động, độc đáo gần gũi với đọc giả từ đó câu thơ giàu giá trị diễn đạt hơn.

15 tháng 8 2023

Bài 6:

a.

Hoán dụ: "áo nâu" và "áo xanh"

Tác dụng: thể hiện nên việc người nông thôn hay thành thị đều không có sự cách biệt mà thay vào đó là sự gắn bó, đồng lòng đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sâu sắc, gợi cảm xúc hấp dẫn đọc giả hơn.

b.

Ẩn dụ: "sỏi đá" và "cơm"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc chỉ cần con người ta có ý chí kiên định, lòng say mê nhiệt huyết lao động chăm chỉ thì dù có khó khăn đến cách mấy cũng có thể vượt qua, gian nan cũng thành cơ hội.

c.

Ẩn dụ: "một cây" và "ba cây"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc việc chỉ cần có lòng đoàn kết, không tự làm việc một mình thì ắt chắc sẽ làm nên được việc lớn. Đồng thời câu thơ thêm giàu sức gợi hình, giá trị diễn đạt, gợi cảm xúc gây ấn tượng mạnh đến người đọc.

d.

+ Nhân hóa: "Ngày Huế đổ máu" và "Chú Hà Nội"

Tác dụng: thể hiện sự sụp đổ, chiến tranh đến với miền đất Huế. Đồng thời gợi sự gắn kết, liên quan mật thiết giữa Hà Nội và Huế khi đối mặt với giặc xâm lược, từ đó câu thơ thêm hay hơn nhờ giá trị ngôn từ, giàu sức gợi hình, gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

Anh đội viên nhìn bác ân cần giống như người cha đẻ của mình,người cha đã chăm lo cho các anh từng giấc ngủ.

học tốt

tham khảo nhé !

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương.

Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quí của một con người giàu tình thương:

Người Cha mái tóc bạc

16 tháng 10 2018

a) Anh đội viên mơ màng


Như nằm trong giấc mộng 

Bóng bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng 

Nghệ thuật : so sáng ,cảm nhận được sự lớn lao ,gần gũi của Bác 


Tác dụng : làm cho đề cao lên sự vĩ đại ,yêu con dân đồng bào của Bác .

b)Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.​

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
16 tháng 10 2018

a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự

b. 

- Trực tiếp: qua những từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm xúc như "nhìn", thương", kết hợp với cấu trúc câu tăng tiến "càng nhìn lại càng thương".

- Gián tiếp: tình cảm của anh đội viên còn được bộc lộ gián tiếp qua sự quan sát lặng lẽ, tỉ mỉ. Anh đội viên lặng ngắm Bác. Anh thấy tình cảm của Bác lớn lao như của "vị cha già" dành cho những đứa con. Hành động "đốt lửa" của Bác khiến anh cảm động rưng rưng...

5 tháng 8 2021

Thứ bảy vừa qua, vì em đã đạt được nhiều điểm cao trong tuần nên ba mẹ quyết định thưởng cho em một chuyến đi chơi đến vườn bách thú. Trong vườn bách thú có rất nhiều loài động vật khác nhau, mỗi loài được nhốt trong chuồng lớn nhỏ riêng biệt. Trong số đó, em chú ý nhất là một con trăn gấm.

Đó là con trăn to nhất mà em thấy ngoài đời từ bé đến giờ. Thân nó to hơn bắp chân người lớn một chút, từ đầu đến phần đuôi dài khoảng 3 mét. Lúc em đến chuồng đề bảng “Trăn gấm”, nó đang nằm im lìm trên một thân cây giả. Lớp da màu nâu trơn bóng có các khoang màu đen và vàng như mắt lưới xen kẽ. Chiếc áo vằn vện ấy giúp trăn gấm ngụy trang hoàn hảo trên địa hình mà nó sinh sống. Chẳng thế mà mất vài phút quan sát em mới phát hiện ra được nó đang cuộn người vắt vẻo trên cây.

Trăn gấm có cái đầu nhỏ và dài, thuôn thuôn chứ không rõ thành hình tam giác như loài rắn độc. Đầu nó có màu vàng nâu khác hẳn thân người. Đôi mắt đen nhỏ xíu như hai hạt cườm gắn trên đỉnh đầu thờ ơ nhìn khách tham quan qua lớp cửa kính dày bảo vệ. Đột nhiên nó di chuyển, trường từ thân cây xuống mặt đất, lúc đó em mới thấy trăn bò thẳng chứ không phải hình zic zac như rắn. Con trăn khổng lồ ấy trườn lại sát tấm kính, cả thân hình tròn lẳn bị phình to hơn một chút ở bụng, có lẽ nó đã nuốt chửng đồ ăn gì đó rồi.

Cách nó di chuyển làm em nhớ đến con trăn xuất hiện ở ngay đầu bộ phim Harry Potter nên càng hứng thú ngắm nghía. Nhìn kĩ em nhận thấy từ mồm tới gáy của trăn gấm có một đường chỉ màu đen nổi bật hẳn lên. Thêm nữa, lại có hai đường chỉ đen khác to hơn, chạy từ khóe mắt xuống đến miệng làm mắt nó nhìn sắc hơn hẳn, giống hệt cách trang điểm của phụ nữ Ai Cập cổ đại mà em vẫn thấy trên ti vi. Con trăn lè chiếc lưỡi đỏ chẻ ngọn ra thám thính xung quanh một chút rồi lại lười biếng nằm bất động, em nghĩ nó cũng cần tiêu hóa thức ăn.

Đứng nhìn thêm một lát nữa, nghe thấy tiếng ba mẹ gọi em đành nuối tiếc rời khỏi chuồng trăn để thăm thú những loài vật khác. Trăn gấm là loài động vật quý hiếm, ở trong vườn thú tuy chúng không có bạn bè, nhưng tính mạng lại được bảo vệ an toàn. Nếu có dịp, em nhất định sẽ đến thăm nó vào lần sau.

5 tháng 8 2021

Mik gửi nhầm đây mik gửi lại

“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Bác là vị lãnh tụ của đất nước, là người có vai trò trọng yếu nhất của cuộc cách mạng, nhưng Bác cũng là người cha già quan tâm, chở che cho những người cháu, người con của mình. Ngoài trời đổ mưa, sợ các cháu lạnh Bác đã đi dém chăn cho từng người, từng người một. Sợ các cháu giật mình trong đêm, mỗi bước chân của bác đề

9 tháng 10 2021

thôi ko copy mạng thì  bọn mình xin chịu bạn ạbucminh

 Trong khổ thơ thứ nhất tác giả sử dụng điệp từ " nghe" được đặt ở đầu câu. Biện pháp điệp ngữ ấy càng nhấn mạnh những biến đổi trong  trạng thái của người chiến sĩ dưới sự tác động bởi tiếng gà. Tiếng gà trưa làm cho cảnh vật, âm thanh trở nên sinh động hơn. Con người dường như cảm nhận được nét tươi mới trong thiên nhiên đồng thời được thêm niềm tin hơn giữa chiến trường khắc nghiệt. Tiếng gà trưa thân thương ấy khiến đôi bàn chân mệt mỏi thường ngày dần tan biến. Tiếng gà còn mang bao nỗi niềm tuổi thơ, đánh thức những kí ức của ngày xưa bên bà với ổ trứng hồng trong tác giả. Đồng thời từ "nghe" cũng là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác và cả những chuyển đổi tinh vi trong tâm hồn đã tạo nên những câu thơ đầy ấn tượng. 

26 tháng 12 2022

BPTT so sánh đất nước với vì sao 

Tác dung : Làm câu thơ trở nên sinh độn hơn 

15 tháng 4 2020

1.

''Cảnh Khuya''

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

''Rằm tháng giêng''

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

2.

-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.

-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.

-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :

+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng

+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng

3.

-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.

-Điệp từ : ''Lồng''

+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.

-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động

4.

Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh

23 tháng 11 2020
Dài quá à,tick động viên chị milk nhé!