Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Từ đồng nghĩa với từ " hai "
Không thể thay thế vì từ "đôi " biểu hiện rõ tình đồng chí , đồng đội gắn bó keo sơn, không thể tách đời
Tham khảo
Từ đồng nghĩa với từ “đôi”: hai, cặp,...
=> Không thể thay từ đôi trong câu thơ bằng từ đồng nghĩa khác vì trong văn cảnh này, chỉ có từ “đôi” mới thể hiện rõ tình cảm keo sơn gắn bó giữa những người đồng chí, đồng đội.
Tham khảo
a. Nét chung về nghĩa của 2 cụm từ in đậm nước mặt đồng chua và đất cày lên sỏi đá: cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, đất đai nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động canh tác và sản xuất.
b. Nét chung về nghĩa đó góp phần thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí là chung cảnh ngộ và xuất thân nghèo khó. Qua đó hình thành sự sẻ chia, đồng cảm giữa những người lính xa lạ khi gặp nhau tại chiến trường.
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, ý chỉ vùng đất trung du khô cằn, khó canh tác.
Tham khảo!
a.Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:
“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.
“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.
b.Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:
Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ
Bàn tay ta làm nên tất cả.... Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
"bàn tay" biểu tượng cho sức lao động; "sỏi đá" biểu tượng cho đất đai hoang hóa khô cằn; "cơm" biểu tượng cho thành quả lao động. Ý thơ bật ra: có sức lao động là có tất cả.
Tham khảo!
- Thông tin về tác giả Mai Liễu:
+ Nhà thơ Mai Liễu (1949 – 2020): tên thật là Ma Văn Liễu, sinh năm 1950 tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo ông thường lấy bút danh là Mai Liễu.
+ Ông là nhà thơ dân tộc Tày, nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới.
+ Thơ Mai Liễu khá phong phú về đề tài. Nhà thơ viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh - người lính, về tình yêu, và gần đây viết nhiều về thế sự, nhưng đề tài mà ông quan tâm hơn cả và qua đó cũng bộc lộ “con người thơ” của mình nhiều hơn cả là quê hương và tình người miền núi. Không chỉ như vậy thơ Mai Liễu còn là nỗi hoài niệm sâu sắc về quê hương và cội nguồn của một người ly hương do những đổi thay của cuộc sống cá nhân, khiến người đọc nhìn thấy những điều lớn lao hơn về sự thay đổi của cả một cộng đồng. Thơ ông lặng lẽ với câu chữ hồn hậu, nguyên sơ của tình người miền núi, để rồi những câu chữ thấm hồn dân tộc ấy cứ đọng lại mãi trong lòng người.
+ Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Giấc mơ của núi” (2001), “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Bếp lửa nhà sàn” (2005), “Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…
Tham khảo!
- Các từ đồng nghĩa với từ đỏ: thắm, hồng, đỏ au.
- Sự khác nhau về sắc thái nghĩa:
+ Thắm: chỉ màu đỏ đậm và tươi.
+ Hồng: chỉ màu đỏ nhạt và tươi.
+ Đỏ au: đỏ tươi, ửng đỏ một cách tươi nhuận.
- Những từ đó là những từ phù hợp nhất để miêu tả sự vật vì nó mang ý nghĩa, sắc thái liên quan đến sự vật đó.
Tham khảo
Thay thế các từ in đậm bằng từ đồng nghĩa:
a. Gặp em trên cao đầy gió
Rừng lạ ầm ầm lá đỏ
=> Các từ thay thế không thể hiện được khung cảnh hùng tráng và bạt ngàn lá đỏ trong khu rừng.
b. Đoàn quân vẫn đi vội vàng
Bụi Trường Sơn mù mịt trời lửa
=> Các từ thay thế không thế hiện được tư thế hiên ngang và anh dũng của đoàn quân trong cảnh khói lửa mù mịt.
c. Cười thì hàm răng trắng bóc trên khuôn mặt nhem nhuốc.
=> Từ ngữ thay thế không phù hợp với ngữ cảnh, làm giảm đi giá trị diễn đạt của câu văn.
Tham khảo!
a. lộng gió -> ngàn gió
ào ào -> sào sạc
Từ ngữ thay thế đơn giản hơn nhưng không mang đến hàm nghĩa và giá trị như từ ban
b. vội vã -> hấp tấp
nhòa -> mờ
Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.
c. trắng lóa -> trắng xóa
Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.
Tham khảo!
- Bố cục:
+ Khổ 1+2: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.
+ Khổ 3+4: Vẻ đẹp con người trong mùa xuân.
+ Khổ 5: Giới thiệu lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.
- Mạch cảm xúc: kết cấu giản đơn, bình dị, đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người và những rung cảm, nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương.
Tư thế của họ rất hiên ngang, tầm vóc văn hóa của họ là rất lớn lao vì họ nhận thức được tầm quan trọng của đất đai và lãnh thổ của mình
Tham khảo
Qua diễn từ này, em nhận thấy cộng đồng người da đỏ có tư thế hiên ngang và tầm vóc văn hóa lớn lao khi đã nhận thức được từ sớm về vai trò của đất đai và thiên nhiên xung quanh. Họ luôn trân trọng những gì mà đất đai và mẹ thiên nhiên mang lại, sống chan hòa với tất thảy cỏ cây, biết ơn từng âm thanh, rung động của cỏ cây hoa lá.
Tham khảo
Trong những năm gần đây, khi bàn về môi trường tự nhiên trên Trái Đất, có một số cụm từ hay hình ảnh được các phương tiện truyền thông nhắc đến rất nhiều lần. Theo tìm hiểu của em, đó là những cụm từ hay hình ảnh như môi trường ô nhiễm, Trái Đất nóng lên, băng tan,...
Tham khảo!
- Từ đồng nghĩa với từ "về": lại, đến, đi.
- Theo em, thay vì sử dụng các từ đồng nghĩa khác, tác giả sử dụng từ "về" là có nguyên nhân. Từ "về" tạo cho người ta một cảm giác thân quen như người đi xa quay lại nơi mình có quan hệ gắn bó coi như nhà mình, quê hương mình, hoặc người nhà mình.