Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người này với người khác nhằm một mục đích nào đó. Hay giao tiếp là thiết lập các mối quan hệ trong xã hội. Thông thường,giao tiếp trải qua ba trạng thái: Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý
Văn bản là hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu chuyên môn, ý chí của một cá nhân hay tổ chức, tới các cá nhân hay các tổ chức khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo.
Phương thức biểu đạt gồm 6 phương thức biểu đạt cụ thể như sau:
Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
- Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác. PT biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
- Thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
Chúc bạn học tốt!
Câu 1 Văn bản và mục đích giao tiếp
a. Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm cần dùng ngôn ngữ nói hoặc viết.
b. Để biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng một cách đầy đủ, trọn vẹn phải xác định rõ mục đích giao tiếp, lập văn bản có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, biểu đạt phù hợp.
c. Câu ca dao được sáng tác để truyền đạt một tư tưởng, một lời khuyên. Nói lên lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình trong mọi hoàn cảnh. Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần bền-nền, nội dung biểu đạt. Câu ca dao biểu đạt trọn vẹn ý và có thể coi là một văn bản.
d. Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản. Vì nó có chủ đề cụ thể, có liên kết, bố cục rõ ràng, có cách diễn đạt phù hợp.
đ. Bức thư em viết cho bạn bè, người thân là một văn bản có chủ đề, nội dung.
e. Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, câu đối, thiếp mời,… đều là văn bản. Ngoài ra có bài tập làm văn, thư cảm ơn, một bài thuyết trình,… cũng là văn bản.
Câu 2 : Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
TTKiểu văn bản, phương thức biểu đạtMục đích giao tiếpVí dụ
1 | Tự sự | Trình bày diễn biến sự việc | Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy,… |
2 | Miêu tả | Tái hiện trạng thái sự vật, con người | Tả người, tả cảnh sinh hoạt,… |
3 | Biểu cảm | Bày tỏ tình cảm, cảm xúc | Thơ trữ tình, ca dao,… |
4 | Nghị luận | Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận | Tục ngữ,… |
5 | Thuyết minh | Giới thiệu đặc điểm, tính chất; phương pháp | Bài giới thiệu danh lam thắng cảnh,… |
6 | Hành chính – công vụ | Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. | Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời,... |
Bài tập (trang 17 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố (Hành chính - công vụ)
- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá (Tự sự )
- Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu (Miêu tả)
- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội (Thuyết minh)
- Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá (Biểu cảm)
- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người. (Nghị luận)
Bạn tham khảo nha :
1. Văn bản và mục đích giao tiếp a) Em làm thế nào khi cần biểu đạt một điều gì đó cho người khác biết? Khi cần biểu đạt một điều gì đó (một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ...) cho người khác biết thì ta dùng ngôn ngữ nói hoặc viết (có thể một câu hoặc nhiều câu). b) Chỉ dùng một câu có thể biểu đạt một cách trọn vẹn, đầy đủ, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình cho người khác biết được không? Một câu thường mang một nội dung nào đó tương đối trọn vẹn. Nhưng để biểu đạt những nội dung thực sự đầy đủ, trọn vẹn một cách rõ ràng thì một câu nhiều khi không đủ. c) Làm cách nào để có thể biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình? Phải dùng văn bản để biểu đạt thì mới đảm bảo cho người khác hiểu được đầy đủ, trọn vẹn, rõ ràng tư tưởng, tình cảm của mình. d) Đọc kĩ câu ca dao sau: Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai Hãy suy nghĩ để trả lời: - Câu ca dao này được sáng tác nhằm mục đích gì? - Nó nói lên điều gì (chủ đề)? - Câu 6 và câu 8 trong câu ca dao này quan hệ với nhau như thế nào? Chúng liên kết về luật thơ và về ý với nhau ra sao? - Câu ca dao này đã biểu đạt được trọn vẹn một ý chưa? - Có thể xem câu ca dao này là một văn bản không? Gợi ý: Câu ca dao này được sáng tác nhằm khuyên nhủ con người, với chủ đề giữ chí cho bền. Về luật thơ, vần (bền - nền) là yếu tố liên kết hai câu 6 và 8. Về ý nghĩa, câu 8 nói rõ giữ chí cho bền là thế nào: là vững vàng, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Quan hệ liên kết ý ở đây là giải thích, câu sau làm rõ ý cho câu trước. Câu ca dao này là một văn bản. đ) Vì sao có thể xem lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học cũng là một văn bản? Lời thầy (cô) hiệu trưởng phát biểu trong lễ khai giảng năm học là một văn bản (nói) vì: - Nó gồm một chuỗi lời - Có chủ đề: Thường là nêu thành tích, hạn chế trong năm học vừa qua, đề ra và kêu gọi thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học mới. - Các bộ phận của bài phát biểu liên kết chặt chẽ với nhau theo chủ đề và cách diễn đạt. e) Em viết một bức thư cho bạn bè, có phải là em tạo lập một văn bản không? - Bức thư cũng là một dạng văn bản viết. Nó có chủ đề và thường là thông báo tình hình của người viết, hỏi han tình hình của người nhận; - Vì vậy, viết thư cũng có nghĩa là tạo lập một văn bản. g) Bài thơ, truyện kể (có thể là kể bằng miệng hoặc bằng chữ viết), câu đối có phải là văn bản không? Bài thơ, truyện kể - truyền miệng hay bằng chữ viết, câu đối đều là văn bản. h) Đơn xin (hay đề nghị,...), thiếp mời có phải là văn bản không? Đơn xin (hay đề nghị,...), thiếp mời cũng là những dạng văn bản. Như vậy, thế nào là văn bản? Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản a) Với những mục đích giao tiếp cụ thể khác nhau, người ta sẽ phải sử dụng những kiểu văn bản với những phương thức biểu đạt khác nhau sao cho phù hợp. Dưới đây là sáu kiểu văn bản tương ứng với sáu phương thức biểu đạt, em hãy lựa chọn mục đích giao tiếp cho sẵn để điền vào bảng sao cho phù hợp. - Các mục đích giao tiếp: + Trình bày diễn biến sự việc; + Tái hiện trạng thái sự vật, con người; + Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận; + Bày tỏ tình cảm, cảm xúc; + Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp; + Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
TT | Kiểu văn bản - phương thức biểu đạt | Mục đích giao tiếp |
1 | Tự sự (kể chuyện, tường thuật) | |
2 | Miêu tả | |
3 | Biểu cảm | |
4 | Nghị luận | |
5 | Thuyết minh | |
6 | Hành chính - công vụ |
- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá;
- Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu;
- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội;
- Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng đá;
- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.
Gợi ý trả lời: Sắp xếp các tình huống giao tiếp đã cho vào bảng trên, ta có thứ tự lần lượt là: (6), (1), (2), (5), (3), (4).
6 kiểu văn bản tương ứng với 6 phương thức biểu đạt:
TTKiểu văn bản - phương thức biểu đạtMục đích giao tiếp
1 | Tự sự (kể chuyện, tường thuật) | Trình bày diễn biến sự việc |
2 | Miêu tả | Tái hiện trạng thái sự vật, con người |
3 | Biểu cảm | Bày tỏ tình cảm, cảm xúc |
4 | Nghị luận | Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận |
5 | Thuyết minh | Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp |
6 | Hành chính - công vụ | Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người |
Các kiểu văn bản:
- Tự sự
- Biểu cảm
- Miêu tả
- Thuyết minh
- Nghị luận
- Hành chính - công vụ.
Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.