Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.
(Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013)
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
(Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)
Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.
Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
(Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013)
Các cơ quan xét xử
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân địa phương.
- Tòa án quân sự.
- Các tòa án do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(Căn cứ Điều 102 Hiến pháp)
Các cơ quan kiểm sát
Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các cơ quan kiểm sát gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
- Viện kiểm sát quân sự.
Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Trong đó:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
(Theo Điều 113 Hiến pháp)
- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.
_ Sự phân cấp bộ máy nhà nước gồm có 4 loại cơ quan :
+ Các cơ quan quyền lực : Quốc hội, HĐND các cấp
+ Các cơ quan hành chính : chính phủ, UBND các cấp
+ Các cơ quan kiểm soát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự
+ Các cơ quan xét xử : TAND tối cao, các TAND địa phương và các Tòa án quân sự.
Tham khảo
câu 1:
Tổ chức bộ máy nhà nước là hoạt động thiết lập các cơ quan theo một trình tự nhất định, quy định cách thực thành lập, xác lập nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với mỗi cơ quan nhà nước.
– Bộ máy nhà nước là cấu trúc tổ chức trực tiếp nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động của mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.
câu 2:
* Ô nhiễm môi trường :
+ Vứt rác bừa bãi.
+ Chặt phá cây xanh .
+ Đổ chất thải xuống sông, hồ , ao , suối ,...
+ Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ...
* vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa :
+ Phá vỡ các di sản văn hóa .
+ Làm mất đi giá trị của di sản .
+ Chiếm đoạt di sản văn hóa.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
câu 3:
Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan có những điểm giống nhau như: Đều là niềm tin của con người vào những hiện tượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo và không có thực. Tôn giáo và tín ngưỡng đều tin vào những điều mà mắt mình không nhìn rõ, tai mình không nghe thấy hình hài, giọng nói của đối tượng thờ cúng.
Theo em, học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Điều đó được thể hiện qua những hành động như trước hôm đi thi không ăn trứng mà nên ăn đậu để làm được bài đạt điểm cao. Hay đi thi ra khỏi cổng gặp con gái là xui xẻo. Hay đi cầu khấn xin bùa, xin bút viết để được điểm cao…
câu 4:
Tham khảo:
Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.
a) -Ra đời vào (2/9/1945)
-Là thành quả của cuộc cách mạng Tháng tám
-Do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
b) -Chia làm 4 cấp đó là:
- Cấp trung ương
-Cấp tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương)
-Cấp huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
-Cấp xã ( phường, thị trấn)
Sơ đồ nguồn: Sưu tầm
a) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (đây cũng là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay), sau Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh.
b) -Bộ máy nhà nước được chia thành 4 cấp:
+Bộ máy nhà nước cấp trung ương.
+Bộ máy nhà nước cấp tỉnh(thành phố trực thuộc trung ương)
+Bộ máy nhà nước cấp huyện( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+Bộ máy nhà nước cấp xã/phường.
refer
- Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)
- Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:
+ Cấp trung ương
+ Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+ Cấp xã (phường, thị trấn)
Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp
refer
- Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn)
- Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp:
+ Cấp trung ương
+ Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
+ Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
+ Cấp xã (phường, thị trấn)
Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp
tham khảo
Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…
Tham Khảo Nha:
- Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
* Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan:
- Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng ban…