Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Tác giả: Phạm Tiến Duật(1941-2007)-là nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước
-Sáng tác tập trung vào thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chiến chống mĩ
-Phong cách thơ trẻ trung, sôi nổi,hóm hỉnh,hồn nhiên,dí dỏm
2.Tác phẩm:
-Sáng tác năm 1969in trong tập"Vầng trăng quầng lửa"
3.Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết độc đáo có tính chất phát hiện
-Tạo nhịp điệu linh hoạt,thể hiện tinh thần lạc quan,tinh nghịch
4.Nội dung:Ca ngợi những người chiến sĩ lái xe hiên ngang,dũng cảm ,hi sinh tất cả vì miền nam kháng chiến
-Sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn
1. Tác giả
- Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biêu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Bài thơ viết năm 1969, được trích từ tập thơ "Vầng trăng quầng lửa".
- Đề tài cảm hứng: Hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh người lính lái những chiếc xe đó.
- Nghệ thuật: + Giọng điệu thơ ngang tàng, hóm hỉnh.
+ Điệp lại các cấu trúc "ừ thì", "chưa cần"
+ Các hình ảnh, biện pháp tu từ rất đặc sắc như ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ...
+ Nghệ thuật đối lập
- Nội dung: bài thoe đã khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, qua đó tác giả đã làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
– Khai thác chất liệu hiện thực của đời sống chiến tranh: những chiếc xe không kính và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.
– Giọng điệu ngang tàng pha chất tinh nghịch, hóm hỉnh, phù hợp với đối tượng (lính lái xe) qua các dạng câu: giải thích, tự sự, câu ngắn, dài đa dạng, gần với lời nói bình thường nhưng rất giàu nhạc điệu, hình ảnh và cảm xúc.
– Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, ngồn ngộn chất đời sống chiến trường khiến lời thơ giàu chất văn xuôi nhưng thú vị.
– Chất thơ toát lên từ hình tượng độc đáo – những chiếc xe trần trụi và tâm hồn trẻ trung, năng động, lãng mạn, yêu đời của người lính lái xe.
⇒ Bài thơ góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu, thanh khí mới cho thơ ca chống Mĩ.
a. - nội dung: miêu tả cụ thể hình ảnh xe ko kính
- biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, tương phản, hoán dụ
b. hoán dụ → chỉ người lính lái xe với tấm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng đội, đoàn kết dân tộc.
c. - nhan đề dài tưởng chừng như thừa tạo nên sự mới lạ độc đáo
- bài thơ: gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, cao cả trong tâm hồn người lính lái xe
- tiểu đội xe ko kính: thể hiện sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và làm nổi bật tinh thần hiên ngang dũng cảm của người lính lái xe