K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nóng hổi cũng là mảng tối trong bức tranh giao thông đòi hỏi cả xã hội phải có một cuộc chiến thực sự với nó. Đi khắp các nẻo đường, khẩu hiệu An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà như là lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm túc luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho mọi người. Dẫu không phải là một chính trị gia, một nhà kinh tế, một nhà khoa học, một bác sĩ hay một kĩ sư nhưng bạn và tôi, mỗi học sinh chúng ta hoàn toàn có thể góp phần nhỏ bé vào việc đẩy lùi hiểm họa ấy vì sự bình yên của mỗi người, mỗi gia đình và của toàn xã hội.

Bạn đã bao giờ tận mắt chứng kiến tai nạn giao thông - điều đang xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên đất nước chúng ta? Bạn đã bao giờ bực bội trước sự hỗn loạn của giao thông mà bất lực vì mình chẳng thay đổi được gì? Tôi tin chắc câu trả lời là “có”. Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận một thực trạng đau xót: tai nạn giao thông là một điểm đen trong bức tranh giao thông phức tạp ở Việt Nam hiện nay.

Theo số liệu thống kê, số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng cùng với lưu lượng xe gắn máy di chuyển ngày càng nhiều. Thật khủng khiếp khi chúng ta biết rằng số người chết do tai nạn giao thông lớn hơn nhiều so với số người chết do bão lũ. Có gì đáng tự hào đâu khi Việt Nam nằm trong nhóm nước đứng đầu thế giới về số vụ tai nạn giao thông? Có gì để tự hào đâu khi phần lớn các vụ tai nạn giao thông đều do những người Việt trẻ gây ra?

Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn ấy, trước hết là từ ý thức của những người tham gia giao thông. Họ chưa biết quý trọng bản thân, chưa nhận thức đầy đủ sự nguy hiểm của những hành vi vi phạm luật lệ giao thông, mà khi hối tiếc thì sự thể đã muộn. Vì thế, đi trên đường họ nghênh ngang, coi thường, không chấp hành luật giao thông. Bạn đừng giật mình khi tôi nêu ra một vài con số sau đây: 80% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng luật quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không dùng đèn chiếu xa và rất rất nhiều người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng hoặc không đúng quy cách nhằm đối phó với lực lượng công an. Và bạn sẽ lại giật mình nữa khi nhận thấy người thân của chúng ta cũng vi phạm những lỗi như vậy một cách rất “hồn nhiên”. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông còn xảy ra do ý thức thấp kém của những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà bất chấp sự an toàn tính mạng của người đi đường. Ti vi, báo chí đã nhiều lần cảnh báo việc rải đinh trên đường quốc lộ làm người đi xe trên đường bị tai nạn dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Đó là một thực tế đau lòng mà chúng ta không thể phủ nhận.

Trên cái nền chung ấy, thực trạng tham gia giao thông của tuổi trẻ học đường ra sao? Chúng ta vui mừng trước việc ý thức tham gia giao thông của học sinh chúng ta ngày một nâng cao. Nhiều hoạt động, nhiều lời kêu gọi về an toàn giao thông đã được các bạn nhiệt tình hưởng ứng. Song bên cạnh đó, vẫn có những hiện tượng khiến chúng ta phái suy nghĩ. Chắc chắn bạn cũng như tôi đã từng chứng kiến cái cảnh cổng trường giờ tan học bị mắc kẹt. Từng nhóm bạn chờ nhau, tụ tập nói chuyện, mặc bác bảo vệ ra sức giải tán, mặc người đi đường la lối, nhắc nhở. Rồi khi đi trên đường, mặc cho mật độ giao thông vốn đã dày đặc, các bạn dàn hàng ba, hàng bốn nói chuyện ầm ĩ, mải mê đến mức quên cả xung quanh. Có những bạn đã bị tai nạn vì thiếu tập trung chú ý vào việc đi đường. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp những hiện tượng nổi cộm khác. Do điều kiện kinh tế khá giả, học sinh đi xe gắn máy đến trường dù chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe. Khi đi xe, nhiều bạn vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, phóng nhanh lạng lách, quẹt lửa chân chống, “tráng trứng” trên đường,… Khi xảy ra va chạm giao thông thì có thái độ hung hăng, sẵn sàng gây gổ đánh nhau, bất chấp phải trái. Đặc biệt, một vấn nạn nhức nhối là hiện tượng các “anh hùng xa lộ” lập phi đội bay, sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình.

Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do ý thức của mỗi học sinh mà còn do đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi: bồng bột, ham vui, thích ra oai, thích thể hiện “cái tôi”. Tại sao bạn lại đánh đổi mạng sống của mình để bốc đầu ra oai với bạn bè? Tại sao bạn lại đánh đổi mạng sống của mình để lạng lách phóng nhanh, vượt ẩu chỉ vì một lời khích bác? Bạn ơi, đó đâu phải cách tuyên xứng “cái tôi” cá nhân của mỗi người. Cái tôi của chúng ta được khẳng định bằng những dạng thức khác: bằng học tập, bằng tính cách chân thành, cởi mở, nhiệt tình, ham học hỏi, … Và bạn sẽ đẹp dần lên trong mắt mọi người.

Thực trạng giao thông Việt Nam nói chung và của nhiều bạn học sinh nói riêng đang gióng lên một hồi chuông khẩn thiết yêu cầu bạn và tôi, chúng ta cùng phải nhập cuộc và hành động. “Một cây làm chẳng nên non” nhưng “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Chỉ cần bạn thấy đau trước tai nạn giao thông, chỉ cần trong bạn vang lên tiếng nói của trách nhiệm, bạn hoàn toàn có thể tham gia giảm thiểu tai nạn giao thông bằng những việc làm thiết thực. Trước hết, mỗi chúng ta phải nắm vững luật giao thông, tôn trọng và chấp hành nghiêm túc luật giao thông. Bạn không chỉ là người thực hiện tốt mà hãy là một tuyên truyền viên tốt nữa, nhắc nhở chính bố mẹ, người thân, bạn bè nếu họ vi phạm, làm gương cho các em nhỏ tuổi hơn… Ngoài ra, bạn có thể tham gia các phong trào tìm hiểu về an toàn giao thông, phong trào tình nguyện trong giao thông. Một giọt nước không làm nên biển cả nhưng vô số giọt nước sẽ tạo thành đại dương. Chỉ cần tất cả chúng ta hợp sức, tôi có lòng tin vào sự chuyển biến tích cực của bức tranh giao thông Việt Nam.

Bản thân tôi cũng từng dàn hàng ngang đi trên đường khi tan học về và đã phải bó bột suốt hai tuần liền. Tôi tự thấy mình may mắn vì vẫn còn cơ hội để hối hận và sửa chữa sai lầm. Nhưng có bao nhiêu người đã không còn cơ hội để hối hận và làm lại nữa. Vậy thì bạn ơi, để không bao giờ phải thốt lên “nếu như", “giá như" thì bạn hãy nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông nhé.

Tôi rất tâm đắc với câu nói: “Ngày mai bắt đầu từ chính ngày hôm nay, tương lai bắt đầu từ chính hiện tại”. Bức tranh giao thông hôm nay và ngày mai phụ thuộc rất nhiều vào tuổi trẻ học đường – những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, chúng ta bằng sức trẻ và nhiệt huyết, hãy hành động thiết thực để đem lại khoảng sáng cho giao thông Việt Nam.

26 tháng 1 2018

giúp mình về phần tìm hiểu đề tìm ý lập dàn bài vs T.T

11 tháng 5 2019

Thời gian qua, tai nạn đuối nước ở trẻ em đang có chiều hướng tăng mạnh vào mùa hè ở nhiều địa phương. Khác với trẻ em ở các đô thị có nhiều điều kiện tiếp cận với các khu vui chơi hiện đại, trẻ em ở vùng nông thôn hiện nay đang thiếu chỗ chơi an toàn và lành mạnh, nên các em thường tìm đến các nơi như sông suối, ao hồ, kênh mương… thiếu sự kiểm soát của người lớn nên đã dẫn đến nhiều vụ đuối nước đau lòng.

Năm 2010, tại đập ngăn mặn Việt Yên đã xảy ra vụ đuối nước làm 3 em học sinh nữ học sinh lớp 5, Trường Tiểu học số 2 Triệu Độ, huyện Triệu Phong tử vong. Kỳ nghĩ hè cuối cấp cũng là lúc các em vĩnh viễn xa rời tuổi thơ, xa rời vòng tay yêu thương của bố mẹ chỉ vì một tai nạn không đáng có. Mùa hè năm nay, chúng tôi có dịp về thăm gia đình em Nguyễn Thị Thảo, một trong 3 nạn nhân bị tử vong trong vụ đuối nước nói trên. Sự việc đã xảy ra khá lâu, nhưng khi nhắc lại, bố mẹ em Thảo không thể kìm được nước mắt vì quá đau xót mất đi đứa con gái đầu lòng một cách oan uổng. Một điều làm bố mẹ Thảo day dứt và tiếc thương mãi đó là Thảo vốn học rất giỏi và chăm ngoan, trước đây em chưa bao giờ đi tắm sông, không ngờ trong một lần nghe theo sự rủ rê của bạn bè nên tai họa đã ập đến. Chị Nguyễn Thị Hảo, mẹ em Thảo ở thôn Quy Hà, xã Triệu Độ nghẹn ngào kể lại: “Khi nghe tin mọi người báo, tôi chạy ra thì thấy có 3 cái thau với 3 đôi dép để trên bờ nhưng không có người mô hết. Lúc đó, tôi không tin con bé đi tắm, cứ nghĩ đi bắt óc trên bờ sông thôi. Đến khi thấy họ vớt lên được một cháu, lúc đó đã quá bàng hoàng, hoảng hốt. Tôi lao mình xuống dòng sông để cứu con nhưng đã quá muộn…”.

Nguy cơ đuối nước từ hoạt động tắm ao, hồ, mương

Hay, vụ đuối nước của cháu Nguyễn Nhật Huy, 5 tuổi, con trai của anh Nguyễn Văn Lào và chị Nguyễn Thị Thiện, ở thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung. Trong một lần chơi đùa đã bất cẩn rơi xuống hồ cá của gia đình và tử vong. Chị Thiện ngậm ngùi nói: “Vợ chồng tôi day dứt mãi về chuyện này. Giá như, giá như chúng tôi chú ý hơn đến cháu thì đã không xảy ra chuyện. Chỉ vì một phút lơ là mà ân hận suốt đời”.

Lo lắng về thực trạng này, thầy giáo Nguyễn Diệp, hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Đông nói: “Về phía nhà trường cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền về sự nguy hiểm đến tín mạng của việc tắm biển, sông, suối, ao, hồ…cho các em học sinh khi không có sự giám sát của người lớn. Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức độ đó thôi, chứ hiện nay vẫn chưa có một chương trình cụ thể nào về dạy bơi trong trường học. Hầu hết các em tự học bơi ở ao, hồ gần nhà. Do đó, mùa hè đã đến, chúng tôi cũng đang rất bất an”.

Được biết, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em từ sơ sinh đến vị thành niên. Theo thống kê của Phòng LĐTB & XH huyện Triệu Phong, trong vòng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn huyện đã xảy ra khoảng 15 vụ đuối nước, nhiều nhất ở các xã vùng biển, vùng có nhiều sông ngòi chảy qua như Triệu An, Triệu Vân, Triệu Trung, Triệu Độ, Triệu Thành…Trong đó, năm 2013 xảy ra 2 vụ, 2014: 3 vụ và 2015: 4 vụ. Phần lớn các em thường rủ nhau đi tắm mà không có sự giám sát của người lớn hoặc đùa giỡn, nghịch ngợm không may sẩy chân rơi xuống ao hồ dẫn đến tử vong. Vào dịp hè hàng năm, tỷ lệ trẻ em chết đuối tăng cao ở nhiều địa phương.

Nói về thực trạng và nguyên nhân của việc đuối nước, ông Hoàng Đức, Phó Trưởng Phòng LĐTB &XH huyện Triệu Phong cho biết: “Triệu Phong là địa bàn có hệ thống sông ngòi dày đặc, có hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn nên tình trạng đuối nước diễn ra khá nhiều. Nguyên nhân do các em chưa thực sự có ý thức về sự nguy hiểm của việc tắm biển, tắm sông; khi không may đuối nước lại không bảo vệ được bản thân vì chưa có kỹ năng bơi lội; các bậc phụ huynh không quản lý chặt chẽ việc vui chơi của con em, do bận bịu đồng áng, buôn bán làm ăn, nên đã dẫn đến nhiều cái chết thảm”.

Một nghịch lý đang tồn tại là các vùng ở nông thôn mặc dù có nhiều quỹ đất nhưng vẫn thiếu sân chơi cho trẻ em. Trong khi cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn thì những hạ tầng sẵn có như nhà văn hóa xã, tủ sách…lại đang bị lãng phí vì xuống cấp hoặc chưa được khai thác hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của các em. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ sự an toàn cho con trẻ. Các cấp, các ngành cần phối hợp với địa phương, trường học xây dựng các sân chơi bổ ích, lành mạnh; tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng cứu hộ cho học sinh; tăng cường cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực có nguy cơ xảy ra đuối nước để các em có một mùa hè an toàn và vui tươi./.

NK
19 tháng 1 2021

Em tham khảo dàn bài sau nhé:

I. Mở bài

- Đặt vấn đề.

- Nhận thức của người tham gia giao thông.

II. Thân bài

- Khái niệm tai nạn giao thông.

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.

- Theo Ủy ban An tàon giao thông Quốc gia 6 tháng đầu năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/6/2020)  toàn quốc xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.242 người, bị thương 4939 người.

- Tai nạn giao thông ít nghiêm trọng trở lên: 

+ Đường bộ: 3775 vụ, làm chết 3165 người, bị thương 1918 người.

+ Đường thủy: 38 vụ, làm chết 33 người, làm bị thương 4 người.

+ Đường sắt: 44 vụ, làm chết 37 người, làm bị thương 9 người.

=> Tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của biết bao con người cùng nhiều thiệt hại về tài sản. Không những vậy, những người ở lại mất đi người thân yêu của mình, nỗi đau ấy, không gì có thể đong đếm và bù đắp lại được.

2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn  giao thông

- Do người tham gia giao thông thiếu ý thức, trách nhiệm: lạng lách, đi xe không đúng tốc độ, làn đường theo quy định.

- Do người tham gia giao thông không tuân thủ đúng luật lệ giao thông.

- Do thiếu hiểu biết về luật giao thông.

- Nồng độ cồn vượt quá quy định, không làm chủ được tốc độ.

- Những người bán hàng rong làm che khuất tầm nhìn.

- Do phương tiện tham gia giao thông không đủ điều kiện để tiếp tục tham gia giao thông.

- Do cơ sở hạ tầng: ổ voi, ổ gà, đường quá hẹp,...

3. Hậu quả mà tai nạn giao thông để lại

- Nhiều người thiệt mạng.

- Mất mát về cả vật chất và tinh thần.

- Ùn tắc giao thông, gây mất trật tự xã hội.

- Để lại những thương tật vình viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho toàn xã hội.

4. Biện pháp 

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khi tham gia giao thông: không lạng lách, đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe đúng quy định, không tổ chức và tham gia đua xe trái phép,...

- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ. 

- Chủ động trong việc tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và quy định của luật an toàn giao thông.

- Tuyên truyền cho bạn bè và những người xung quanh.

III. Kết bài

- Bài học được rút ra và liên hệ bản thân em.

29 tháng 4 2019

Đề 1:

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

29 tháng 4 2019

Đề 2:

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

16 tháng 5 2019

Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .

Mệt quá trời lun , xin 1 tick

16 tháng 5 2019

Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, (nào là nghiện rượu, nghiện ma tuý,…) cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lí học ở nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Game Online.

Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều trò chơi giải trí ra đời. Bên cạnh nhiều trò giải trí lành mạnh thì không ít những trò chơi bạo lực vẫn tồn tại và không ngừng gia tăng gây nhức nhối cho toàn xã hội. Trên thị trường có nhiều loại Game bạo lực như “Biệt đội thần tốc”, “ Đột kích”,… đang làm giới nghiền game lên cơn sốt. Tuy khác nhau về cách chơi nhưng các game trên đều có điểm chung là người chơi nhập vai trực tuyến để chém, bắn và giết người mà không suy nghĩ, chỉ cần giết càng nhiều người càng tốt. Người chơi thắng cảm thấy hả hê vì hạ được nhiều đối thủ, còn kẻ thua thì văng tục chửi thề rồi tìm cách giết lại đối phương. Những hình ảnh “đầu rơi máu chảy” trong trò chơi ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của nhiều người thuộc giới trẻ. Nên khi đunbgj chạm thực tế, các bạn ấy dễ hành động như thế giới ảo.

Hiện nay, nạn chơi điện tử hay nói cách khác là những trò chơi game online đang ngốn không ít thời gian học tập của các các cô cậu học trò. Mặc dù một số cơ quan nhà nước đã có nhiều biện pháp mạnh để hạn chế nhưng hình như chưa có cách giải quyết thoả đáng. Các công ty giải trí vẫn không ngừng cung cấp cho cư dân mạng nhiều trò chơi mới mà đã dính vào thì khó có thể bỏ qua. Dạo một vong quanh các quán Internet ven đường thì … ôi thôi, hình ảnh của những cậu học trò mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay lia lịa khua trên bàn phím đã tạo nên một bức tranh phản cảm và gây “sốc” cho dư luận bởi vì chỉ ham chơi và quá đà mà họ đã đánh mất đi giá trị của người học sinh. Và rất có thể vì “con ma điện tử” mà họ đánh mất đi tương lai đẹp đẽ của chính mình.

Game Online đang là một hình thức giải trí “hót” nhất, ngày càng chứng tỏ một sức hút mạnh mẽ đến cộng đồng và được ví như một thứ “ma tuý” cuốn người chơi vào vòng xoáy ảo. Đằng sau vòng xoáy của những ma lực do game mang lại là nỗi đau của những người thân và cả nhiều người trong cuộc.

Ngoài sự lãng phí quá rõ về thời gian, tiền bạc, chơi game nhiều trên máy tính còn làm hại đôi mắt, làm giảm sút trí lực của những con nghiện… Ngày nay, tỉ lệ tre rem bị cận thị, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, thể lực, tổn thương đôi tay, viêm khớp, béo phì,… đang gia tăng ma fhậu quả là từ việc ngồi lì bám trụ bên máy tính. Nguy hiểm hơn, các ém dẽ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game. Tuy mọi hành vi là ảo nhưng rác hại của nó lại không hề ảo chút nào. Chơi game không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, thể chất; nghiện game còn dẫn tới độ sa sút trong việc học hành, hạn hcế sự giao tiếp giữa người với người v.v…

Nguy hại nhất là hậu quả xẩy ra khi chơi game quá độ với nhiều chấn thương vè tinh thần. Có thể nói, các trò chơi game ở hầu hết các điểm cho thuê máy hiện nay là không lành mạnh, là môi trường dễ xẩy ra nhiều xung đột. Thời gian vừa qua, trên một số diễn đàn và trang web cũng có nhiều bài viết về những sự việc đáng tiếc xẩy ra xung quanh Game Online như: thiệt mạng sau ba ngày chơi game không nghỉ; thiếu tiền chơi game sẵn sàng cướp của giết người,… hay những trường hợp đột quỵ vì chơi game qua độ,…

Hay như chính trong thực tế, điển hình là N.V.L – học sinh lớp 11 trường THPT T. L là con cả trong gia đình có hai anh em. Suốt chín năm học Tiểu học và THCS, L đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Những bức tranh tươi sáng về câu ta dẫn chuyển màu sang hướng khác kể từ khi L bắt đầu chơi game online vào đầu năm học lớp 10. L dần nghiện game va fbắt đầu bỏ học, nói dối gia đình để xin tiền học thêm Toán, Lí, Hoá,… Những thực chất, số tiền ma fbố mẹ cho, cậu ta đã “rải” theo bàn phím máy tính. Mỗi ngày L dành 7 à 8 giờ để chơi game. Đến khi phát hiện mọi chuyện, gia đình mới tá hoả. Chưa hết, sau đó vài lần, L còn quát tháo, thậm chí còn dám hành hung mẹ khi bị gia đình quản thúc hoặc không cho câu ta tiền chơi game…

Game không chỉ làm suy đồi nhân cách mà còn huỷ hoại tương lai của cả một đời người. Học sinh, tuổi trẻ là tương lai đất nước. Những với một số lượng lớn những ngừơi trẻ tuổi nghiện game như hiện nay, không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Từ “chơi cho vui” đến giai đoạn nghiện nặng, dồn tất cả tiền bạc, sức lực, thời gian,… cho game online là một khoảng cách kha smang manh. Nghiện game online đến nỗi có hành vi vi phạm pháp luật, suy nhược cơ thể, tê liệt trí óc… không còn là chuyện hiếm. Khi những giọt nước mắt hối hận rơi ra thì đã quá muộn màng. Song muộn còn hơn không. Liệu khi có một ai đó nghiện game thì họ có thể “cai” được không? Đó là một câu không nhỏ đặt ra cho xã hội!

12 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Thanh niên hiện nay được sống trong một đất nước hòa bình, độc lập, tự do, họ thể hiện lòng yêu nước bằng tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu và đoàn kết với nhau. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.