K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2021

     Tham khảo

        Giữa buổi giao thời này chắc chẳng cần nói thêm về những tật xấu, thói hư, muôn hình vạn trạng, dường như mỗi con người đều có một mảng tối riêng cùng song hành với một thói quen xấu nào đó. Trong đó có một trong nhóm “tứ đổ tường” mà từ xa xưa con người vẫn luôn mắc phải, thói hư khiến ta chông chênh đứng giữa hai bờ còn mất. Vâng, đó chính là cờ bạc. Như đã nói ở trên, thói quen này đã in sâu vào con người như một loại ma tuý gây nghiện, không thể nào từ bỏ được nó. “Dân trong ngành” gọi “chỉ là chơi vui thôi mà” thế mà “không chơi nhớ không chịu được”, một cuộc chơi may rủi…

Dẫu biết rằng nay có thể sống trong đầy đủ, nhưng ngày mai trong ván cờ cược đã hoá mình tay trắng. Biết rõ là vậy nhưng chẳng thể thoát ra khỏi vòng mê muội. Có những người xa rời chốn thành thị, nơi người ta bảo dễ nhiễm thói hư tật xấu để đến những vùng quê sống đời nông nghiệp, những tưởng rằng nơi vùng quê nghèo đói, khô cằn, họ sẽ ý thức được cuộc sống hơn, chăm chỉ làm ăn hơn, thế nhưng,…bàn tay của cờ bạc vẫn phủ tới nơi đây. Vì cờ bạc: bán xe, bán nhà, ruộng vườn,…kể cả đất tổ. Nơi họ sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu tình cảm, ký ức cũng bị xoáy theo những ván cờ. Cả bản thân, linh hồn họ chẳng thiết thì nói chi đến đất tổ cha ông. Nhưng đôi khi cũng có kẻ vẫn còn ý thức, quay đầu lại tìm về bên người thân.

 

Trong khi viết về đề tài “cờ bạc” này, tôi đã có dịp chứng kiến về câu chuyện của một con nghiện cờ bạc. Vì cờ bạc mà trắng tay, trắng tay về vật chất đã đành, vợ con cũng chẳng còn. Chẳng thể trách cô vợ phụ nghĩa vong tình, chẳng ai dám đặt cả cuộc đời mình lên canh bạc để rồi chẳng còn tương lai, chẳng biết về đâu, phần thắng chỉ là mịt mù xa vợi, khi đã vượt quá sức chịu đựng, đành ra đi. Khi ấy, sợi dây ràng buộc, những đứa con. Chúng sẽ ra sao? Gia đình góp phần ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ, đến lúc không còn cha mẹ bên cạnh chăm lo dạy dỗ, với hình ảnh người cha vô trách nhiệm, người mẹ quay lưng, chúng sẽ thế nào đây? Bơ vơ không người thân, tự buông trôi cuộc đời, sống không cần ngày mai? Dễ nhận thấy đấy là con đường mà những đứa con sẽ vướng vào khi lạc lối..

Giá như cuộc đời không có những điều phải ngỡ ngàng tiếc nuối thì sẽ đẹp biết bao! Thế nhưng, vâng, lại thêm một lần tiếc nuối, cờ bạc như một con ma bám víu những kẻ đã trót sa chân vào vũng lầy, ngựa quen đường cũ, biết chừng nào mới thoát ra được? Ranh giới mong manh giữa sự còn và mất, ai sẽ tỉnh giấc giữa vòng mê muội?

24 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé!

Sự phát triển mạnh như vũ bão của kinh tế đã mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho đất nước. Nhu cầu của con người ngày càng cao tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng. Cờ bạc là một “con sâu đục khoét” những ai sa vào tệ nạn này. Nó để lại nhiều hậu quả xấu nếu như không sớm thoát khỏi ma lực của tệ nạn này.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay đang được mọi người bàn luận rất nhiều về nguồn gốc, tác hại và biện pháp hạn chế như thế nào. Trước hết cần hiểu được “cờ bạc” ở đây có nghĩa là gì? Theo cách hiểu thông thường thì cờ bạc chính là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình. Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn, vận may lớn thì cũng có những xui xẻo lớn. Cờ bạc là một “con bài ăn may” nên chúng ta không thể lường trước được điều gì xảy ra.

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh… Dù dưới hình thức nào thì nó cũng chỉ dựa vào vận may để “chờ” tiền vào túi. Những ai một khi đã sa vào tệ nạn này thì rất khó có thể dứt bỏ, bởi cờ bạc có chất gây nghiện khó cưỡng chế lạ.

Trong xã hội Việt Nam thì cờ bạc chính là một hành vi vi phạm pháp luật, cần nghiêm cấm và có những hình phạt thích đáng cho những ngày vi phạm nó. Tuy nhiên hình thức cờ bạc hiện nay được diễn ra không công khai, rất bí mật. Thực ra cờ bạc lúc đầu người ta chỉ xem như một thú vui giải trí bình thường, chơi cược với nhau một ván bài mấy chục nghìn, dần dần cao hứng lên thì chơi tiền trăm, sau đó tiền triệu…

Những đất nước đang phát triển như Việt Nam thì tệ nạn cờ bạc diễn ra rất nhiều, vì chúng ta chỉ mới ở ngưỡng phát triển, phải trải qua nhiều thử thách, nhiều cạm bẫy và cám dỗ, nếu không vượt qua được sẽ sa lưới.

Tệ nạn cờ bạc không chỉ diễn ra ở một độ tuổi nhất định, một vùng miền nhất định. Nó diễn ra ở nhiều độ tuổi, nhiều vùng miền với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam có thể nói tỉ lệ dễ sa vào cờ bạc nhất chính là những trẻ vị thanh niên. Cũng bởi vì các em còn trẻ, dễ sa đọa, dễ bị dụ dỗ nên tệ nạn cờ bạc các em sa vào là điều bình thường.

Tệ nạn cờ bạc dẫn đến rất nhiều hậu quả mà không có “con bạc” nào có thể lường trước được. Không ít gia đình đã bị li tán do nợ nần chồng chất, chạy nợ, trốn nợ. Hình ảnh mẹ già con thơ nheo nhóc chỉ vì ba của nó chơi bài, chơi cá độ thua sạch tiền, bán cả nhà, bán cả đất vẫn không đủ trả nợ. Đối với những người trẻ thì tệ nạn cờ bạc sẽ phá hủy cả một con người, phá hủy tuổi trẻ và những ước mơ còn dang dở. Thử nghĩ mà xem nếu trẻ sa vào những canh bạc thì thời gian dành cho nó nhiều hơn dành cho những việc có ích khác.

Tệ nạn cờ bạc là một mối hiểm họa cho cả xã hội, không phải là chuyện của riêng ai. Vì vậy, các cơ quan địa phương có liên quan cần thiết phải có biện pháp phòng chống, hạn chế để có thể mang lại một môi trường sống lành mạnh hơn. Người trẻ chúng ta cần nên biết được việc gì nên làm, việc gì không nên để có thể trở thành người công dân tốt cho xã hội

NK
21 tháng 2 2021

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng đã mang lại cho người đọc bài học quý giá. Khi chúng ta sống trong một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu, học hỏi quá lâu ta sẽ trở nên thiếu hiểu biết, kiêu căng và tự phụ. Chính vì thế, để bản thân không trở thành một người kiêu căng, thiếu hiểu biết, chúng ta phải biết học hỏi, mở rộng mối quan hệ bạn bè, thầy cô, thấm nhuần câu thành ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn", phải biết thay đổi môi trường sống, tiếp thu những cái hay cái đẹp của thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta không nên có tính kiêu căng, tự phụ, cho mình là giỏi nhất, điều đó dễ khiến cho chúng ta phải trả một cái giá đắt như chú ếch trong câu chuyện. Trong môi trường sống cũng như trong môi trường học tập, việc thay đổi môi trường, mở rộng hơn tầm nhìn, học hỏi của bản thân, tránh chủ quan và kiêu ngạo sẽ giúp chúng ta biết được nhiều hơn và giúp ích cho chúng ta trên con đường bước đến thành công của chính bản thân mình. 

câu chuyện đâu

13 tháng 11 2021

cậu bé nào

 

16 tháng 7 2016

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội.

Trong gia đình, những đứa trẻ lớn lên, dần được hình thành và thấm sâu nhu cầu “thuộc về một cái gì đó lớn hơn và tốt hơn bản thân mình”. Cũng trong gia đình, lần đầu tiên, những đứa trẻ biết quý trọng tình nghĩa, biết kính trọng và yêu thương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà trong đó, mọi thành viên sống vui vẻ, êm ấm, yêu thương và có ý thức trách nhiệm với nhau, chăm sóc lẫn nhau và khi cần thiết thì biết hy sinh cho nhau, nhường nhịn lẫn nhau, luôn tạo ra bầu không khí ấm áp, thuận hoà trong gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của giao lưu và hội nhập về mọi mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức của gia đình nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt Nam nói riêng, đang có nguy cơ mai một dần. Và, đặc biệt, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong một số gia đình trên thế giới và ở Việt Nam (cả thành thị và nông thôn), đang ảnh hưởng không nhỏ tới những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình – hiện tượng bạo lực gia đình đang diễn ra một cách khá nghiêm trọng. Gần đây, sự gia tăng của hiện tượng này đang ngày càng làm cho người ta cảm thấy lo ngại hơn bao giờ hết, bởi nó ngày càng cản trở mạnh mẽ sự phát triển của gia đình, của văn hoá và đạo đức gia đình ở Việt Nam nói riêng. Bạo lực gia đình là sự ngược đãi về thân thể và lời nói, ngược đãi về tình cảm, lạm dụng về kinh tế, ngược đãi về mặt xã hội và những ngược đãi liên quan đến tình dục. Bạo lực gia đình diễn ra ở mọi nơi, không những ở các vùng nông thôn, mà còn ở cả các đô thị; không những trong nhóm những người nghèo, mà còn ở cả nhóm những người có thu nhập cao. Bạo lực gia đình không loại trừ thành phần xã hội nào. Từ góc độ đạo đức, có thể nói rằng, bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố căn bản nhất là sự xuống cấp về đạo đức. Những kẻ gây ra bạo lực gia đình thường là không nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với các thành viên khác trong gia đình. Cũng có khi họ nhận thức được, nhưng lại không hành động đúng với điều mà mình đã nhận thức, cốt chỉ để thoả mãn những lợi ích riêng tư, cá nhân, mà bạo lực được coi là phương án lựa chọn tức thời và có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Trầm trọng hơn, có những trường hợp bạo lực là do sự vô nhân tính, thiếu lương tâm của thủ phạm gây ra bạo lực. Họ không còn nghĩ đến tình thương, trách nhiệm, sự sẻ chia đối với những người đã sinh ra họ, những người đã cùng họ chia ngọt, sẻ bùi, hay những người do họ đã sinh ra. Chính họ đã làm cho gia đình không còn là mái ấm, mà trở thành địa ngục đối với những nạn nhân của bạo hành gia đình. Hậu quả của bạo lực gia đình là rất lớn, ảnh hưởng của nó cũng rất lâu dài, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống tinh thần, đạo đức của con người khiến nạn nhân luôn phải sống trong lo âu, đau đớn và sợ hãi, bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần và do vậy, họ không thể hoàn thành tốt vai trò của mình đối với gia đình, đặc biệt là việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Khi đó, khả năng tan vỡ của gia đình là rất lớn. Đối với những người con, bạo lực gia đình từng bước biến đứa trẻ hiền lành trở nên lì lợm, đồng thời có thể làm xuất hiện ở trẻ những biểu hiện tâm lý tiêu cực, như trầm cảm, nhu nhược, thiếu tự tin,… hậu quả là đứa trẻ sẽ xa rời gia đình, dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Sự gia tăng của bạo lực gia đình trong điều kiện hiện nay còn có một nguyên nhân rất trực tiếp và quan trọng nữa. Đó là sự trừng phạt chưa đủ mạnh của pháp luật, sự thiếu quan tâm của các cơ quan công quyền, các tổ chức xã hội, sự phê phán chưa đủ sâu và rộng từ dư luận xã hội đối với các hiện tượng bạo lực gia đình. Việc thực hiện triệt để và có hiệu quả Luật phòng chống bạo hành gia đình là đảm bảo trực tiếp nhất nhằm ngăn chặn và tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn bạo lực gia đình. Điều đó không chỉ đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao từ phía các cơ quan công quyền, các tổ chức, đoàn thể xã hội, mà còn đòi hỏi mọi người dân, đặc biệt là những nạn nhân của bạo lực gia đình phải nhận thức được trách nhiệm của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ngoài giải pháp về pháp luật, những giải pháp về giáo dục cũng không kém phần quan trọng. Vấn đề đặt ra là, cần giáo dục cho mỗi người, với tư cách là thành viên của gia đình, nhận thức được rằng, xâm phạm đến các thành viên khác trong gia đình là vi phạm quyền con người; rằng, nhân cách con người đòi hỏi mỗi thành viên của gia đình phải biết chia sẻ, cảm thông, hy sinh cho nhau để cùng xây dựng một cuộc sống gia đình hòa thuận, có văn hóa; rằng, cuộc sống gia đình có những đặc trưng văn hóa, đạo đức, tâm lý đặc thù đòi hỏi mỗi thành viên phải có những hiểu biết và ứng xử một cách có văn hóa. Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nghe, thấy không ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hôn ra toà là nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo hành gia đình. Không chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình vẫn chưa được ngăn chặn, không nói là có dấu hiệu gia tăng. Một mặt của vấn đề này là do phong tục truyền thống, một bộ phận người Việt Nam chúng ta vẫn coi đây là vấn đề riêng tư, mang tính chất gia đình thuần túy, người phụ nữ chịu tác động của nạn bao hành vẫn còn đơn độc. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về hành vi bạo lực gia đình, sự tham gia của cộng đồng cho vấn đề xã hội này còn hạn chế, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên; lực lượng tham gia công tác này còn thiếu về số lượng, chưa được đảm bảo an toàn trước những tác nhân có hành vi bạo lực gia đình nguy hiểm. Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn bạo lực gia đình, đảm bảo an sinh xã hội, cả cộng động cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, hội, đặc biệt Hội phụ nữ; của các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, của hệ thống Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; của công tác tuyên truyền, giáo dục xã hội, thì tác nhân gây bạo lực gia đình cần được giáo dục và đi đến nhận thức được rằng nạn bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội, đã có sự can thiệp của các cấp chính quyền, và đó là hành vi phi nhân bản, xa rời mục tiêu phát triển con người trong xã hội hiện đại. Riêng đối với cá nhân là nạn nhân bạo lực gia đình cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, với các lực lượng, đoàn thể xã hội để giải quyết vấn nạn xã hội này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Vì vậy, mỗi cá nhân và cả cộng đồng hãy góp sức hạn chế, đẩy lùi nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng, bạo lực gia đình nói chung, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, văn minh. Chẳng biết đến bao giờ xã hội ta mới không còn những người phụ nữ hằng ngày chịu đựng những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần mà những người gây ra nó không ai khác là chồng mình. Chẳng biết khi nào xã hội ta mới có những mầm non không phải chứng kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên, trưởng thành trong một môi trường lành mạnh mà “bạo lực” không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề.
16 tháng 7 2016

sai rồi :Chuyện người con gái Nam Xương chớ

 

18 tháng 3 2018

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16 trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.

Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương.

Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Trương Sinh chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương Sinh là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh, sớm đã không màn đến việc đèn sách. Tính cách hay đa nghi, cộng với sự kiêu căng, thất học khiến cho trương Sinh thường có những hành động hồ đồ, thiếu khôn ngoan.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng lại luôn thấy tù túng trong một gia đình thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi của Trương Sinh lại gây ra mối tai họa lớn.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì giặc Chiêm phá rối biên cương, triều đình hoang mang tìm người trợ giúp. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy đã có Vũ Nương ở nhà thay chàng chăm lo mẹ già nhưng chàng vẫn canh cánh trong lòng một nỗi hoài nghi lớn

Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc giữ bị phá, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa con giận bấy lâu, không cần quan tâm đến sự giãi bày, biện minh của vợ.

Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng chắc chắc vào điều mình nghĩ là sự thật và sợ nói ra Vũ Nương sẽ tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc.

Bao năm chàng ra trận, sự việc diễn tiến đã đủ sâu sắc, nó lại nằm ngoài sự kiểm soát của chàng cho nên Trương Sinh quyết không nói ra sự tình. Hành động ích kỉ, đê tiện ấy đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng khiến nàng trầm mình trên bến sông Hoàng Giang, chấm dứt nỗi ô nhục trong nỗi dày vò ghê gớm.

Trương Sinh lại là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng nổi trôi phương trời, linh hồn làm ma làm quỷ chốn nhân gian, đời đời kiếp kiếp không được siêu thoát. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ nàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.

Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi, không hề có chút hối hận nào. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải phục vụ ý nghĩ của mình, kể cả những ý nghĩ ngu xuẩn nhất. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác.

Đó là tính cách của một con người gia trưởng, ích kỉ, hèn hạ và vô tình, vô nghĩa. Khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh vì thiết tha sám hối mà lập đàn giải oan cho nàng nhưng lòng chàng vẫn chưa giải trừ được oan nghiệp, tính hồ nghi vẫn còn, lòng hẹp hoài, ích kỉ vẫn lớn, dẫu có trở về trước sau gì nàng cũng sẽ vướng vào một oan nghiệp khác mà thôi.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật trương Sinh đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.

   Xã hội ngày một phát triển,công nghệ cũng ngày một hiện đại hơn chính nguyên nhân này đã làm các bạn trẻ sa sút về mặt đạo đức.Sách là một phương tiện thông tin và là một người bạn chân thành nhất trong cuộc đời chúng ta,xã hội văn minh mà thiếu đi sách cũng rống như cơ thể không có linh hồn.Sách chính là chìa khóa đưa ta đến với chi thức vô vàn của nhân loại loài người,mỗi vấn đề trong cuộc sống cách sử lí đơn giản nhất là nhờ tói sách vở,nhờ tới sự tìm tò,hiếu học của mỗi chúng ta.Nên nếu muốn một xã hội đầy văn minh thì chắc chắn sách sẽ là một người bạn không thể thiếu được rồi,nên các thanh thiếu niên,các mầm non tương lai của đất nước hãy cùng nhau đọc sách để có thêm nhiều kiến thức góp phần xây dựng quê hương,đất nước thêm giàu đẹp.

29 tháng 1 2019

Ông Sáu và bác Ba đã cùng nhau đi qua hai cuộc trường chinh kháng chiến nên gắn bó keo sơn, cùng nhau vượt qua hoàn cảnh ác liệt nơi chiến trườngHọ cùng nhau chiến đấu để giành độc lập, tự do cho đất nước, chung lí tưởng Họ chứng kiến và thấu hiểu cảnh ngộ của nhau, sẻ chia với nhauBác Ba hiểu được tâm lí của ông Sáu khi Thu không chịu nhận ba,.Bác Ba hiểu được nguyên nhân của mọi hành động của ông Sáu ( khi ông Sáu đánh con,..)Trong giây phút cận kề cái chết, bác Ba nhìn ánh mắt của ông Sáu mà hiểu được ý nguyện của ôngHọ dành cho nhau niềm tin tưởng sâu sắc: trước lúc nhắm mắt, ông Sáu đã trao chiếc lược ngà – vật quan trọng cho bác Ba Tình đồng chí, đồng đội của hai người sâu sắc, mãnh liệt, thủy chung son sắt.

18 tháng 1 2018

Bạn damanh ơi, nếu như bạn còn lớp 5 mà những câu hỏi này không liên quan gì đến những kiến thức mà bạn đang học thì bạn không nên trả lời như vậy. Nếu như bạn không biết thì bạn không nên trả lời linh tinh, như vậy quản lý của online math sẽ trừ điểm hỏi đáp của bạn đấy!

18 tháng 1 2018

Đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó là phát triển về nền văn hóa, nền văn minh nước nhà. Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại. Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học thì những hành vị đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.

Nói chuyện riêng trong giờ học, tức là họ – những người học sinh – nói, bàn bạc và thảo luận về những vấn đề rất “trọng đại, lớn lao” ko hề liên quan đến những gì mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp, chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào”, “kiểu tóc mới của mình ra sao”,…

Và cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành “chuyện thường ngày” ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta.

Để rồi những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoăc tất cả những kiến thức, thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Và mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu” mà ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn do họ gây ra.

Trên tất cả, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học có thể nói là một hành vi vô cùng vô văn hóa, thật khó có thể chấp nhận dc khi nó được thực hiện bởi những người đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó, tức là đã không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình, cho những người xung quanh mình và cho cả chính bản thân mình.

Hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng, đã đánh mất đi tinh thần hiếu học với những người cầm phấn có một phương pháp giảng dạy rất ư là “hấp dẫn”, “hấp dẫn” đến nỗi khiến người học khó có thể mà tập trung vào bài học được. Một tiết học mà người dạy vô cùng nhàm chán, khô khan thì làm sao có thể khiến học sinh chú ý và một học sinh lười biếng, không có lòng tự trọng thì dù tiết học có hay, sinh động đến thế nào đi chăng nữa thì cũng ko thể khiến người học sinh đó chú ý được.

Để hành vi vô văn hóa này được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết, mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học. Ngoài ra, những người đứng lớp cũng phải tự xem xét lại phương pháp giảng dạy của mình tại sao lại không thể thu hút được sự chú ý của học sinh để từ đó sữa chữa, rút kinh nghiệm. Và cuối cùng thì sự phản đối, thái độ đấu tranh của các bạn khi hặp những hành vi này cũng khiến nó trở nên dần dần biến mất.

Nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính mình nhé.

25 tháng 1 2019
Lối sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta tồn tại.

Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học là vô cùng quan trọng đối với học sinh. Học tập cho chúng ta tri thức, những hiểu biết về thế giới xung quanh và hoàn thiện cho ta một phần nhân cách, thì những hành vi đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong giờ học.

Chúng ta sẽ không cảm thấy lạ với việc hai ba bạn học sinh ngồi chung một bàn hay ngồi bàn trên bàn dưới, thậm chí ngồi cách xa mấy bàn tán với nhau một bạn, một sự việc nào đó, hay chỉ đơn giản nói về cái áo, đôi giầy của bạn nam, chiếc nơ buộc tóc của bạn nữ… Những câu chuyện không thành chuyện đó vẫn xảy ra hàng ngày trong các tiết học, nhiều em coi đó là bình thuờng lại ẩn chứa những tác hại nghêm trọng.

ững cuộc hội thoại, giao tiếp chỉ hình thành khi có đủ 2 tác nhân: người nói và người nghe. Do đó, việc phản hồi qua lại giữa các nguồn thông tin từ bạn bè trong lớp sẽ khiến môi trường lớp học trở lên ồn ào và ầm ĩ. Cách tốt nhất để từ chối với bạn bè khi họ có nhu cầu nói chuyện với bạn là dành cho họ một lời đề nghị ân cần: “Mình đang để ý xem cô/thày giáo đang giảng gì. Chúng ta sẽ nói chuyện với nhau sau khi tiết học kết thúc nhé’. Hiển nhiên, người bạn đó không những sẽ gật đầu mà còn rất vui khi bạn đã rất lịch sự với họ. Chúng ta có thể thấy một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ví dụ như: Các em nói chuyện và làm việc riêng chủ yếu trong những trường hợp giáo viên giảng quá nhiều, các bạn phát biểu (còn mình không được phát biểu)... Khi đó, có thể các em không hiểu, không hứng thú khi nghe những điều giáo viên nói, bạn trình bày. Có nhiều em giơ tay phát biểu không được giáo viên gọi thì lập tức quay sang nói chuyện với bạn.

Những có một thực tế là, năng lực và hứng thú nhận thức của học sinh trong lớp không giống nhau, có em nhanh, em chậm... Thường, những em chậm thì không hiểu lời giáo viên giảng, không làm được bài tập của mình, không theo kịp các bạn nhanh nên mất hứng thú, chán, đâm ra nói chuyện riêng, làm việc riêng.
Giáo viên chỉ chú ý đến một số học sinh phía trên gần bục giảng, những em ngồi phía sau thì ít được chú ý hơn, thậm chí một số giáo viên cứ quay lưng với lớp viết bảng, giảng giải.... Khi ít được chú ý, những em này dễ "tranh thủ cơ hội" để nói chuyện riêng.

Hoặc một vài giáo viên yêu cầu học sinh ngồi nghiêm ngắn hệt như những bức tượng, điều đó gây căng thẳng, mệt mỏi, làm cho các em "buộc" phải cựa quậy, nói chuyện riêng cho "miệng được vận động".
Kết quả của việc nói chuyện riêng trong lớp, tác hại đầu tiên là các em đã đánh mất lợi ích của cá nhân mình, vì nó khiến các em các em không thể tiếp thu hết kiến thức trên lớp mà thầy cô giảng. Bởi bộ não của con người chỉ hoạt động có mức độ và phạm vi nhất định, nên ta không thể vừa nghe giảng lại vừa hăng say nói chuyện riêng được. Nếu các em không hiểu bài trên lớp thì về nhà không làm bài tập được, vì thế lực học giảm sút, dần sẽ mất gốc khiết thức. Mà một khi kiến thức mất gốc thì việc học lên cao là không thể, nhiều em quay ra học lại nhưng việc đó tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của bố mẹ mà hiệu quả lại không cao.

Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.

Một vài bạn đã thổ lộ tâm sự của mình khi nói về việc mất tập trung hay nói chuyện và làm việc riêng trong lớp ví dụ như: Em thấy việc không tập trung nghe giảng, làm việc riêng hay mất trật tự trong lớp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của mình mà còn gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. Có lần chỉ vì mải mê xem các bạn ngồi cạnh chơi game trên điện thoại trong giờ học môn toán mà em không nghe được cô giáo giảng về cách giải một dạng toán. Bài kiểm tra một tiết lại có nhiều câu hỏi rơi đúng vào dạng toán này nên em phải nhận ngay "quả trứng ngỗng". Sau lần ấy, em tự hứa với mình sẽ luôn tập trung trong mọi tiết học. Mỗi buổi tối sau khi hoàn thành bài tập ở nhà, em có thói quen đi ngủ sớm thay vì ngồi "ôm" máy tính để sáng hôm sau đi học sẽ tỉnh táo để lĩnh hội mọi kiến thức thầy cô giáo.

Đôi lúc trong giờ học em thấy rất khó tập trung nên hay ngủ gật hoặc nói chuyện với các bạn xung quanh. Mặc dù ở nhà cũng có điện thoại, internet để nhắn tin, chat chit với nhau nhưng mỗi khi tới lớp, chúng em vẫn còn vô số chuyện để "buôn". Các bạn trai thì bàn chuyện bóng đá với phim ảnh võ thuật, con gái thì "buôn" đủ thứ chuyện từ quần áo, mua sắm, ăn quà vặt đến chuyện đời tư của ca sĩ, diễn viên... Nhưng em chỉ không chú ý nghe giảng trong giờ các môn học thuộc thôi. Vì những môn đó không đòi hỏi phải hiểu bài cặn kẽ, hầu như chỉ cần chép bài đầy đủ và học thuộc bài trước khi đến lớp là xong. Còn môn chính thì em vẫn luôn tập trung nghe giảng.

Đây cũng là tình trạng thực tế đang diễn ra trong giờ học hiện nay và hậu quả thì chính các bạn học sinh của chúng ta hứng chịu, kéo theo cả các bậc phụ huynh thân yêu nữa. Hiện tượng này đang “Đe dọa” nền giáo dục của chúng ta và hình thành nên những nhân cách con người xấu trong xã hội. Để khắc phục vấn đề này thì giáo viên nên chủ động tăng cường tổ chức hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhân với những phương pháp như thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm, giải quyết vấn đề... nhằm phát huy tính tích cực, gây hưng thú học tập cho học sinh; hạn chế giảng.

Thứ hai các thấy cô giáo nên chú ý nhiều hơn đến những em chậm, ví dụ: cho ngồi các bàn phía trên, yêu cầu làm những bài tập cơ bản, hỗ trợ thường xuyên và kịp thời, cho học sinh giỏi ngồi cạnh để giúp đỡ, trao đổi với gia đình để kèm thêm ở nhà...

Thứ ba là cần chú ý đến mọi học sinh, nhất là những em hay nói chuyện riêng. Giáo viên nên "ra tín hiệu" rằng "cô biết hết tất cả", thể hiện sự quan tâm nhưng nghiêm khắc của mình. Tránh, hạn chế hiện tượng quay lưng về phía các em.

Thứ tư là nên đưa những nội dung hấp dẫn, gắn liền cuộc sống của trẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức các em, sử dụng phương tiện trực quan thích hợp...

Thứ năm là giáo viên phải rèn nề nếp từ khi các em vào lớp 1, trong đó, giúp trẻ hiểu được nội quy học tập, tác hại của hành vi nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học... Nên nhớ: "Măng non dễ uốn".

Thứ sáu là nên thường xuyên thay đổi các "cặp" học sinh cùng bàn, "chia cắt" những em "hợp cạ" ngồi tách xa nhau; đưa những em "lắm mồm" lên ngồi phía trên, ngồi gần cán bộ lớp, tổ; thường xuyên thay đổi vị trí ngồi của học sinh trong lớp.

Tóm lại nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn và những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, lớp học của chính. Ngoài tác động tích cực của chính bản thân học sinh, thì giáo viên cần liên hệ với phụ huynh để các bậc cha mẹ nhắc nhở trẻ, sử dụng tập thể học sinh để các em nhắc nhở lẫn nhau... Trong mọi trường hợp giáo viên cần tôn trọng học sinh, đặt lợi ích của các em lên hàng đầu. TÔN TRỌNG + YÊU THƯƠNG + NGHIÊM KHẮC + PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC là "liều thuốc" hữu hiệu nhất.

25 tháng 1 2019

*mở bài: nêu vấn đề cần nghị luận.
cái này chắc bạn nêu đc chứ?
nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò....giới học trò đa chiêu mà nhiều thứ đáng nói....Việc bắt gặp tình trạng học sinh ngồi nói chuyện riêng trog giờ học quả rất phổ biến...
* thân bài:
- thực trạng:học sinh thường nói chuyện riêng trong giờ
- nguyên nhân:có nhiều nguyên nhận
từ học sinh : lười,ko tập trung, chủ quan vào bài,ham buôn chuyện (từ gia đình cũng có)
từ giÁO viên: cách giảng ko hay dễ tạo cho hs của mình cảm giác chán ngán buồn ngủ
-hậu quả : giáo viên ko buồn dạy,học sinh chả muốn học. Gây khó khăn trog quan hệ giữa thầy và trò.Điểm kém xuất hiện nhiều ,tình trạng cop bài khi kiểm tra trở nên phổ biến=>chất lượng học bị giảm

- biện pháp giải quyết : tăng cường chất lượng dạy và học:
Cải tiến phương pháp: xóa bỏ cách dạy đọc chép lỗi thời thay vào đó là cách dạy dựa trên công ngệ hiện đại
Tăng cường ý thức của học sinh
* kết bài: nêu bài học cho bản thân