K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2021

     Tham khảo

        Giữa buổi giao thời này chắc chẳng cần nói thêm về những tật xấu, thói hư, muôn hình vạn trạng, dường như mỗi con người đều có một mảng tối riêng cùng song hành với một thói quen xấu nào đó. Trong đó có một trong nhóm “tứ đổ tường” mà từ xa xưa con người vẫn luôn mắc phải, thói hư khiến ta chông chênh đứng giữa hai bờ còn mất. Vâng, đó chính là cờ bạc. Như đã nói ở trên, thói quen này đã in sâu vào con người như một loại ma tuý gây nghiện, không thể nào từ bỏ được nó. “Dân trong ngành” gọi “chỉ là chơi vui thôi mà” thế mà “không chơi nhớ không chịu được”, một cuộc chơi may rủi…

Dẫu biết rằng nay có thể sống trong đầy đủ, nhưng ngày mai trong ván cờ cược đã hoá mình tay trắng. Biết rõ là vậy nhưng chẳng thể thoát ra khỏi vòng mê muội. Có những người xa rời chốn thành thị, nơi người ta bảo dễ nhiễm thói hư tật xấu để đến những vùng quê sống đời nông nghiệp, những tưởng rằng nơi vùng quê nghèo đói, khô cằn, họ sẽ ý thức được cuộc sống hơn, chăm chỉ làm ăn hơn, thế nhưng,…bàn tay của cờ bạc vẫn phủ tới nơi đây. Vì cờ bạc: bán xe, bán nhà, ruộng vườn,…kể cả đất tổ. Nơi họ sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu tình cảm, ký ức cũng bị xoáy theo những ván cờ. Cả bản thân, linh hồn họ chẳng thiết thì nói chi đến đất tổ cha ông. Nhưng đôi khi cũng có kẻ vẫn còn ý thức, quay đầu lại tìm về bên người thân.

 

Trong khi viết về đề tài “cờ bạc” này, tôi đã có dịp chứng kiến về câu chuyện của một con nghiện cờ bạc. Vì cờ bạc mà trắng tay, trắng tay về vật chất đã đành, vợ con cũng chẳng còn. Chẳng thể trách cô vợ phụ nghĩa vong tình, chẳng ai dám đặt cả cuộc đời mình lên canh bạc để rồi chẳng còn tương lai, chẳng biết về đâu, phần thắng chỉ là mịt mù xa vợi, khi đã vượt quá sức chịu đựng, đành ra đi. Khi ấy, sợi dây ràng buộc, những đứa con. Chúng sẽ ra sao? Gia đình góp phần ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ, đến lúc không còn cha mẹ bên cạnh chăm lo dạy dỗ, với hình ảnh người cha vô trách nhiệm, người mẹ quay lưng, chúng sẽ thế nào đây? Bơ vơ không người thân, tự buông trôi cuộc đời, sống không cần ngày mai? Dễ nhận thấy đấy là con đường mà những đứa con sẽ vướng vào khi lạc lối..

Giá như cuộc đời không có những điều phải ngỡ ngàng tiếc nuối thì sẽ đẹp biết bao! Thế nhưng, vâng, lại thêm một lần tiếc nuối, cờ bạc như một con ma bám víu những kẻ đã trót sa chân vào vũng lầy, ngựa quen đường cũ, biết chừng nào mới thoát ra được? Ranh giới mong manh giữa sự còn và mất, ai sẽ tỉnh giấc giữa vòng mê muội?

24 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé!

Sự phát triển mạnh như vũ bão của kinh tế đã mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho đất nước. Nhu cầu của con người ngày càng cao tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng. Cờ bạc là một “con sâu đục khoét” những ai sa vào tệ nạn này. Nó để lại nhiều hậu quả xấu nếu như không sớm thoát khỏi ma lực của tệ nạn này.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay đang được mọi người bàn luận rất nhiều về nguồn gốc, tác hại và biện pháp hạn chế như thế nào. Trước hết cần hiểu được “cờ bạc” ở đây có nghĩa là gì? Theo cách hiểu thông thường thì cờ bạc chính là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình. Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn, vận may lớn thì cũng có những xui xẻo lớn. Cờ bạc là một “con bài ăn may” nên chúng ta không thể lường trước được điều gì xảy ra.

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh… Dù dưới hình thức nào thì nó cũng chỉ dựa vào vận may để “chờ” tiền vào túi. Những ai một khi đã sa vào tệ nạn này thì rất khó có thể dứt bỏ, bởi cờ bạc có chất gây nghiện khó cưỡng chế lạ.

Trong xã hội Việt Nam thì cờ bạc chính là một hành vi vi phạm pháp luật, cần nghiêm cấm và có những hình phạt thích đáng cho những ngày vi phạm nó. Tuy nhiên hình thức cờ bạc hiện nay được diễn ra không công khai, rất bí mật. Thực ra cờ bạc lúc đầu người ta chỉ xem như một thú vui giải trí bình thường, chơi cược với nhau một ván bài mấy chục nghìn, dần dần cao hứng lên thì chơi tiền trăm, sau đó tiền triệu…

Những đất nước đang phát triển như Việt Nam thì tệ nạn cờ bạc diễn ra rất nhiều, vì chúng ta chỉ mới ở ngưỡng phát triển, phải trải qua nhiều thử thách, nhiều cạm bẫy và cám dỗ, nếu không vượt qua được sẽ sa lưới.

Tệ nạn cờ bạc không chỉ diễn ra ở một độ tuổi nhất định, một vùng miền nhất định. Nó diễn ra ở nhiều độ tuổi, nhiều vùng miền với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam có thể nói tỉ lệ dễ sa vào cờ bạc nhất chính là những trẻ vị thanh niên. Cũng bởi vì các em còn trẻ, dễ sa đọa, dễ bị dụ dỗ nên tệ nạn cờ bạc các em sa vào là điều bình thường.

Tệ nạn cờ bạc dẫn đến rất nhiều hậu quả mà không có “con bạc” nào có thể lường trước được. Không ít gia đình đã bị li tán do nợ nần chồng chất, chạy nợ, trốn nợ. Hình ảnh mẹ già con thơ nheo nhóc chỉ vì ba của nó chơi bài, chơi cá độ thua sạch tiền, bán cả nhà, bán cả đất vẫn không đủ trả nợ. Đối với những người trẻ thì tệ nạn cờ bạc sẽ phá hủy cả một con người, phá hủy tuổi trẻ và những ước mơ còn dang dở. Thử nghĩ mà xem nếu trẻ sa vào những canh bạc thì thời gian dành cho nó nhiều hơn dành cho những việc có ích khác.

Tệ nạn cờ bạc là một mối hiểm họa cho cả xã hội, không phải là chuyện của riêng ai. Vì vậy, các cơ quan địa phương có liên quan cần thiết phải có biện pháp phòng chống, hạn chế để có thể mang lại một môi trường sống lành mạnh hơn. Người trẻ chúng ta cần nên biết được việc gì nên làm, việc gì không nên để có thể trở thành người công dân tốt cho xã hội

31 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé

Sự phát triển mạnh như vũ bão của kinh tế đã mang đến nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho đất nước. Nhu cầu của con người ngày càng cao tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng. Cờ bạc là một “con sâu đục khoét” những ai sa vào tệ nạn này. Nó để lại nhiều hậu quả xấu nếu như không sớm thoát khỏi ma lực của tệ nạn này.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay đang được mọi người bàn luận rất nhiều về nguồn gốc, tác hại và biện pháp hạn chế như thế nào. Trước hết cần hiểu được “cờ bạc” ở đây có nghĩa là gì? Theo cách hiểu thông thường thì cờ bạc chính là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình. Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn, vận may lớn thì cũng có những xui xẻo lớn. Cờ bạc là một “con bài ăn may” nên chúng ta không thể lường trước được điều gì xảy ra.

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh…Dù dưới hình thức nào thì nó cũng chỉ dựa vào vận may để “chờ” tiền vào túi. Những ai một khi đã sa vào tệ nạn này thì rất khó có thể dứt bỏ, bởi cờ bạc có chất gây nghiện khó cưỡng chế lạ.

Trong xã hội Việt Nam thì cờ bạc chính là một hành vi vi phạm pháp luật, cần nghiêm cấm và có những hình phạt thích đáng cho những ngày vi phạm nó. Tuy nhiên hình thức cờ bạc hiện nay được diễn ra không công khai, rất bí mật. Thực ra cờ bạc lúc đầu người ta chỉ xem như một thú vui giải trí bình thường, chơi cược với nhau một ván bài mấy chục nghìn, dần dần cao hứng lên thì chơi tiền trăm, sau đó tiền triệu…

Những đất nước đang phát triển như Việt Nam thì tệ nạn cờ bạc diễn ra rất nhiều, vì chúng ta chỉ mới ở ngưỡng phát triển, phải trải qua nhiều thử thách, nhiều cạm bẫy và cám dỗ, nếu không vượt qua được sẽ sa lưới.

Tệ nạn cờ bạc không chỉ diễn ra ở một độ tuổi nhất đinh, một vùng miền nhất định. Nó diễn ra ở nhiều độ tuổi, nhiều vùng miền với nhiều mức độ khác nhau. Ở Việt Nam có thể nói tỉ lệ dễ sa vào cờ bạc nhất chính là những trẻ vị thanh niên. Cũng bởi vì các em còn trẻ, dễ sa đọa, dễ bị dụ dỗ nên tệ nạn cờ bạc các ems a vào là điều bình thường.

Tệ nạn cờ bạc dẫn đến rất nhiều hậu quả mà không có “con bạc” nào có thể lường trước được. Không ít gia đình đã bị li tán do nợ nần chồng chất, chạy nợ, trốn nợ. Hình ảnh mẹ già con thơ nheo nhóc chỉ vì ba của nó chơi bài, chơi cá độ thua sạch tiền, bán cả nhà, bán cả đất vẫn không đủ trả nợ. Đối với những người trẻ thì tệ nạn cờ bạc sẽ phá hủy cả một con người, phá hủy tuổi trẻ và những ước mơ còn dang dở. Thử nghĩ mà xem nếu trẻ sa vào những canh bạc thì thời gian dành cho nó nhiều hơn dành cho những việc có ích khác.

Tệ nạn cờ bạc là một mối hiểm họa cho cả xã hội, không phải là chuyện của riêng ai. Vì vậy, các cơ quan địa phương có liên quan cần thiết phải có biện pháp phòng chống, hạn chế để có thể mang lại một môi trường sống lành mạnh hơn. Người trẻ chúng ta cần nên biết được việc gì nên làm, việc gì không nên để có thể trở thành người công dân tốt cho xã hội.

31 tháng 1 2017

Trong cuộc sống , không ít những người nghiện cờ bạc làm mọi người trong gia đình phải khốn khổ dẫn đến cảnh nợ nần chồng chất.

(Mk nghĩ vậy)

23 tháng 9 2018

Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. HS có thể lựa chọn những đồ dùng khác nhau như phấn, bảng, bút...Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay – thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích nghiện internet là gì? (2đ):

      + Là hiện tượng phổ biến, đáng báo động của giới trẻ ngày nay.

      + Nghiện là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Nghiện internet là việc dành phần lớn thời gian để dùng internet đến mức không thể kiểm soát, tách rời hay sống thiếu nó được.

   - Phân tích – chứng minh (5d):

Biểu hiện:

      + Thờ ơ với mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào internet thời gian dài và liên tục.

      + Bần thần, thẫn thờ nếu không được sử dụng internet.

      + Sống không giao lưu với ai ngoài các thiết bị internet, xa cách cộng đồng.

Thực trạng:

      + Công nghệ thông tin phát triển, thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại, các quán net mọc lên như nấm, phục vụ 24/24.

      + Các trò chơi trên internet được sáng tạo ra ngày một nhiều hơn.

      + Số lượng người thường xuyên sử dụng internet vào mục đích giải trí đến mức say mê ngày một nhiều.

Nguyên nhân:

      + Thời đại công nghệ số, khoa học máy tính phát triển ở mức độ cao, nhiều trò chơi được tạo ra trên internet có sức hấp dẫn mạnh mẽ.

      + Cha mẹ buông lỏng quản lí con cái, không quan tâm đến con, để chúng làm theo ý thích.

      + Lối sống buông thả, ham chơi của một bộ phận giới trẻ.

Hệ quả:

      + Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm, tự kỉ...

      + Tốn thời gian, tiền bạc.

      + Ảnh hưởng đến công việc, học tập.

      + Sống ảo, thờ ơ với cuộc sống thực tại.

Giải pháp:

      + Tuyên truyền về sử dụng internet một cách khoa học.

      + Thắt chặt quản lí đối với các quán game online phục vụ 24/24.

      + Mở ra nhiều sân chơi bổ ích cho giới trẻ tham gia thay vì ngồi trước màn hình máy tính.

   - Bình luận (2đ):

      + Nghiện internet là thói quen xấu, cần loại bỏ.

      + Bài học nhận thức và hành động: chú tâm vào học tập, tham gia các câu lạc bộ/ hoạt động bổ ích cho sức khỏe; tuyên truyền với các bạn về tác hại của nghiện internet...

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vấn đề: mọi người cần chung tay đẩy lùi hiên tượng nghiện internet, dành thời gian cho gia đình, công việc...

8 tháng 9 2023

Cho mk hỏi cái này yêu cầu viết đoạn thôi hay cả bài ạ?

8 tháng 9 2023

đoạn văn bạn ạ

 

26 tháng 8 2016

1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.

2. Thực trạng:

  • Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
  • Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.

3. Tác hại:

  • Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
  • Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
  • Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
  • Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

4. Nguyên nhân:

  • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
  • Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
  • Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
  • Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.

5. Giải pháp và liên hệ:

  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
  • Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.

Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.

26 tháng 8 2016

1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.

2. Thực trạng:

  • Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
  • Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.

3. Tác hại:

  • Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
  • Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
  • Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
  • Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

4. Nguyên nhân:

  • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
  • Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
  • Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
  • Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.

5. Giải pháp và liên hệ:

  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
  • Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.

Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.

29 tháng 4 2019

Đề 1:

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

29 tháng 4 2019

Đề 2:

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Trong thời đại hiện nay, giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự hủy hoại bản thân. Nhiều người trẻ hiện nay đã quá chú trọng đến việc thể hiện bề ngoài hơn là chăm sóc bản thân từ bên trong. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc trang điểm, thời trang, tập thể dục để có một thân hình hoàn hảo, nhưng không quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình.

Thêm vào đó, việc sử dụng các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, máy tính, trò chơi điện tử cũng đang gây ra nhiều hại cho sức khỏe của giới trẻ. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng các thiết bị này, không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn và thị lực của họ mà còn gây ra các vấn đề về thần kinh và giấc ngủ.

Sự hủy hoại bản thân của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại và cần được chú ý để giải quyết. Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ, tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình để có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc

7 tháng 7 2021

tham khảo:
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lựu học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỉ luật chưa đủ sức răn đe. Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.
 

7 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Trong cuộc sống,mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó . Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Những người như vậy chắc hẳn là những con người không tử tế bị xã hội coi thường khinh bỉ, ra vẻ huyên hoang. Làm xấu đi bộ mặt của nhà trường . Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.

Lòng biết ơn được xem là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Nó được coi như thước đo phẩm giá, nhân cách đạo đức của một người. Vậy lòng biết on có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Vậy lòng biết ơn có nghĩa là gì? Lòng biết ơn đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình vượt qua cơn hoạn nạn khó khăn. Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Khi biết ơn một ai đó đã giúp đỡ, cưu mang mình vượt qua số phận ngặt nghèo, vất vả, nó khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn trong nhân cách, trong suy nghĩ của mình, giúp cho ta tin tưởng, tin yêu thêm trong cuộc sống. Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn là cơ sở xây dựng nên những thứ tình cảm tốt đẹp khác nữa như tình cảm bạn bè, tình yêu thương, lòng kính trọng,… Và trong một khía cạnh khác của cuộc sống, khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp mà người khác mang lại cho ta, ta cần phải nhớ ơn đến người đó. Ví như, bổn phận là con cái chúng ta phải luôn luôn nhớ ơn ba mẹ đã khổ nhọc sinh thành, nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Không chỉ nhớ ơn ba mẹ, mà còn phải biết ơn thầy cô – những người lái đò thầm lặng, luôn mang đến cho chúng ta những điều kì diệu, tuyệt vời của kiến thức nhân loại, những tình cảm thiêng liêng từ trường lớp. Đồng thời, để ta được hưởng những thành quả ngày hôm nay với một đất nước hoà bình, độc lập, tự do và hạnh phúc, cha anh ta đã phải đổ biết bao xương máu, nước mắt để đánh đổi. Họ đã phải hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình. Vì vậy, bổn phận của chúng ta là phải luôn khắc cốt ghi tâm sự hi sinh cao cả đó. Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta cũng đã để lại muôn vàn câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự biết ơn như:

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Uống nước nhớ nguồn.

– Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Mặt khác, bên cạnh những con người luôn biết ơn là những kẻ vong ơn bội nghĩa. Những con người này cuộc sống có tốt đẹp hơn một chút thì lại vội vàng quên đi cội nguồn, gốc gác của mình. Quên đi những người đã mang đến cho họ cuộc sống ấm êm, hạnh phúc và sự trưởng thành, họ đã quên đi người cha người mẹ, người thầy, người cô của mình. Những kẻ không bao giờ biết ơn đã đề cập ở trên chắc chắn chính là những kẻ cần phải bị xã hội lên án, phê phán. Những câu tục ngữ, ca dao cũng đề cập đến vấn đề này như:

– Qua cầu rút ván.

– Có trăng quên đèn.

– Có mới nới cũ.

– Được cá quên nơm.

– Ăn cháo đá bát.

– Vong ân bội nghĩa.

– Có mới thì nới cũ ra

Mới để trong nhà, cũ để ngoài sân.

Tóm lại, lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người. Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm bởi đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Riêng bản thân em, em sẽ luôn nhớ ơn ba mẹ mình, thầy cô của mình và luôn ý thức có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.

26 tháng 2 2020

Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh như biết ơn cội nguồn, biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước, biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại… Lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những diều rất nhỏ. Đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Cho nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

P/s : mạng nhé bạn !