Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nước Nga (Liên xô)
Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
T2. 1917 | Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi | Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại. |
7.11.1917 | CMT10 Nga thắng lợi | - Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản. - Thành lập nước cộng hoà xô viết và xoá bỏ chế độ người bóc lột người. |
1918- 1920 | Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết | Xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới đánh thắng thù trong giặc ngoài. |
1921- 1941 | Liên xô xây dựng CNXH | Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá Nông nghiệp, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. |
Các nước khác
Thời gian | Sự kiện | Sự kiện |
1918- 1923 | Cao trào cách mạng châu Âu, châu Á. | Các Đảng cộng sản ra đời, quốc tế cộng sản thành lập |
1924- 1929 | Thời kỳ ổn định, phát triển của CNTB | Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng chính trị ổn định. |
1929- 1933 | Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. | Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, bất ổn định. |
1933- 1939 | Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng. | - Đức, Ý, Nhật: Phát xít hoá chế độ chính trị. - Anh, Pháp, Mĩ: Cải cách kinh tế- xã hội. |
1939- 1945 | Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. | - 72 nước trong tình trạng chiến tranh. - CNPX thất bại. - Thắng lợi thuộc về Liên xô và nhân loại tiến bộ. |
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả, ý nghĩa |
Nước Nga - Liên Xô |
|||
|
|
|
|
Các nước tư bản (1918 - 1939) |
|||
|
|
|
|
Các nước châu Á |
|||
|
|
|
|
Chiến tranh thế giới thứ hai |
Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
T2. 1917 | Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi | Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại. |
7.11.1917 | CMT10 Nga thắng lợi |
- Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản. - Thành lập nước cộng hoà xô viết và xoá bỏ chế độ người bóc lột người. |
1918- 1920 | Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết | Xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới đánh thắng thù trong giặc ngoài. |
1921- 1941 | Liên xô xây dựng CNXH | Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá Nông nghiệp, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. |
Các nước khác
Thời gian | Sự kiện | Sự kiện |
1918- 1923 | Cao trào cách mạng châu Âu, châu Á. | Các Đảng cộng sản ra đời, quốc tế cộng sản thành lập |
1924- 1929 | Thời kỳ ổn định, phát triển của CNTB | Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng chính trị ổn định. |
1929- 1933 | Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. | Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, bất ổn định. |
1933- 1939 | Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng. |
- Đức, Ý, Nhật: Phát xít hoá chế độ chính trị. - Anh, Pháp, Mĩ: Cải cách kinh tế- xã hội. |
1939- 1945 | Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. |
- 72 nước trong tình trạng chiến tranh. - CNPX thất bại. - Thắng lợi thuộc về Liên xô và nhân loại tiến bộ. |
Bảng thống kê những sự kiện lịch sử chính của lịch sử hiện đại từ năm 1917- 1945
Niên đại | Những sự kiện chính | Kết quả |
Tháng 2-1917 | Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi . | -Lật đổ chế độ Nga Hòang . -Hai chính quyền song song tồn tại . |
7-11-1917 | Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi . | -Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản . -Thành lập nước Cộng hòa Xô viết và chính phủ Xô Viết , xóa bỏ chế độ người bóc lột người , xây dựng chế độ mới . |
1918-1921 | Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyến xô Viết . | Xây dựng hệ thống chính trị – nhà nước mới , thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa , đánh thắng thù trong giặc ngoài. |
1921-1941 | Liên Xô xây dựng CNXH . | -Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa , tập thể hóa nông nghiệp . -Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN . |
1918-1923 | Cao trào cách mạng ở Châu Âu , châu Á. | -Các Đảng Cộng sản thành lập . Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào . |
1924-1929 | Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB . | Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh , chính trị ổn định . |
1929-1933 | Khủng hỏang kinh tế ở Mỹ và lan rộng ra tòan thế giới tư bản . | Kinh tế giảm sút nghiêm trọng , thất nghiệp, bất ổn về chính trị . |
1933-1939 | Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hỏang kinh tế . | -Đức- Ý- Nhật phát xít hóa chế độ chính trị , chuẩn bị chiến tranh bành trướng xâm lược . - Anh- Pháp- Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị , duy trì chế độ dân chủ tư sản . |
1939-1945 | Chiến tranh thế giới thứ hai . | - Thế giới trong tình trạng chiến tranh . -CNPX Đức – ý -Nhật thất bại hòan tòan -Thắng lợi về Liên Xô, các nước đồng minh và nhân loại tiến bộ trên tòan thế giới . |
Chọn một số sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1917-1945, giải thích lý do chọn sự kiện đó :
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công , chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước đã tác động to lớn đến tình hình thế giới .
- Phong trào cách mạng ở các nước tư bản Âu- Mỹ 1918-1923 lên cao và có bước chuyển biến mới , ở nhiều nước Đảng Cộng sản ra đời , Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng đi theo con đường cách mạng tháng Mười .
- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Châu Á , cùng với sự phát triển của phong trào tư sản , giai cấp tư sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng .
- Sau vài năm phát triển , các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933 dẫn đến sự thắng lợi và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít Đức , Ý , Nhật . Trong khi đó để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế , Anh –Pháp -Mỹ thực hiện cải cách kinh tế – xã hội .
- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại , đã kết thúc một thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.
- Như một sự tiếp nối của cuộc cách mạng công nghiệp, trong thời kì này nhiều tiến bộ khoa học và kĩ thuật đã đạt được. Nhờ đó, đã diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất, thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị - xã hội của các quốc gia và thế giới.
- Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Nhà nước Xô viết, chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên đã được xác lập ở một nước trên thế giới. Vượt qua mọi khó khăn gian khổ, Nhà nước Xô viết đã đứng vững và vươn lên mạnh mẽ, trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
- Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới đã bước sang một thời kì phát triển mới. Đó là cao trào cách mạng ở châu Âu trong những năm 1918 – 1923, sự lan rộng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, sự ra đời của các đảng cộng sản ở nhiều nước, sự thành lập và hoạt động của Quốc tế Cộng sản.
- Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. Trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939), chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn: biến động cách mạng (1918 - 1923), ổn định và tăng trưởng kinh tế (1924 - 1929), khủng hoảng kinh tế và sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới (1929 -1939).
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Dù theo các chế độ chính trị khác nhau, các quốc gia - dân tộc đã liên minh cùng nhau trong khối Đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít tàn bạo, cứu loài người thoát khỏi những thảm hoạ man rợ của chúng. Ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ và Anh là lực lượng trụ cột, đi đầu trong cuộc chiến đấu cao cả ấy. Sau chiến tranh, lịch sử thế giới bước sang một chương mới
Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) bao gồm:
1. Thời kì này diễn ra những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại
2. Chủ nghĩa xã hộiđược xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản
3. Phong trào cách mạng thế giớibước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai
4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhấttrên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại
Đáp án cần chọn là: A
Trong giai đoạn lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) anh chị ấn tượng với sự kiện nào nhất? Vì sao?
Tham khảo: Giới thiệu về Nguyễn Huệ
+ Nguyễn Huệ sinh năm 1753, là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.
+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh - góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.
+ Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông.
Cách đây 105 năm, ngày 7-11-1917, dưới sự lãnh đạo thiên tài của V.I.Lênin và Đảng Bolshevik, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đứng lên lật đổ chế độ cũ, lập nên nhà nước công-nông đầu tiên trên thế giới, mở ra thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Từ đây, chủ nghĩa xã hội (CNXH) được biết đến không chỉ là lý tưởng, khát vọng giải phóng và mục tiêu phát triển mà còn là sức mạnh giải phóng trong thực tế, là chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) trở thành hiện thực sinh động.
Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đánh dấu lần đầu tiên ở một đất nước chiếm 1/6 diện tích thế giới, cuộc cách mạng của những người vô sản đã chặt đứt một mắt xích quan trọng của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và đưa lực lượng của công nhân, nông dân, trí thức lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới XHCN. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, Hội đồng Dân ủy do V.I.Lênin đứng đầu đã thông qua sắc lệnh thành lập Hồng quân công-nông.
V.I.Lênin chỉ rõ: “Muốn bảo vệ chính quyền của công nông... chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ... Có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô địch”. Sự ra đời quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản Nga là nét sáng tạo, độc đáo của Cách mạng Tháng Mười, trở thành công cụ bạo lực sắc bén của Đảng Bolshevik và Nhà nước XHCN nhằm củng cố, bảo vệ thành quả cách mạng và chính quyền Xô viết non trẻ.
Sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga Xô viết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã thực hiện “Chính sách kinh tế mới” (NEP) của V.I.Lênin, tiến hành khôi phục, xây dựng đất nước từ nghèo nàn, chậm phát triển dưới chế độ chuyên chế Sa hoàng, đã có sự phát triển mạnh về kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, y tế... Từ tiềm lực về sức mạnh chính trị-tinh thần, kinh tế, quân sự của mình, Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) đã đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định đối với chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cứu nhân loại thoát khỏi chủ nghĩa phát xít bạo tàn. Chính sự tồn tại và phát triển của Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới-thành quả của Cách mạng Tháng Mười, cùng với việc đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít, đã tạo ra những tiền đề thuận lợi để giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới đẩy mạnh sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển sang một thời kỳ mới.
Noi theo tấm gương của Cách mạng Tháng Mười Nga, trong thế kỷ 20, các dân tộc bị áp bức, nô dịch trên thế giới đã liên tiếp vùng lên đấu tranh đòi quyền độc lập, tạo thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc rất mạnh mẽ, tấn công làm rung chuyển và phá vỡ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười soi đường, dẫn lối, đã có hơn 100 quốc gia, dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin vùng lên đấu tranh đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và giành được độc lập dân tộc về chính trị. Nhiều quốc gia, dân tộc đã lựa chọn lý tưởng XHCN làm định hướng phát triển, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
Em cần đọc kĩ câu hỏi, sưu tầm tài liệu,...có liên quan đến "lịch sử thế giới hiện đại" nhé.