Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hình 1: Cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của bạn trong hình là âm thầm chịu đựng một mình. Đây là cách ứng xử là không nên. Vì khi có chuyện buồn chúng ta không nên tự chịu đựng một mình.
- Hình 2: Cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của bạn trong hình là tâm sự, chia sẻ với bạn. Cách ứng xử của bạn rất tốt. Vì khi chia sẻ với bạn bè, sẽ giúp chúng ta sẽ phần nào bớt được cảm xúc tiêu cực, ngoài ra bạn bè sẽ cho chúng ta những hướng giải quyết nỗi buồn.
- Hình 3: Cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của bạn trong hình là chia sẻ với người thân. Cách ứng xử của bạn rất tốt. Vì khi chia sẻ với người thân, chúng ta sẽ phần nào bớt được cảm xúc tiêu cực, ngoài ra người thân sẽ cho chúng ta những hướng giải quyết nỗi buồn.
- Hình 4: Cách ứng xử khi buồn hoặc lo lắng của bạn trong hình là tìm cách giải quyết, nghĩ đến những điều tốt đẹp khác. Cách ứng xử của bạn rất tốt. Vì chỉ khi giải quyết được nỗi buồn thì chúng ta mới có thể vui vẻ và nghĩ đến những điều tốt đẹp khác sẽ giúp chúng ta điều hòa và ổn định cảm xúc.
- Tình huống 1: Em sẽ đi đường khác và sau đó báo cho thầy cô, người lớn để kịp thời sửa chữa. Vì tường bị nứt và hỏng như vậy rất nguy hiểm cho học sinh.
- Tình huống 2: Em sẽ nhắc nhở các bạn không được xả rác bừa bãi, sau khi ăn xong phải vệ sinh sạch sẽ. Vì giữ vệ sinh sân trường là trách nhiệm của mỗi học sinh. Các bạn khác đã vệ sinh sân trường rất sạch sẽ rồi vì vậy chúng ta phải giữ gìn cẩn thận.
Học sinh cùng bạn đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống đã chọn.
Tình huống 1: Em sẽ chào bác trước. Sau đó coi xem bài tập đang làm còn nhiều không, nếu còn nhiều em xin phép bác học trước, xíu ra chơi với bác sau. Nếu còn ít em sẽ ra chơi với bác, xíu bác về rồi mình học tiếp.
- Mọi người trong tranh đang:
+ Tranh 1: Các học sinh đang tìm lối thoát hiểm bằng cầu thang bộ
+ Tranh 2: Hai mẹ con đang cầu cứu
+ Tranh 3: Mọi người đang gọi 114
+ Tranh 4: Cậu bé đang dập lửa bằng nước.
- Nhận xét về cách ứng xử:
+ Tranh 1: Cách ứng xử của bạn rất đúng. Vì khi xảy ra hỏa hoạn không nên sử dụng thang máy.
+ Tranh 2: Cách ứng xử của người mẹ rất hợp lý. Khi xảy ra hỏa hoạn cần kêu để nhận được sự giúp đỡ.
+ Tranh 3: Cách ứng xử của mọi người rất đúng. Khi xảy ra hỏa hoạn cần kêu cứu và gọi 114 để nhận được sự giúp đỡ.
+ Tranh 4: Cách ứng xử của cậu bé là không nên. Vì cậu còn bé, dập nước như vậy rất nguy hiểm. Cần thông báo cho người lớn để tìm hướng xử lí.
Nếu em là bạn trong tình huống, em sẽ khuyên bố không nên thay cửa ra vào bằng cửa gỗ quý hiếm. Vì cửa hiện tại vẫn đang dùng tốt. Cửa gỗ quý hiểm vừa tốn kém, lãng phí vừa góp phân hủy hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường.
Học sinh trao đổi trong nhóm và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.
Đề xuất cách sử dụng hợp lí thực vật và động vật:
- Tiết kiệm giấy
- Không khai thác triệt để, cạn kiệt, trái phép thực vật và động vật.
- Không lãng phí thực vật và động vật.
- Nên tiết kiệm thực vật và động vật.
- Mua lượng thực phẩm vừa đủ.
- Khi thừa thực phẩm, cần gói lại và bảo quản trong tủ lạnh.
-….
Học sinh trao đổi trong nhóm và đóng vai thể hiện cách xử lí một trong hai tình huống đó.
Học sinh nhận xét cách xử lí của các bạn.
Hoc sinh đề xuất cách xử lí như câu 2.