K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giai đoạn

Bọt biển

Thủy tức

Người

Lấy thức ăn

Nhờ roi kéo nước qua các sợi hình trụ của cổ áo, các vụn thức ăn trong nước được thực bào vào trong tế bào cổ áo để tiêu hóa hoặc chuyển cho tế bào amip.

Xúc tu có tế bào gai làm tê liệt con mồi, đưa con mồi vào miệng đến túi tiêu hóa.

Thức ăn được đưa vào miệng.

Tiêu hóa thức ăn

Các vụn thức ăn được tiêu hóa nội bào trong tế bào cổ áo hoặc tế bào amip thành các chất dinh dưỡng.

Con mồi được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào: Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hóa thức ăn thành những phân tử nhỏ trong túi tiêu hóa (tiêu hóa ngoại bào). Những hạt thức ăn nhỏ được đưa bào tế bào tuyến để tiêu hóa tiếp nhờ các không bào tiêu hóa (tiêu hóa nội bào).

Thức ăn được vận chuyển trong ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học để tạo nên các chất dinh dưỡng.

Hấp thụ chất dinh dưỡng

Tế bào amip có khả năng di chuyển tự do trong thành cơ thể giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cho tế bào khác của cơ thể.

Các chất dinh dưỡng được giữ lại ở trong tế bào tuyến và có thể được vận chuyển cho tế bào khác của cơ thể.

Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.

Tổng hợp (đồng hóa) các chất

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ tham gia hình thành các sợi (gai) xương hoặc hình thành tế bào mới khi cần.

Các chất dinh dưỡng được tế bào sử dụng để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống.

Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống.

Thải chất cặn bã

Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài thông qua hình thức xuất bào rồi theo dòng nước thoát ra ngoài qua lỗ thoát nước.

Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài thông qua hình thức xuất bào rồi cũng đi ra ngoài môi trường qua lỗ miệng.

Những chất không hấp thụ được đi vào ruột già và biến đổi thành phân rồi đào thải ra ngoài qua hậu môn.

1 – Lấy thức ăn: Thức ăn được đưa vào miệng.

2 – Tiêu hóa thức ăn: Thức ăn được vận chuyển trong ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học để tạo nên các chất dinh dưỡng.

3 – Hấp thụ chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.

4 – Tổng hợp (đồng hóa) các chất: Chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào. Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống.

5 – Thải chất cặn bã: Những chất không hấp thụ được đi vào ruột già và biến đổi thành phân rồi đào thải ra ngoài qua hậu môn.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (quá trình tiêu hóa ở bọt biển), thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào). Ở một số loài động vật đa bào bậc thấp, có sự kết hợp cả hai hình thức tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào (tiêu háo bên ngoài tế bào) trong túi tiêu hóa.

Động vật có túi tiêu hóa: Ở ruột khoang và giun dẹp, thức ăn được biến đổi ngoại bào trong túi tiêu hóa, sau đó được hấp thụ vào tế bào và tiếp xúc được tiêu hóa nội bào. Thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng.
Động vật có ống tiêu hóa: Ở nhiều loài động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống, thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hóa. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. Ở một số loài động vật, thức ăn còn được tiêu hóa nhờ hệ vi sinh. Chất thải được thải ra ngoài qua hậu môn.

Giai đoạn tổng hợp

- Năng lượng hóa học được tích lũy trong các chất hữu cơ được tổng hợp từ năng lượng ánh sáng nhờ quá trình chuyển hóa của sinh vật quang tự dưỡng.

Giai đoạn phân giải

- Năng lượng hóa học được biến đổi thành ATP nhằm dễ dàng duy trì hoạt động sống của sinh vật và 1 phần trở thành nhiệt năng.

Giai đoạn huy động năng lượng

- ATP sẽ bị phá vỡ các liên kết giữa các gốc phosphate và giải phóng năng lượng thực hiện các hoạt động sống của sinh vật. Khi các hoạt động sống được thực hiện cũng sẽ tạo ra nhiệt năng.

Tham khảo!

Tên giai đoạn

Đặc điểm

Hình thành trứng, tinh trùng

Thông qua quá trình nguyên phân và giảm phân, trứng và tinh trùng được tạo ra mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

Thụ tinh tạo hợp tử

Một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

Phát triển phôi thai

Hợp tử phân chia tạo thành phôi, phôi phát triển thành thai.

Đẻ

Khi đủ thời gian phát triển, thai sẽ được đẩy ra khỏi tử cung của cơ thể mẹ nhờ quá trình đẻ.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).

 Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:

+ Tế bào bé là tế bào sinh sản

+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn

- Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).

Khác nhau :

– Quá trinh hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).

– Ọuá trình hình thành túi phôi : trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).

7 tháng 8 2023

Cơ quan sinh sản của rêu là Túi bào tử, rêu sinh sản bằng bào tử

- Rêu có cách sinh sản điển hình: Túi bào tử khi chín sẽ mở nắp và phát tán các bào từ (1n) ra môi trường, nảy mầm thành cây rêu mới. Thể giao tử của rêu bắt đầu từ khi tinh trùng 2 roi thụ tinh cho noãn ở túi noãn, kéo dài đến hết quá trình giảm phân tạo bào tử và mở túi bào tử để phát tán

- Sinh sản vô tính ở rêu diễn ra ở giai đoạn bào tử.

Quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của những loài trên (muỗi, trâu, sư tử) có những điểm giống nhau và khác nhau do sự thích nghi với những loại thức ăn khác nhau:

- Giống nhau: Muỗi, trâu, sử tử đều là những loài động vật có quá trình biến đổi thức ăn diễn ra trong ống tiêu hóa. Trong đó, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được tiêu hóa ngoại bào tạo thành chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ được.

- Khác nhau:

+ Về cách lấy thức ăn: Muỗi lấy thức ăn bằng cách ăn hút (hút dịch lỏng từ cơ thể động vật hoặc thực vật) nhờ vòi chích lỗ. Trâu, sử tử lấy thức ăn bằng cách ăn thức ăn rắn (trâu gặm cỏ, sư tử cắn xé con mồi).

+ Về cách tiêu hóa thức ăn: Sự tiêu hóa thức ăn ở muỗi, sư tử nhanh hơn ở trâu do nguồn thức ăn của chúng giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa; sự tiêu hóa thức ăn ở trâu có sự tham gia của hệ vi sinh vật cộng sinh;…

9 tháng 2 2018

- Quá trình hình thành hạt phấn: Mỗi tế bào mẹ hạt phấn (2n) trong bao phấn của nhị hoa tiến hành quá trình giảm phân tạo nên 4 tế bào con (n) gọi là các bào tử đơn bội. Tiếp theo, mỗi bào tử đơn bội (n) tiến hành một lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn (thế giao tử đực). Hạt phấn có 2 tế bào (tế bào nhỏ là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn) được bao bọc bởi một thành chung dày.

- Quá trình hình thành túi phôi: Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua quá trình giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) gọi là bào tử đơn bội. Trong 4 bào tử đơn bội đó, ba tế bào xếp phía dưới tiêu biến chỉ còn một tế bào sống sót. Bào tử cái sống sót này sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng (hình ô van), thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân (3 tế bào đối cực, 1 tế bào nhân cực, 1 tế bào trứng, 2 tế bào kèm) gọi là túi phôi.

Tham khảo!

- Quá trình sinh sản của những loài động vật trong các hình trên đều có đặc điểm chung là: Các cá thể con đều được đều được tạo thành từ cá thể thế hệ trước, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.