Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có rất nhiều đấy bạn. VD:
+Khinh khí cầu
+Nhiệt kế
+Để khe hở trên đường ray xe lửa
+.....
xin lỗi nha , mình có việc bận mất rồi. Thôi, mình đi !!
VD: Khi đun sôi ta ko nên đổ nước đầy ấm vì khi đó nhiệt độ tăng cao, nước và ấm đều nở ra vì nhiệt mà nước nở vì nhiệt nhiều hơn ấm bị nắp ấm cản trở nước sẽ tác dụng lực lên nắp ấm làm tràn nước gây nguy hiểm
Không được đóng chai nước ngọt đầy vì khi trời nắng nước trong chai sẽ nở ra đến khi đầy nên nắp sẽ bật tung ra ngoài.
trong khi đang nóng chảy nhiệt độ của chất....rắn ko thay đổi...........mặc dù ta tiếp tục.....cung cấp nhiệt nhưng nó vẫn ko tăng.......Tương tự, trong khi đang đông đặc......nhiệt độ.......của chất.....lỏng ko thay đổi........mặc dù ta tiếp tục.......lm giảm nhiệt độ........
P/s : Lm theo ý hiểu , mk k giỏi Lý , sai thì chỉ mk nhs , sắp tới thi hok kì Lý sẽ là môn chính , xếp hạng toàn huyện ( chỗ mk ) ;)
Chất rắn :
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của chất rắn khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
Chất lỏng :
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực khá lớn.
Chất khí :
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của chất khí khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực khá lớn.
Ví dụ :
Khi để quả bóng căng ra ngoài nắng một lúc thì quả bóng sẽ nổ vì lượng khí trong quả bóng nóng lên, nở ra và tạo ra 1 lực làm nổ quả bóng.
Ví dụ chất rắn .
Chuẩn bị một viên bi hình tròn được làm bắng sắt.Lúc đầu thấy viên bi chui lọt qua cái vòng .Những sau khi hơ viên bi qua lửa thì viên bi đã tăng thể tích và không thể chui lọt qua vòng được nữa .Ta tiếp tục nhúng viên bi vào trong nước lạnh ,ngay lập tức viên vi co lại và chui lọt qua cái còng
Ví dụ về chất lỏng.
Lúc đầu để một thau nước vào trong phích ,lượng nước đang có là 0,5 lít.Sau khi đun nóng lên ta có thể thấy được lượng nước trong phích đã tăng lên (còn tăng bao nhiêu là tùy thuộc vào nhiệt độ ,thời gian đun).
Ví dụ về chất khi.
Để một quả bóng bàn bị sẹp trong nước lạnh nát sau thấy quả bóng lại như cũ vì lượng khí có trong quả bóng đã dãn nở và làm cho quả bóng phồng lên lại
lười vừa thôi nhà ko có thầy cô dạy chỉ chờ chép các bạn là sao
bài khó người ta mới hỏi đây là bài trong sách giáo khoa mà
1. sự co dản vì nhiệt của chất rắn :
Nói chung , khi nhiệt độ tăng ( hay dảm ) thì kích thước hay thể tích của các vật rắn cũng tăng ( hay giảm ) . Sự tăng ( hay giảm đi ) được gọi là sự co dãn vì nhiệt . Các chất rắn khác nhau thì co dãn vè nhiệt khác nhau .
Sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng :
Nói chung , khi nhiệt độ tăng (hay giảm ) , thể tích các chất lỏng đều tăng lên ( hay giảm đi ) . Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau .
Sự co giản vì nhiệt của chất khí :
Thể tích các chất khí cũng tăng khi nhiệt độ tăng và giảm khi nhiệt độ giảm . Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau .
Các chất khí co dãn vì nhiệt nhiều hơn các chất lỏng và chất rắn . Nói chung các chất lỏng co giản vì nhiệt nhiều hơn các chất rắn .
1.Chất rắn:Chất rắn nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Chất lỏng:Chất lỏng nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
2.Giống nhau:cả ba chất này đều nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
Khác nhau:-Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau
-Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau
-Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau
3.Vd:Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Trả lời: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.
4.Vì sao cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày
Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài xảy ra gần như cùng một lúc.Cốc thủy tinh dày, tầng trong của cốc bị nóng trước, lập tức trương to ra, nhưng tầng ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp trương nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài, làm cho cốc bị vỡ.
Chất rắn :
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
VD : Nung nóng quả cầu bằng nhôm thì quả cầu nở ra, Ngâm quả cầu bằng nhôm vào nước đá làm cho quả cầu bằng nhôm co lại
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
VD :
Chất lỏng :
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
VD : Đổ đầy nước màu vào bình cầu. Nút chặt bình bằng nút cao su có một ống thủy tinh cắm xuyên qua. Ngâm bình cầu vào nước nóng thì nước màu trong quả cầu dâng lên còn ngâm bình cầu vào nước lạnh thì nước màu trong bình giảm đi
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
VD :
Chất khí :
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
VD : Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút cao su của bình cầu. Nhúng một đầu ống vào cốc nước màu. Dùng ngón tay bịt chặt đầu còn lại rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn giọt nước màu trong ống. Lắp chặt nút cao su gắn ống thủy tinh với giọt nước màu vào bình cầu, để nhốt một lượng khí trong bình. Xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, rồi áp chặt vào bình cầu thấy giọt nước màu đi lên chứng tỏ không khí đã nở ra. Làm lạnh bàn tay rồi áp chặt vào bình cầu thấy giọt nước màu đi xuống chứng tỏ không khí trong quả cầu co lại
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
VD :
rắn:tháp paris vào tháng 7.
lỏng: nấu nước sôi.
khí: quả bóng bị móp.