Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
có rất nhiều đấy bạn. VD:
+Khinh khí cầu
+Nhiệt kế
+Để khe hở trên đường ray xe lửa
+.....
Mình trả lời đại nha
-khi phơi quần áo, nướ trong quần áo sẽ bay hơi làm cho quần áo khô. Đó là sự bay hơi
-lấy 1 cốc nước đá ra, chúng ta sẽ thấy trên thàng ly có những giọt nước đó là không khí gặp lạnh trên thành ly nó sẽ ngưng tụ lại. Đó là sự ngưng tụ
-cho nước vào ly, sau đó cho vào ngăn đá nước sẽ đông đặc là thành đá. Đó là sự đông đặc
khi chúng ta cho 1 cục đá lạnh ra ngoài trời chúng ta có thể thấy cục đá tan chảy thành nước. Dó là sự nóng chảy
lười vừa thôi nhà ko có thầy cô dạy chỉ chờ chép các bạn là sao
bài khó người ta mới hỏi đây là bài trong sách giáo khoa mà
- Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể.
- Nhiệt kế thủy ngân : đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
- Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ khí quyển.
Minh thi vat ly roi.Cung de ma, chi can hoc ly thuyet voi ve đồ thị thoi.
Chất rắn :
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của chất rắn khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
Chất lỏng :
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực khá lớn.
Chất khí :
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Sự nở vì nhiệt của chất khí khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực khá lớn.
Ví dụ :
Khi để quả bóng căng ra ngoài nắng một lúc thì quả bóng sẽ nổ vì lượng khí trong quả bóng nóng lên, nở ra và tạo ra 1 lực làm nổ quả bóng.
Ví dụ chất rắn .
Chuẩn bị một viên bi hình tròn được làm bắng sắt.Lúc đầu thấy viên bi chui lọt qua cái vòng .Những sau khi hơ viên bi qua lửa thì viên bi đã tăng thể tích và không thể chui lọt qua vòng được nữa .Ta tiếp tục nhúng viên bi vào trong nước lạnh ,ngay lập tức viên vi co lại và chui lọt qua cái còng
Ví dụ về chất lỏng.
Lúc đầu để một thau nước vào trong phích ,lượng nước đang có là 0,5 lít.Sau khi đun nóng lên ta có thể thấy được lượng nước trong phích đã tăng lên (còn tăng bao nhiêu là tùy thuộc vào nhiệt độ ,thời gian đun).
Ví dụ về chất khi.
Để một quả bóng bàn bị sẹp trong nước lạnh nát sau thấy quả bóng lại như cũ vì lượng khí có trong quả bóng đã dãn nở và làm cho quả bóng phồng lên lại
Câu 1 :
* Giống : Đều nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi
* Khác :
- Chất lỏng : Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
- Chất khí : Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
Câu 2 :
* Giống : Đều nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi
* Khác : T k tìm đc cái điểm nào khác nhau cả =='
1. sự co dản vì nhiệt của chất rắn :
Nói chung , khi nhiệt độ tăng ( hay dảm ) thì kích thước hay thể tích của các vật rắn cũng tăng ( hay giảm ) . Sự tăng ( hay giảm đi ) được gọi là sự co dãn vì nhiệt . Các chất rắn khác nhau thì co dãn vè nhiệt khác nhau .
Sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng :
Nói chung , khi nhiệt độ tăng (hay giảm ) , thể tích các chất lỏng đều tăng lên ( hay giảm đi ) . Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau .
Sự co giản vì nhiệt của chất khí :
Thể tích các chất khí cũng tăng khi nhiệt độ tăng và giảm khi nhiệt độ giảm . Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau .
Các chất khí co dãn vì nhiệt nhiều hơn các chất lỏng và chất rắn . Nói chung các chất lỏng co giản vì nhiệt nhiều hơn các chất rắn .
1.Chất rắn:Chất rắn nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Chất lỏng:Chất lỏng nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
2.Giống nhau:cả ba chất này đều nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
Khác nhau:-Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau
-Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau
-Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau
3.Vd:Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Trả lời: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.
4.Vì sao cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày
Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài xảy ra gần như cùng một lúc.Cốc thủy tinh dày, tầng trong của cốc bị nóng trước, lập tức trương to ra, nhưng tầng ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp trương nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài, làm cho cốc bị vỡ.