K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 3: Hai câu thơ đầu bài "Muốn làm thằng Cuội" là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán như thế? *Câu 4: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hôn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì (bộc lộ thái độ như thế nào với cuộc sống)? *Câu 5: Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội? *Câu 6: Ước...
Đọc tiếp

Câu 3: Hai câu thơ đầu bài "Muốn làm thằng Cuội" là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán như thế? *

Câu 4: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hôn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì (bộc lộ thái độ như thế nào với cuộc sống)? *

Câu 5: Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội? *

Câu 6: Ước muốn của em trong học tập và cuộc sống là gì? *

Câu 7: Nếu cho em được thay đổi một điều gì đó trong môn Ngữ văn để việc học tập trở nên hiệu quả và ý nghĩa hơn thì em sẽ thay đổi điều gì? *

Câu 8: Nếu muốn bản thân trở nên tốt hơn so với hiện tại thì em sẽ thay đổi điều gì trong con người của mình? *

 

0
12 tháng 11 2019

* Hai câu thơ đầu này là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng – khoảng cách xa vời nhưng có lẽ đó là người bạn cùng chung nỗi niềm cô đơn với tác giả.

* Nguyên nhân của nỗi buồn:

- Nỗi buồn của Tản Đà là do sự cộng hưởng của nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời, chán trần thế. Nỗi buồn đêm thu là cái buồn thường tình của thi sĩ.

- Nỗi chán đời, chán trần thế là căn nguyên sâu xa của nỗi buồn Tản Đà. Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp.

- Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.

18 tháng 12 2022

tham khao :Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp

8 tháng 1 2018

Viết một đoạn văn có nội dung trao đổi với bạn về phương pháp học tập trong đó có sử dụng bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học

8 tháng 1 2018

bạn tham khảo nhé ^^

Phân tích cái ngông của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ Muốn làm thằng cuội

20 tháng 8 2016

câu 1 :

 

Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!

Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.

20 tháng 8 2016

câu 2 :

Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám, là đêm Trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng 'Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái cử chí "tựa nhau" và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp. Thoáng một chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thỏa thích nơi cung quế:

"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,

Tựa nhan trông xuống thế gian cười"

Cái kết thoát li. Một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ "Hầu Trời" mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài "Muốn làm thằng Cuội". Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bầy tiên nghe.


 

3 tháng 1 2022

TK :

Tản Đà – thi sĩ khởi đầu cho nền thơ ca lãng mạn, với một cá tính mới và đầy thi vị mang đến cho thơ ca hơi thở mới của thời đại.. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã bộc lộ rõ tâm trạng chán chường thực tại, khát vọng muốn thoát li thực tại, lên cung trăng cùng bầu bạn với chị Hằng. Đặc biệt, chất sầu và mộng, ngông và đa tình của nhà thơ được thể hiện rất rõ trong bài thơ trên.

 

Ngông có thể hiểu là một tính cách, là những hành động gây nên sự chú ý của số đông, những hành động ngông thường mang tính chất ngang tàng, phóng túng, đùa cợt. Ngông cũng là một cách sống, cách sống ấy vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội đương thời, trở thành một thách thức với xã hội đó. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội tiêu biểu cho cá tính khác biệt của Tản Đà trong thi đàn văn chương lúc đó,

Trước hết, chất “ngông” trong bài thơ thể hiện ở nỗi buồn chán thực tại và muốn thoát li vào cõi mộng. Mở đầu bài thơ là một lời than thở, một nỗi sầu da diết nhưng cũng là một tâm sự rất chân thành:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Trong đêm thu với ánh trăng sáng rọi, tỏa ánh sáng chan hòa khắp nhân gian. Và lòng thi sĩ như muốn thổ lộ những tâm tư, tình cảm chẳng biết nói cùng ai. Tác giả sử dụng cách gọi “chị - em” với chị Hằng trên cung trăng, thể hiện sự thân thiết, gần gũi để có thể giãi bày, chia sẻ. Nỗi buồn ấy được tác giả thể hiện rất cụ thể “buồn lắm – trần thế - chán nửa rồi”. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tìm hiểu về thời thế thực tại mà tác giả đang sống, chúng ta thấu hiểu hơn tâm trạng của nhà thơ. Nước ta những năm đầu thế kỉ XX sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, nhân dân ta chìm đắm trong cảnh lầm than khổ cực. Là một thi sĩ đa sầu, đa cảm, đứng trước thực tại nhưng chẳng thể đổi thay điều gì, vì thế mà tâm trạng thi nhân như bế tắc trước thực tại và chán nản, bất mãn với thời cuộc. Bởi vậy tác giả đành gửi gắm ước mơ lên cõi mộng:

 

Cung quế đã ai ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Nỗi buồn của nhà thơ bắt nguồn từ đó và vì thế người muốn tìm lối thoát, muốn sống ở một thế giới khác – thế giới của thần tiên và mơ mộng. Lời đề nghị của thi nhân đưa ra thật dịu dàng, duyên dáng và hóm hỉnh. Câu thơ đưa ra để hỏi nhưng cũng là lời đề nghị, lời cầu xin được đưa vào cõi mộng. Lời đề nghị ấy là một ước muốn ngông cuồng, ngạo nghễ bởi thế giới thần tiên chỉ là cõi mộng xa xôi. Ông muốn được lên cung trăng để nhìn xuống thế gian, muốn đứng hơn người để mà trông, mà ngắm, mà suy xét việc đời. Bởi ở nơi ấy, nhà thơ không phải chứng kiễn những nỗi buồn nhân thế, nỗi đau của người con mất nước.

 

Khát vọng lên cung trăng với chị Hằng, thể hiện cuộc sống tốt đẹp, được tự do làm bạn với gió, với mây:

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió, cùng mây thế mới vui

Câu thơ diễn tả niềm vui thích, suong sướng của thi nhân khi nghĩ về cõi mộng. Nơi ấy có bầu bạn, có cuộc sống ngao du chứ không phải là một thực tại đầy bức bối và kìm hãm con người. Tác giả sử dụng điệp từ “có”, “cùng” và cách ngắt nhịp 2/2/3 tạo nên giọng thơ vui tươi, rộn ràng. Thi sĩ lên cung quế có bạn, có bè quên đi nỗi ngán ngẩm, chán nản và giải toả được nồi buồn – ông đã vui, đã cười – ông cười tất cả những giành giật, nhố nhăng nơi trần thế, cười sung sướng khi thấy cõi trần không ai được như ông, được hưởng cuộc sông thần tiên thoát tục.

Ước muốn làm thằng Cuội được thể hiện rõ ràng hơn trong hai câu thơ cuối:

Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám .

Tựa nhau trông xuống thế gian cười .

Chất “ngông” ấy của Tản Đà được thể hiện trong mạch cảm xúc của bài thơ. Từ tâm trạng buồn tủi, chán nản với thực tại ở cõi thực, tác giả gửi gắm mong ước được sống trong cõi mộng. Để từ đó được vui, được cười, được sánh đôi cùng chị Hằng cưỡi trăng lượn gió. Và ước muốn xa hơn là được tựa vai bên chị Hằng để cùng nhìn xuống thế gian. Chữ “cười” được đặt cuối bài thơ như thể hiện rõ nhất ước muốn của nhà thơ. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thỏa mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được trần ai mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh khi cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật cổ điển nhưng vẫn để lai dấu ấn của tác giả với cách sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị và thể hiện rõ tâm trạng cá nhân. Tản Đà muốn sống thoải mái hơn bởi thời đại đang chuyển động, khẳng định cái tôi cá nhân một cách mạnh mẽ. Những mong muốn và cá tính riêng được trân trọng. Bài thơ đã thể hiện rõ phong cách thơ của thi nhân, muốn xa rời cõi tục và mơ mộng gửi hồn vào cõi mơ, để được cười và thoát khỏi những khổ đau trong cõi nhân gian nhỏ bé. Qua đó, cũng thể hiện ước muốn của tác giả về một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi trần thế.

Bài thơ đã khiến chúng ta hiểu hơn về Tản Đà, nhà thơ của những vần thơ đậm chất ngông. Có lẽ đó là cách mà thi nhân ứng xử với thời cuộc hiện tại. Nó còn gắn liền với cá tính phóng túng của nhà thơ. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội đã bộc lộ tâm sự của tác giả, thể hiện nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa và khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
3 tháng 1 2022

Hơi dài :>

25 tháng 10 2017

Theo luật thơ Đường, các cặp câu trên nhất thiết phải đối nhau. Hai cặp câu trên đối nhau như sau:

- Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh, hoạt động, ý tứ. (cung quế - cành đa)

- Câu 5 – 6: đối về ý là chính. (đã ai ngồi đó chửa - xin chị nhắc lên chơi)

- Nhịp thơ (2/2/3) và từ loại phù hợp nhau.

10 tháng 1 2022

Tâm trạng buồn rầu vì cảnh nghèo túng, đói khổ của con người ở chốn trần gian.

10 tháng 1 2022

tick hộ mik nha