K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Các câu hỏi hướng vào vấn đề: sự gây tổn hương cho người khác bằng hành động hoặc lời nói

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Hai đoạn cuối phần (2) khẳng định thêm về bản sắc văn hóa:

+ Bản sắc là một lợi thế để cạnh tranh.

+ Bản sắc văn hóa còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta.

5 tháng 3 2023

- Ngay mở đầu phần 2, tác giả đã đặt ra hàng loạt câu hỏi như: “Trong lúc bạn phát ngôn và cả sau đó, bạn có ý thức được lời phê bình của mình đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào không?”; “Bạn có nhanh chóng đáp trả bằng một nhận xét đầy ác ý sau khi bị người khác chỉ trích không?”

=> Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề không nên gây tổn thương cho người khác bằng lời nói.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2.

- Chú ý các câu hỏi mở đầu.

Lời giải chi tiết:

- Ngay mở đầu phần 2, tác giả đã đặt ra hàng loạt câu hỏi như: “Trong lúc bạn phát ngôn và cả sau đó, bạn có ý thức được lời phê bình của mình đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào không?”; “Bạn có nhanh chóng đáp trả bằng một nhận xét đầy ác ý sau khi bị người khác chỉ trích không?”

→ Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề không nên gây tổn thương cho người khác bằng lời nói.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Cách diễn đạt ở khổ thơ cuối có nét tương đồng với khổ 2:

+ Lặp lại câu “Dù đi đâu và xa cách bao lâu”

+ “Em” và “anh” vẫn xa cách, có thể không gặp lại nhau nữa

+ Tác giả nhắc đi nhắc lại về sự cách biệt, như một lời nhớ thương da diết.

- Tuy nhiên, ở khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình lại khẳng định, như một câu trả lời cho những cách trở được liệt kê ở khổ thơ thứ hai: Dù sự thật là em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu bởi: Anh vẫn có... Anh vẫn thấy... Anh vẫn nghe... trong cái màu xanh thanh xuân vô tận của bóng tràm bát ngát, lá tràm xanh mát, hương tràm xôn xao... Tất cả những gì thuộc về em đã được hóa thân thiêng liêng và gần gũi biết chừng nào.

→ Điệp khúc khẳng định “Anh vẫn...” giống như tiếng vọng của một lời thề giao hòa giữa hai cõi âm-dương... Lời thề ấy vừa rất hiện thực, lại vừa vô cùng bí ẩn, mơ hồ... 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: " Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
" Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một
hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm,
trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh
con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn- chắc
hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (...)
Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản
thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối,
càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like,

chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt
và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp.
Ngược với cảm giác đầy đặn được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ
thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt dứt và ghen tị với cuộc sống của người khác như một
người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm
xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một
status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khoá vào cuộc sống của một người xa
lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng"
( Theo Đặng Hoàng Giang, Vẻ đẹp của người đứng một mình, trích Bức xúc không làm ta vô
can, NXB Hội nhà ăn, 2016).
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ?
2. Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất ? Theo tác
giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tổn hại gì?
3. Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ " ngược với cảm giác đầy đặn, được
bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn" ?
4. Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/ chị rút ra bài học gì ?

0