Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Qua 7 dòng đầu của bài thơ: Mùa thu hiện lên trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
+ Những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội
→ Bức tranh thiên nhiên mùa thu mang đậm những đặc trưng của mùa thu Hà Nội, chân thực, thi vị nhưng man mác buồn, chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết.
- Em thích nhất hình ảnh: “Những phố dài xao xác hơi may”, bởi đặc trưng của mùa thu Hà Nội có cái se lạnh đầu mùa, những con phố như dài thêm ra trong hơi may xao xác, âm thanh nhè nhẹ của nắng, lá rơi đầy. Hình ảnh này khiến bức tranh mùa thu đẹp nhưng đượm buồn. Đây là mùa thu bước vào cuộc kháng chiến nên dưới cái nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng.
- Gồm 3 phần:
+ Phần 1. Từ đầu đến “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”: Mùa thu của quá khứ.
+ Phần 2. Tiếp theo đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Mùa thu của hiện tại.
+ Phần 3. Còn lại: Niềm suy tư về đất nước.
- Sự thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trữ tình:
+ Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của Nguyến Đình Thi vì thế mang vẻ đẹp của tâm trạng.
+ Từ hoài niệm về mùa thu Hà Nội xưa, tác giả dẫn vào cảm xúc về mùa thu đất nước, trong cảnh hiện tại ở chiến khu Việt Bắc
+ Từ cảm xúc về mùa thu đất nước, Nguyến Đình Thi dẫn dắt đến sự bộc bạch tình cảm mến yêu tha thiết và tự hào
+ Tứ thơ phát triển theo hướng suy tưởng nên hình tượng thiên về khái quát, tượng trưng, với những biểu tượng quen thuộc, bát cơm, nước mắt, xiềng xích, chim, hoa… tập trung thể hiện suy ngẫm của tác giả về đất nước từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên chiến đấu bất khuất.
- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu thương,gắn bó của nhà thơ với đất nước,khám phá vẻ đẹp của đất nước trong chiều dài thời gian và chiều rộng không gian. Cảm hứng về đất nước được triển khai ở nhiều cung bậc: Hoài niệm về mùa thu và niềm tự hào về đất nước đau thương - chiến đấu.
Tham khảo:
* Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba dồi tranh bật rễ,…, đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng.
⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn.
* Hiệp đấu thứ ba: Nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu và chiến thắng kẻ thù.
Chi tiết sự trợ giúp của ông trời trong đoạn trích cho thấy, ở thời kì này con người và thần linh có liên quan mật thiết với nhau, đó là dấu vết của tư duy thần thoại, tuy nhiên ở thời đại của sử thi thần linh chỉ góp phần tương hỗ, trợ giúp chứ không hoàn toàn quyết định.
⇒ Qua đây vẫn đề cao sức mạnh người anh hùng.
Tham khảo:
– Lời nói của dân làng: “Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa!
– Hành động của dân làng: Đoàn người đông như bày cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối, đồng thuận đi theo Đăm Săn.
⇒ Cộng đồng người người nô lệ coi trọng mục đích chính nghĩa của Đăm Săn khi giao chiến với Mtao Mxây, những hành động và lời nói của dân làng còn thể hiện niềm yêu mến, tôn sung đối với người anh hùng sử thi.