K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Bài nói mẫu tham khảo:

      Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là………….., học sinh lớp ……. Trường …………………… Đến với buổi thảo luận ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu với thầy cô và các bạn về một số phẩm chất của con người Việt Nam.

      Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc đều mang những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang tên “Việt Nam” với những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.

Phẩm chất là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu vực, quốc gia.

      Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.

      Đầu tiên, lòng yêu nước là một nét đặc trưng không thể thiếu của con người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao, xương máu và nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói: “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam như một là sợi dây bền chặt kết tinh nên những con người Việt Nam vĩ đại, và chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ đại để chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Dù chiến tranh đã qua đi, biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng quên. Ngày nay, để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra những kiến thức, cuộc thi và hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.

      Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến những hoạt động sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó là tình cảm “như núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì nó lại “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì là cảnh “đầu gối, tay ấp”. Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Thương người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó cũng là sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

      Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp sáng ngời của nhân dân ta. “Tôn sư trọng đạo” đó là thái độ tôn quý người thầy, là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tri thức là một con đường đi đến thành công bền bỉ và hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta là được cắp sách đến trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta có thể phát triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã có biết bao người thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó là thầy Chu Văn An, cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị lãnh tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế giới đã phát triển, việc học tập của con người có sự giúp đỡ của nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.

      Phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mãi là những thứ chúng ta cần phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để đáp ứng với các thách thức và cơ hội của cuộc sống hiện đại, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó là khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản thân và đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến thức mới trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn cầu là không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải có sự tôn trọng, tìm hiểu kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau. Tính chủ động trong cuộc sống là một cử chỉ không thể thiếu trong thời đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi mà phải tự tìm kiếm cơ hội và định hướng cho bản thân.

Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự phát triển của thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và tỏa sáng.

      Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước trở nên tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát và khả năng của mình.

      Việc giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không chỉ của các chính trị gia, nhà lãnh đạo mà còn là trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản quý giá, mang lại niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.

      Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. 

15 tháng 8 2023

tham khảo

Tự bao giờ, hình ảnh về con người Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế ngợi ca và bảy tỏ lòng tự hào, yêu mến chân thành, sâu sắc. Hẳn có lẽ đó là do con người Việt Nam luôn mang trong mình những đẹp và phẩm chất cao quý.

Trong thời chiến, nhân dân Việt Nam đã hiện lên như những người anh hùng hiên ngang, dũng cảm. Hơn hết, trong họ còn sục sôi ý chí chiến đấu kiên cường. Có lẽ bởi vậy mà bất kì thế lực thù địch nào đến xâm chiếm đều bị dân tộc Việt Nam đánh bại. Trong thời bình, đặc biệt là trong công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, con người Việt Nam hiện lên mới đẹp và đáng tự hào làm sao! Trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona, họ chẳng màng hiểm nguy, sợ hãi mà cùng nhau kết nối, gắn chặt sợi chỉ đỏ xuyên suốt mang tên "yêu nước" để xây dựng nên bức tường thành kiên cố ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh truyền nhiễm. Chưa dừng lại ở đó, trong họ còn sáng lên những phẩm chất cao đẹp như giàu lòng tình thương, nhân hậu. Bởi vậy mà trong cuộc chiến covid 19, họ cứu chữa tất cả mọi người, dân tộc trên thế giới mà không hề có sự phân biệt nào.

 

Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt. 

Qua đây, chúng ta nhận thấy con người Việt Nam đẹp biết bao! Là một công dân Việt, em luôn rèn luyện và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Hơn hết, em sẽ cố gắng chung tay xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Bài văn mẫu tham khảo:

      Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc đều mang những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang tên “Việt Nam” với những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.

      Phẩm chất là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu vực, quốc gia.

      Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.

      Đầu tiên, lòng yêu nước là một nét đặc trưng không thể thiếu của con người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao, xương máu và nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói: “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam như một là sợi dây bền chặt kết tinh nên những con người Việt Nam vĩ đại, và chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ đại để chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Dù chiến tranh đã qua đi, biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng quên. Ngày nay, để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra những kiến thức, cuộc thi và hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.

      Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến những hoạt động sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó là tình cảm “như núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì nó lại “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì là cảnh “đầu gối, tay ấp”. Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Thương người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó cũng là sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

      Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp sáng ngời của nhân dân ta. “Tôn sư trọng đạo” đó là thái độ tôn quý người thầy, là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tri thức là một con đường đi đến thành công bền bỉ và hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta là được cắp sách đến trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta có thể phát triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã có biết bao người thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó là thầy Chu Văn An, cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị lãnh tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế giới đã phát triển, việc học tập của con người có sự giúp đỡ của nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.

      Phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mãi là những thứ chúng ta cần phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để đáp ứng với các thách thức và cơ hội của cuộc sống hiện đại, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó là khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản thân và đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến thức mới trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn cầu là không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải có sự tôn trọng, tìm hiểu kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau. Tính chủ động trong cuộc sống là một cử chỉ không thể thiếu trong thời đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi mà phải tự tìm kiếm cơ hội và định hướng cho bản thân.

      Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự phát triển của thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và tỏa sáng.

Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước trở nên tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát và khả năng của mình.

      Việc giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không chỉ của các chính trị gia, nhà lãnh đạo mà còn là trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản quý giá, mang lại niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Các bài viết về giáo sư Tạ Quang Bửu: 

+ Giáo sư Tạ Quang Bửu - Nhà đại trí thức Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. (Trích Báo Đại biểu nhân dân Tỉnh Nghệ An)

+ GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt đời quân ngũ (Trích Báo Vietnamnet.vn)

+ Tạ Quang Bửu: Nhà trí thức cách mạng, nhà khoa học tài năng (Trích Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh)

- Các bài viết về một số người khác tiêu biểu:

+ Bác Hồ: Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam (Trích báo Tuyên giáo.vn)

+ Võ Nguyên Giáp: Võ Đại tướng - Nhà trí thức cách mạng tiêu biểu (Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân)

+ Trần Đại Nghĩa: Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với căn cứ địa Việt Bắc (Trích Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang)

31 tháng 1

Gợi ý: 

Một số tác phẩm tìm đọc:  Điếu La Thành ca giả; Vọng phu thạch; Long Thành cầm giả ca; Dương Phi cố lí; Sở kiến hành; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu,..

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Để bài giới thiệu về một bài thơ hoặc một bức tranh pho tượng hấp dẫn người nghe, chúng ta cần:

- Thu hút người nghe bằng một câu nói thú vị hoặc một câu hỏi.

- Giới thiệu về tác giả hoặc nghệ sĩ và lý do tại sao tác phẩm đó nổi tiếng hoặc được đánh giá cao.

- Tạo cảm xúc và thú vị cho người nghe bằng cách sử dụng một số từ ngữ hình tượng hoặc ví dụ.

...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Việt Nam có khoảng 3000 hòn đảo, trong số đó nhiều nơi đã là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt. 

Từ các miền đất nước trải dài từ ven biển đến khơi xa, hòn đảo chứa những cảnh quan du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn cho du lịch biển Việt Nam. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Giới thiệu về phẩm chất siêng năng, cần cù của người Việt Nam

      Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày. Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.

      Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích. vô vị.

Biết dùi mài kinh sử, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại thì mới có thể nói là cần cù, siêng năng. Thức khuya dậy sớm. chăm chỉ làm ăn, vượt qua mọi khó khăn thì mới gọi là siêng năng, chịu khó.

      Người thợ coi tám giờ lao động là vàng ngọc. Người nông dân cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương đế làm nên những mùa vàng bội thu, những cánh đồng đầy khoai xanh tốt. cần cù, siêng năng để làm ra của cải vật chất, để sáng tạo nên mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc, làm cho đất nước, xã hội ngày một thêm giàu có. Muốn được sống trong ấm no, hạnh phúc thì phải siêng năng, cần cù. "Có làm thì mới có ăn - Không dưng ai dễ đem phần đến cho" là một lời khuyên chí lí. Muốn dân giàu, nước mạnh thì người người phải lao động, nhà nhà phải lao động; lao động một cách cần cù, siêng năng.

      Nhân dân ta, đặc biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phẩm chất cao quý của họ:

                                                                                                                       Lao xao gà gáy rạng ngày,

                                                                                                                       Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

                                                                                                                       Bước chân xuống cánh đồng sâu,

                                                                                                                       Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.

hay

                                                                                                                       Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

                                                                                                                       Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.

      Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ. nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.

      Trái với siêng năng, cần cù là lười biếng, là "nhác làm siêng ăn", là lãng phí thì giờ, trở thành kẻ sống thừa, vô tích sự.

                                                                                                                       Châm biếm kẻ lười biếng, nhân dân ta có câu ca:

                                                                                                                       Đời người chỉ một gang tay

                                                                                                                       Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang.

                                                                                                                       Kẻ "hay ngủ ngày" là kẻ lười biếng,

                                                                                                                       Chỉ biết "há miệng chờ sung".

      Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết "học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm". Trong đợt ôn tập, kiểm tra, thi cử, học sinh phải siêng năng, phải cần cù ôn luyện. Có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới có thể vươn lên học khá, học giỏi, mới giành được điểm cao trong thi cử?

      Học tập hôm nay là để có ngày mai đúng ý nghĩa. Đó là một ngày mai lao động sáng tạo, ấm no, hạnh phúc. Siêng năng và cần cù hôm nay là để có một ngày mai tươi đẹp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.