K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2016

do sự phát triển ko đồng dều của CNTB cuối XIX-XX

Do sự mâu thuẫn gay gắt giữa các nc đế quốc về vấn đè thị trường thuộc địa

Hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau

1882 khối liên minh : đức áo-Hung Italia

1907 Khối hiệp ước:Anh Pháp Nga

-> Chạy đua vũ trang phân chia TG

KẾT QUẢ chiến tranh gây nhìu hậu quả cho nhân loại

phong trào CM phát triển mạnh mẽ tiêu biểu nhất là CM tháng 10 NGA

25 tháng 10 2018

Nguyên nhân

- Thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt.

Kết quả

- Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại.

- Đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.

- Bản đồ thế giới được chia lại.

17 tháng 12 2018
1. Nguyên nhân sâu xa. - Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa. - Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”. 2. Nguyên nhân trực tiếp. - Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ. - Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc. - Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới. - Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới. Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.
17 tháng 12 2018
1. Nguyên nhân sâu xa. - Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa. - Trong khi đó, các nước bại trận mà điển hình là nước Đức lại bị thiệt hại rất lớn (bị tước đoạt hết thuộc địa, bị cắt một phần lãnh thổ, bồi thường chiến phí nặng nề…)vì vậy đã gây nên những bất bình từ phía các nước bại trận với những điều khoản mà các nước thắng trận đã quy định tại trật tự Véc-xai Oasinhton và âm mưu gây lại cuộc chiến tranh mới để “phục thù”. 2. Nguyên nhân trực tiếp. - Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt đầu châm ngòi lửa cho cuộc Chiến tranh thế giới bùng nổ. - Năm 1931: Nhật tiến hành xâm lược Mãn Châu của Trung Quốc. - Năm 1935, Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc-xai, tiến hành tổng động viên. Ý xâm lược Ê-ti-ô-pia và hình thành nên 3 lò lửa chiến tranh trên toàn thế giới. - Năm 1937, các nước phát xít đã thiết lập trục phát xít Ber-lin – Rô ma – Tô-ki-ô và chuẩn bị tiến hành cuộc chiến tranh thế giới mới. Như vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít là kẻ thù trực tiếp châm ngòi cho cuộc đại chiến thế giới nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oasinhton để phân chia lại bộ mặt địa cầu và tiêu diệt Liên Xô.
8 tháng 11 2018

+ Bị các nước phương tây nhòm ngó muốn xâm lược và chế độ phong kiến đang bị suy yêú, kinh tế kém phát triển . khủng hoảng triền miên về tài chính.

+ Xiêm và Nhật Bản ko bị xâm lược và trở thành nước TB công nghiệp.

+Nguyên nhân của chiến tranh:

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh

+Quan điểm của mình về chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn nầy xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra. Chỉ khi nào tồn tại hai bên đối nghịch nhau thì chiến tranh mới bùng nổ. Những hình thức chiến tranh đi từ hình thức thô thiển như chiến tranh vũ trang đến thể loại chiến tranh vi tế như sử dụng văn hóa để công kích.

17 tháng 12 2018

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

28 tháng 12 2018

Suy nghĩ của em về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới . Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

22 tháng 12 2016

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

 

Xét về mục đích của cuộc chiến tranh:

Như chúng ta đã biết cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc bắt nguồn từ quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa và được chuẩn bị trong nhiều năm. Nguyên nhân cơ bản của cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc chủ yếu là mâu thuẩn giữa đế quốc Đức và đế quốc Anh.

Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra chiến tranh còn có một âm mưu khác: cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 ở Châu Âu và cuộc cách mạng 1905 ở Nga làm cho những mâu thuẩn xã hội trong các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng chú ý của công nhân đối với các vấn đề chính trị và xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa Xôvanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới.

Xét về mặt tính chất của cuộc chiến tranh:

Cuộc chiến tranh do các nước đế quốc chuẩn bị và tiến hành nhằm giành giật thuộc địa của nhau là một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. Nó là sự kế tục chính sách cướp bóc, nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết.

Như vậy, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đứng về cả hai phe tham chiến mà xét thì đều là cuộc chiến tranh ăn cướp, chiến tranh đế quốc, hậu quả của sự phát triển các lực lượng kinh tế, chính trị trên nền tảng chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Để che đậy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, giai cấp tư sản các nước đế quốc đã ra sức tuyên truyền để lôi kéo quần chúng ủng hộ mình trong việc tiến hành chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. không chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che dấu mục đích thực sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ tổ quốc.

Tóm lại, nói chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa là vì nó xuất phát từ mục đích không chính đáng, tính chất không chính nghĩa giữa các nước đế quốc với nhau.

22 tháng 12 2016

+hậu quả nghiêm trọng : 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, trên 20 triệu người bị thương, chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ USD, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy . Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

+Nó cuộc chiến tranh phi nghĩa vì đây là cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa của các nước đế quốcvà thiệt hại rất nhiều về người và tiền của

16 tháng 7 2016

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất:

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.


 

16 tháng 7 2016

 Nguyên nhân của chiến tranh
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

13 tháng 12 2016

biết làm ko biết kẻ bảng

 

14 tháng 12 2016

1.

- (28-7 -> 4.8.1914) Áo - hung tuyên chiến với Xecbi, đức tuyên chiến với nga, pháp. Anh tuyên chiến với Đức
- ( cuối năm 1914): ưu thế thuộc về phe liên minh
- ( cuối 1915): nga tấn công đức ở phía đông, đức thất bại kế hoạch đánh nhanh
- ( 1916) : 2 phe chuyển sang phòng ngự
- (1917): ưu thế thuộc về phe hiệp ước, chiến sự chủ yếu ở mặt trận phía Tây
- (7.11.1917): cách mạng tháng 10 nga thành công. nước Nga Xô Viết rút ra khỏi chiến tranh
- (9-11-1918): cách mạng bùng nổ ở đức, chế độ quân chủ bị lật đổ, thành lập chế độ cộng hòa
- (11-11-1918): chính phủ đức đầu hàng không điều kiện, chiến tranh kết thúc
  
13 tháng 12 2017

DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT (1914-1918)

1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)

* Chiến tranh bùng nổ

+ 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát

+ 28/7/1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

+ 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.

+ 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp

+ 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.

Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915

Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.

Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.

1916

Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.

Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.

Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.

2. Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)

Thời gian

Chiến sự

Kết quả

2/1917

Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.

Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.

2/4/1917

Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.

Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.

Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.

Hai bên ở vào thế cầm cự.

11/1917

Cách mạng tháng 10 Nga thành công

Chính phủ Xô viết thành lập

3/3/1918

Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp

Nga rút khỏi chiến tranh

Đầu 1918

Đức tiếp tục tấn công Pháp

Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp

7/1918

Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.

Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11

9/11/1918

Cách mạng Đức bùng nổ

Nền quân chủ bị lật đổ

1/11/1918

Chính phủ Đức đầu hàng

Chiến tranh kết thúc

* Hậu quả của chiến tranh

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.

+ 10 triệu người chết.

+ 20 triệu người bị thương.

+ Chiến phí 85 tỉ đô la.

- Các nước Châu Âu là con nợ của Mỹ.

- Bản đồ thế giới thay đổi .

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.