K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2018

dài lắm nhé: đây là ví dụ của truyện "sống chết mặc bay":

+ Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.

+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.

k cho mình nhé

26 tháng 4 2018

Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.

27 tháng 4 2018

Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai , do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Giá trị nghệ thuật: kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp , ngôn ngữ khá sinh động thể hiện cá tính nhân vật

6 tháng 3 2019

Đáp án

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”

- Giá trị nội dung:

   + Hiểu được giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế cũng như vẻ đẹp của con người xứ Huế: khung cảnh và sân khấu đặc biệt một buổi ca Huế trên sông Hương trong một đêm trăng thơ mộng; ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống cần được bảo tồn và phát triển; con người Huế tài năng, tinh tế.

- Giá trị nghệ thuật:

   + Thể loại bút kí.

   + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.

   + Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.

Câu chuyện trên khuyên răn con người "đừng nghĩ mình" cao"hơn người khác âu cũng chỉ là hạt cát nhỏ trong sa mạc mênh mông, giọt nước chìm trong đại dương vô tận, vì tinh tú với ánh sáng le lói trong thiên hà rộng lớn". Con người cần học được cách làm chủ con quỉ kiêu ngạo ẩn hiện trong trái tim bởi "Khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ tự kiêu một chút cũng là thừa" và tự bồi tụ cho "dòng chảy tâm hồn" những hạt phù sa tinh túy nhất là lối sống "ân tình, nặng nghĩa" đối với những người từng che chở cho mình qua cơn giông tố cuộc đời. 

 
9 tháng 2 2023

Tham khảo:

Câu chuyện Chim sẻ và dế mèn tuy có dung lượng ngắn nhưng lại vô cùng ý nghĩa, bởi nó vượt qua giới hạn của một câu chuyện, mang đến cho người đọc, người nghe những bài học nhân sinh, bài học về đối nhân xử thế vô cùng sâu sắc. Đó là câu chuyện về hợp tác, về tình bạn, bàn về việc cho và nhận, bởi sự gắn kết trong tình bạn phải xuất phát từ tấm lòng chân thành từ cả hai phía, nếu chỉ biết nhận mà không biết cho đi thì tình bạn khó bền vững.

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

1

Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....

- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng: 

+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế. 

Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới. 

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau. 

+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta. 

+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian. 

Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc. 

5 tháng 8 2018

Đáp án: B

Nội dung: Truyện kể về một cậu học sinh ngỗ nghịch, từng bị đuổi học nhiều lần nhưng vẫn may mắn được thu nhận vào một ngôi trường. Ở đây cậu được phân vào lớp của thầy giáo Tiến, người thầy hiền lành luôn hết mình vì học sinh. Trải qua nhiều sự việc và cảm nhận được sự quan tâm mà thầy giáo dành cho mình cậu bé dần bị cảm hóa và thay đổi bản thân. Vào ngày khai trường cậu bé đến tìm thấy giáo nhưng được bà hàng xóm đưa một bức thư vào biết thầy Tiến đã vào Nam ở với con trai. Trong thư thầy mong muốn học trò nhỏ của mình sẽ cố gắng học tập thật tốt. mười năm qua đi cậu bé đã hiểu được những điều mà thầy muốn nhắn nhủ với mình.

Ý nghĩa: Có những điều không hay nhưng không thể thay đổi bằng sự giận giữ. thay vào đó tình yêu thương và sự sáng tạo mới là thứ giúp bạn thay đổi mình, thay đổi mọi người. Những hành động yêu thương sẽ là một liều thuốc quý giúp chúng ta sống tốt hơn, tìm ra được giá trịcủa bản thân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

5 tháng 9 2016
+ Về nội dung tư tưởng:  -  Tắt đèn giàu giá trị hiện thực. Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế da man của thưc dân Pháp, đã bần cùng hoá nhân dân ta; sưu thuế đánh vào cả người chết; có biết bao nhiêu người phải bán vợ đợ con để trang trải '' món nợ Nhà nước''. Vụ thuế đến, xóm thôn, rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc liên hồi suốt ngày đêm, bon cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu sưu, thiếu thuế. Cái sân đình xôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những ngưòi nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có thể nói Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hoá nhân dân ta.   - Tắt đèn giàu giá trị nhân đạo. Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng  giữa những con người cùng khổ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương nhức nhói và đau lòng.  - Tắt đen đã xây dựng nhân vật chị Dậu - một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông thôn Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: cần ù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, chống ap bức. Chị Dậu là hiện thân cảu người vợ, người mẹ vừa sắc sảo, vừa đôn hậu, trong sạch. + Về nghệ thuật:Tắt đèn, một cuốn tiểu thuyết quy mô khiếm tốn, trên dưới 200 trang, những có giá trị nghệ thuật đặc sắc. - Về kết cấu chặt chẽ, tập trung. Các chi tiết, tình tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã xuất hiện  trong tác phẩm từ đầu chí cuối. Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn.- Khắc hoạ thành công nhân vật. Các hạng người từ người càynghoè khổ đến địa chủ, từ bon cường hào đến quan lại đều có những nét riêng rất chân thực, sống động.- Ngôn ngữ trong Tắt đèn từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát. Tóm lại, Tắt đèn một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hàon toàn phụ sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác ( Vũ Trọng Phụng).