K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2018

Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị. Bởi vì: Bức tranh (3) thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi.

Hai bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh: trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo phông, khi đến trường.

b) Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị ?

(1) Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy ;

(2) Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu ;

(3) Nói năng cộc lốc, trống không ;

(4) Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa ;

(5) Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở;

(6) Thái độ khách sáo, kiểu cách ;

(7) Tổ chức sinh nhật linh đình.

Trả lời

Trong các câu trên, biểu hiện nói lên tính giản dị là:

- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.

- Đôi xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.

c) Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.

Trả lời

- Biểu hiện của tính giản dị:

+ Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn.

+ Sinh nhật lần thứ 12, Đức tổ chức rất đơn giản song thật là vui vẻ, đầm ấm.

- Biểu hiện của tính không giản dị:

+ Gia đình Lộc cuộc sống khó khăn: bố về hưu, mẹ làm công nhân, song Lộc lúc nào cũng đua đòi chưng diện.

+ Nhi đòi mẹ tổ chức sinh nhật thật linh đình để mời bạn bè.

+ Phúc học giỏi nhưng rất ít khi Phúc gần gũi giúp đỡ những bạn học còn yếu.

d) Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em.

Trả lời

Những tấm gương sống giản dị xung quanh em như những bạn cùng lớp, bạn hàng xóm hay người bạn cũ mà em biết có lối sống giản dị và được mọi người yêu quý.

đ) Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị ?

Trả lời

- Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.

- Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.

- Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.

- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngày từ khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè.

- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của Công’, không xa hoa lãng phí.

- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình.

e) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị.

Trả lời

Tục ngữ:

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

- Ăn cần ở kiệm

Danh ngôn:

- Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay (Mạnh Tử).

- Phải luôn dùng lời lẽ, những thí dụ đơn giản thiết thực và dễ hiểu. Khi viết, khi nói phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được... (Hồ Chí Minh)

“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ

Tự kiêu một chút cũng là thừa”

6 tháng 1 2023

A

9 tháng 1 2022

Câu 5 Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước theo thứ tự nào sau đây?
(1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường.
(2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau.
(3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng.
(4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát. 

 A. 2 – 3 – 1 – 4

 

 B. 3 – 4 – 2 – 1

 

 C. 2 – 1 – 3 – 4

 

 D. 1 – 3 – 4 – 2

9 tháng 1 2022

C

11 tháng 12 2017

TH1: việc làm của Tân không thể hiện tính tự lập vì việc đi xa sẽ khiến cho ba mẹ lo lắng, mình không nên tự quyết đinh những việc như vậy, cần phải xin phép bố mẹ . có những việc chúng ta cần tự lập nhưng cũng không phải hoàng toàn có thể làm bất cứ việc gì mình muốn.

TH2: cách sống của bạn An như thế thể hiện tính giản dị, biết tự lập, biết cố gắng học tập và luôn giúp đỡ bạn bè, An không ăn mặc cầu kì, kiểu cách, thể hiện tính giản dị. em cần học tập ở An về tính tự lập, chăm chỉ, luôn giúp đợ bạn bè.

6 tháng 12 2022

TH1: việc làm của Tân không thể hiện tính tự lập vì việc đi xa sẽ khiến cho ba mẹ lo lắng, mình không nên tự quyết đinh những việc như vậy, cần phải xin phép bố mẹ . có những việc chúng ta cần tự lập nhưng cũng không phải hoàng toàn có thể làm bất cứ việc gì mình muốn.

TH2: cách sống của bạn An như thế thể hiện tính giản dị, biết tự lập, biết cố gắng học tập và luôn giúp đỡ bạn bè, An không ăn mặc cầu kì, kiểu cách, thể hiện tính giản dị. em cần học tập ở An về tính tự lập, chăm chỉ, luôn giúp đợ bạn bè.

Đúng 0Bình luận (0)
8 tháng 3 2022

1) Ko đúng vì mua bán động vật hoang dã quý hiếm là hành vi bất hợp pháp,cần được xử lí theo luật và nếu phát hiện người mua bán động vật hoang dã quý hiếm thì phải bào với cơ quan chính quyền có nghĩa vụ

2)Nếu trong trường hợp này thì em sẽ:

+ Báo với cơ quan thẩm quyền có nghĩa vụ để giải quyết trường hợp mua bán động vật hoang dã

Đề thi Giáo dục công dân 7 giữa kì 2I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “ …… là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người”.A. Ngược đãi, hành hạ trẻ em.B. Tình huống gây căng thẳng.C. Bạo lực học đường.D. Bạo lực gia đình.Câu...
Đọc tiếp
Đề thi Giáo dục công dân 7 giữa kì 2

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “ …… là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người”.

A. Ngược đãi, hành hạ trẻ em.

B. Tình huống gây căng thẳng.

C. Bạo lực học đường.

D. Bạo lực gia đình.

Câu 2. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta thường có biểu hiện nào sau đây?

A. Cơ thể tràn đầy năng lượng.

B. Mệt mỏi, dễ cáu gắt, tức giận.

C. Luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan.

D. Thích trò chuyện cùng mọi người.

Câu 3. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Được nhận thưởng vì thành tích cao.

B. Không đạt được mục tiêu đã đề ra.

C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.

D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Bạn V được bố mẹ tặng quà nhân ngày sinh nhật.

B. Nhân dịp nghỉ hè, bạn H về quê thăm ông bà nội.

C. Bạn M thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc.

D. Bạn K đạt giải nhất trong cuộc thi tiếng hát học đường.

Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.

B. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.

C. Mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.

D. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của tình huống gây căng thẳng?

A. Khiến con người mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.

B. Khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.

C. Là điểm tựa để con người vững bước, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

D. Gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.

Câu 7. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng?

A. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.

C. Tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.

D. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.

Câu 8. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập được gọi là

A. bạo hành trẻ em.

B. bạo lực gia đình.

C. ngược đãi trẻ em.

D. bạo lực học đường.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Quan tâm, động viên, chia sẻ.

B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự.

C. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản.

D. Đánh đập, xâm hại thân thể.

Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

A. Cô giáo nhắc nhở bạn M vì M thường xuyên trốn học.

B. Anh K mắng con vì con ngịch ngợm, phá phách đồ đạc.

C. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.

D. Bạn N nhắc nhở bạn H không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 11. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?

A. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.

C. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.

D. Ảnh hưởng từ các trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

A. Tính cách bồng bột, nông nổi là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.

C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.

D. Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất và tinh thần.

Câu 13. K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, nên K đã hẹn gặp C cuối giờ học sẽ gặp nhau, dùng “nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn”. Nếu là bạn cùng lớp với K và C, biết được chuyện này, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Cổ vũ, kích động các bạn K và C sử dụng bạo lực.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.

C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

D. Rủ các bạn khác ở lại xem hai bạn C và K đánh nhau.

Câu 14. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là

A. 111.

B. 112.

C. 113.

D. 114.

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.

B. Ông M đánh bạn P vì P vô tình làm hỏng đồ dùng của con trai ông.

C. Bạn T rủ L và K cùng chặn đánh S vì S không cho T chép bài.

D. Bạn L xúc phạm A vì A đã làm vô tình làm bẩn quần áo của L.

Câu 16. Khi chứng kiến bạo lực học đường, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Quay lại clip để tung lên mạng xã hội.

B. Lôi kéo nhiều người khác cùng tham gia.

C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô.

D. Reo hò, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.

Câu 17. Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Rủ bạn bè, người thân cùng đánh lại đối phương để giải quyết mâu thuẫn.

B. Livestream nói xấu người khác khi mình bị xúc phạm trên mạng xã hội.

C. Gọi đến số điện thoại của phòng tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.

D. Bao che, dung túng cho người thực hiện hành vi bạo lực học đường.

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với bạo lực học đường?

A. Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mọi cá nhân.

B. Chỉ có lực lượng công an mới có thể giải quyết bạo lực học đường.

C. Mọi mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng bạo lực.

D. Giáo dục học sinh là trách nhiệm của riêng nhà trường.

Câu 19. Trên đường đi học về em vô tình bắt gặp nhóm bạn K, T, Q đang đe dọa, trấn lột tiền của bạn V. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.

B. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.

C. Chạy nhanh về nhà để báo với bố mẹ.

D. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.

Câu 20. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm

A. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

B. săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm.

C. chặt phá rừng; ngược đãi, bạo hành trẻ em.

D. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.

Câu 21. Bà K là chủ của một đường dây bắt cóc và buôn bán người trái phép qua biên giới. Theo quy định của pháp luật, bà K sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

A. Hình sự.

B. Phạt tiền.

C. Khiến trách.

D. Cảnh cáo.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.

B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.

C. Sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình, nhà trường.

D. Tác động tiêu cực từ môi trường sống không lành mạnh.

Câu 23. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội để lại nhiều hậu quả cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

B. Tệ nạn xã hội chỉ vi phạm chuẩn mực đạo đức không vi phạm pháp luật.

C. Tệ nạn xã hội chỉ xuất phát từ nguyên nhân: thiếu hiểu biết, lười biếng.

D. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

Câu 24. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật?

Tình huống. V (14 tuổi) rủ M (14 tuổi) đi chơi cùng một nhóm bạn. Trong cuộc trò chuyện với nhóm bạn, T là một thanh niên lớn tuổi nhất trong nhóm có chủ ý muốn nhờ V và M chuyển hộ một gói hàng cấm và hứa sau khi hoàn thành sẽ cho cả hai một khoản tiền hậu hĩnh. V thấy có vẻ hời nên định đồng ý nhưng đã bị M ngăn cản vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật.

A. Bạn V và M

B. Bạn V và anh T.

C. Anh T.

D. Bạn V.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Là học sinh trung học cơ sở, em cần làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bài kiểm tra môn Toán của N được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng. N đã dấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. N hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến N căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, N đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên N đã đi lang thang, không dám về nhà.

Câu hỏi:

a) Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của bạn N trước tình huống gây tâm lí căng thẳng mà N gặp phải?

b) Theo em, học sinh trung học cơ sở cần làm gì để từng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình?

0
25 tháng 1 2018

Tác phẩm để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất là bài cảnh khuya vì tác phẩm naỳ đã để lại cho tôi 1 ấn tượng sâu sắc đặc biệt là bác hồ vị cha già của dân tộc hình ảnh âu lo cho nước nhà .Môt người cha già của dân tộc viêt nam

Câu 3. Em hãy chọn các từ (tình cảm, nhiều người, hợp nhau, có chung, giống nhau) điền từ vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh đã học         Tình bạn là .......(1) gắn bó giữa hai hoặc .......(2) trên cơ sở .......(3) về tính tình, sở thích hoặc .......(4) xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.Câu 4. Ghép mỗi nội dung ở cột II với mỗi nội dung ở cột I sao cho...
Đọc tiếp

Câu 3. Em hãy chọn các từ (tình cảm, nhiều người, hợp nhau, có chung, giống nhau) điền từ vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh đã học

         Tình bạn .......(1) gắn bó giữa hai hoặc .......(2) trên cơ sở .......(3) về tính tình, sở thích hoặc .......(4) xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.

Câu 4. Ghép mỗi nội dung ở cột II với mỗi nội dung ở cột I sao cho đúng nhất:

I

II

A. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận

1. thì xã hội mới ổn định.

B. Gia đình văn hóa

2. là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

C. Xây dựng gia đình văn hóa

3. là gia đình hòa thuận, tiến bộ, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

D. Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa

4. trách nhiệm của mình với gia đình, sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội.

 

5. bằng cách chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em, không đua đòi ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình.

 

 

1
17 tháng 3 2022

Câu 3 :

Tình bạn  ....tình cảm ... gắn bó giữa hai hoặc ....nhiều người... trên cơ sở ....giống nhau...(3) về tính tình, sở thích hoặc ...có chung....(4) xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.

Câu 4 :

A - 4

B - 3 

C - 2

D - 5 

E - 1