Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em đồng ý vì giản dị là sống đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn có một nét đẹp truyền thống, nét đẹp tâm hồng. Nhưng cũng cần chú ý đến độ tuổi mà chọn đồ sao cho phù hợp
Em đồng ý vì giản dị là sống đơn giản,giản dị , có nghĩa là sống phù hợp với điều kiện nhưng vẫn phải giữ sự gọn gàng ngắn nắp
Bạn nói đúng hoàn toàn. Gỉan dị là sống đơn giản, mộc mạc , chất phác nhưng vẫn có một nét đẹp truyền thống. Nét đẹp tâm hồn, nét đẹp của cách sống. Nhưng cũng cần chú ý đến độ tuổi mà chọn đồ sao phù hợp.
Em đông ý cới các ý kiến trên vì:
- Khái niệm: “giản dị” là đơn giản một cách tự nhiên. Sống giản dị là một phong cách sống lấy tự nhiên và đơn giản làm mục đích, tránh sự phức tạp, rắc rối, cầu kì không cần thiết.
- Biểu hiện:
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.
+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối,...
+ Cách sinh hoạt: hoà đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.
- Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống. Không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong.
1 GIẢN DỊ LÀ SỐNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH CỦA BẢN THÂN, GĐ VÀ XH.
BIỂU HIỆN: ĐI ĐỨNG NGHIÊM TRANG, ĂN NÓI NHẸ NHÀNG, ĂN MẶC GỌN GÀNG, SẠCH SẼ,..
2 TỰ TRỌNG:
+ CÓ NGHỊ LỰC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN, THỬ THÁCH.
+HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
+NÂNG CAO PHẨM GIÁ, UY TÍN CỦA MỖI NGƯỜI
+ ĐƯỢC MỌI NGƯỜI KÍNH TRỌNG VÀ QUÝ MẾN
2 SAI VÌ TOÀN ĐÃ THỂ HIỆN LÒNG TRÁI VỚI YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
EM SẼ CHÉP BÀI HỘ VÂN VÀ GIẢNG BÀI CHO VÂN HIỂU.
1. a) Người giản dị là người:
+ Thân thiện, chan hòa với mọi người
+ Không cầu kì, xa hoa lãng phí
+ Sống hòa nhập với thiên nhiên
+ Sống chân thành
+ Lời nói đơn giản, dễ hiểu .
1. b) Một số biểu hiện của tính giản dị là:
+ Người có tính giản dị lúc nào cũng ăn nói nhỏ nhẹ, dễ nghe.
+ Người có tính giản dị lúc nào cũng khiêm tốn, kể cả trong lời nói.
+ Người có tính giản dị luôn sống chân thành với mọi người.
+ Người có tính giản dị lúc nào cũng sống hòa nhập cùng thiên nhiên, xã hội ......
2. a) Ý nghĩa của lòng tự trọng là:
. Lòng tự trọng là sự tự nhận thức giá trị của bản thân, coi trọng giá trị và phát huy giá trị ấy. Lòng tự trọng là điều kiện quan trọng của mỗi người. Một khi đã biết tôn trọng bản thân, chúng ta sẽ vững tin hơn vào những việc mình làm. Một khi đã biết giữ gìn phầm cách, danh dự của mình, chúng ta sẽ thận trọng và làm chủ bản thân khi phải đương đầu với khó khăn, thử thách, nhìn ra được điểm hạn chế, thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, khi đó bạn sẽ dần hoàn thiện nhân cách của mình.
2. b) (Tục ngữ 1). Áo rách cốt cách người thương.
(Tục ngữ 2). Ăn có mời, làm có khiến.
3. a) Em không tán thành việc làm này của Toàn, vì dù gì Vân cũng là bạn cùng lớp, dù không phải bạn thân nhưng Toàn cũng phải có trách nhiệm đối với bạn. Vì dù sao thì Toàn và Vân cũng là hàng xóm nên Toàn phải biết giúp đỡ khi bạn Vân bị ốm.
3. b) Nếu em là Toàn, em sẽ nhận và hứa sẽ cố gắng giúp đỡ Vân vì đó là việc nên làm và mình cũng cần phải giúp khi bạn bị ốm, mình là bạn cùng lớp với Vân, mình càng phải có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ khi bạn Vân vắng mặt.
Câu 1: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên.
Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: Không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần đám lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.
Câu 2
Giản dị được hiểu là một lối sống đơn giản, bỏ qua tất cả những sự cầu kỳ và không chạy đua theo xu hướng của xã hội. Những người giản dị họ thường sống phù hợp với hoàn cảnh mình đang phải đối mặt, không mơ màng và sống xa vời với thực tại.
Biểu hiện: Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu
Ăn mặc phù hợp với điều kiện của bạn thân
Không nên kiêu căng, kiêu ngạo
Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, đồng cảm
- Bài 1 : Các câu thể hiện tính giản dị là :
3. Nói năng đơn giản và dễ hiểu
7. Sống gần gũi, hòa đồng với mọi người
- Bài 2:.
Biểu hiện tính giản dị của em là : Ăn mặt đơn giản, không phô trương hình thức bên ngoài, nói chuyện với mọi người nhẹ nhàng, làm cho họ hiểu mình đang nói gì và làm gì, khi làm một việc gì đó không than phiền việc đó quá nặng hay quá nhẹ...
Biểu hiện tính không giản dị của em là : Hay chọn lựa nhiều trang phục, những thứ không cần thiết lắm, khi làm một việc gì đó thì hay sợ này nọ, kiểu cách... [ Câu này thực sự thì mình không có nhưng mình nói thêm cho cậu hiểu nhé ].
Biện pháp khắc phục của em là : Em sẽ cố gắng coi trọng việc mình làm hơn. Biết mình đang và làm gì, việc nó mình có quá phô trương hay không, mình đã ăn mặc đúng cách chất phát, giản dị chưa ? Nếu mọi người góp ý thì mình hãy cố gắng tiếp nhận những lời góp ý hay để mình sửa lỗi...
- Bài 3 : Theo em học sinh có cần rèn luyện tính giản dị không ? Vì sao ?
Theo em, học sinh cũng cần phải rèn luyện tính giản dị từ lúc mình còn là một học sinh tiếu học. Vì mình chỉ là một học sinh, không cần phải quá điệu đà, những suy nghĩ của mình chưa chắc là đúng đắn. Ví dụ : Đi đến trường không cần phải trang điểm lòe loẹt. Tô son hay đánh phấn. Đem điện thoại đến chụp hình...
- Lưu ý : Đây là ý kiến riêng. Nếu có gì thì các cậu cứ phản hồi nhé . Thanks
Em không đồng ý với ý kiến trên vì khi giàu họ vẫn phải tiết kiệm vẫn sống giản dị.
Ý nghĩa của giản dị:
- Sự giản dị giúp cá nhân dễ hòa nhập, hòa đồng vs cộng đồng, vs xã hội
- Sự gd giúp cá nhân ko phức tạp hóa vấn đề, vì thế cuộc sống của họ trở nên thanh thản hơn
- Sự gd giúp cá nhân đc yêu mến, quý trọng
- Sự gd giúp cá nhân tiết kiệm thời gian, của cải và vì thế có thể đầu tư nhiều hơn cho công việc, cho những việc hữu ích. Đúng đó mik học r
Ý nghĩa của khiêm tốn:
1. Sự khiêm tốn giúp người ta gặp thuận lợi trong cuộc sống
2 . Sự khiêm tốn giúp người ta coi thành công như sự động viên mà ko trở nên chủ quan
3. Sự kt giúp tăng cường khả năng học hỏi
4. Sự kt làm người ta dễ tìm thấy cái tốt đẹp ở người khác để noi theo và dễ chấp nhận người khác
4. Sự kt giúp cá nhân đc yêu mến và đc tôn trọng
Qua loa, đại khái không phải là sống giản dị.
Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, bởi đó là biểu hiện của một con người thiếu văn hoá.
Qua loa đại khái không phải là sống giản dị mà đó là hành động thể hiện sự luời biếng của con ngưòi. Vì thế, con người không nên có hành động lười biếng như vậy. Nếu có cần khắc phục ngay.
Bức tranh (3) thể hiện đức tính giản dị. Bởi vì: Bức tranh (3) thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi.
Hai bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi của học sinh: trang điểm son phấn, loè loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo phông, khi đến trường.
b) Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị ?
(1) Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy ;
(2) Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu ;
(3) Nói năng cộc lốc, trống không ;
(4) Làm việc gì cũng sơ sài, qua loa ;
(5) Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở;
(6) Thái độ khách sáo, kiểu cách ;
(7) Tổ chức sinh nhật linh đình.
Trả lời
Trong các câu trên, biểu hiện nói lên tính giản dị là:
- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
- Đôi xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
c) Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.
Trả lời
- Biểu hiện của tính giản dị:
+ Mặc dù nhà rất khá giả nhưng lúc nào Hạnh cũng ăn mặc giản dị, gần gũi, vui vẻ, chan hòa với các bạn.
+ Sinh nhật lần thứ 12, Đức tổ chức rất đơn giản song thật là vui vẻ, đầm ấm.
- Biểu hiện của tính không giản dị:
+ Gia đình Lộc cuộc sống khó khăn: bố về hưu, mẹ làm công nhân, song Lộc lúc nào cũng đua đòi chưng diện.
+ Nhi đòi mẹ tổ chức sinh nhật thật linh đình để mời bạn bè.
+ Phúc học giỏi nhưng rất ít khi Phúc gần gũi giúp đỡ những bạn học còn yếu.
d) Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em.
Trả lời
Những tấm gương sống giản dị xung quanh em như những bạn cùng lớp, bạn hàng xóm hay người bạn cũ mà em biết có lối sống giản dị và được mọi người yêu quý.
đ) Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị ?
Trả lời
- Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
- Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
- Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngày từ khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè.
- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của Công’, không xa hoa lãng phí.
- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình.
e) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị.
Trả lời
Tục ngữ:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
- Ăn cần ở kiệm
Danh ngôn:
- Lời nói giản dị mà ý sâu xa là lời nói hay (Mạnh Tử).
- Phải luôn dùng lời lẽ, những thí dụ đơn giản thiết thực và dễ hiểu. Khi viết, khi nói phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được... (Hồ Chí Minh)
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ
Tự kiêu một chút cũng là thừa”