Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
- Từ láy có trong đoạn văn: xinh xinh, dịu dàng, lung linh, lích rích.
b)
- Câu văn sử dụng phép tu từ so sánh:
+ "Những bông hoa cúc xinh xinh... nắng nhỏ"
- Câu văn sử dụng phép tu từ nhân hóa:
+ "Hoa cỏ may... vào lớp học"
+ "Chú chim sâu... hót theo"
+ "Giọt nắng sớm mai... trang vở mới"
c)
- Tác dụng:
+ Phép so sánh: Phép so sánh hình ảnh "những bông hóa cúc" như "tia nắng nhỏ" đã làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, gợi liên tưởng những đóa hoa cúc thật xinh xắn, dịu dàng biết bao. Chẳng khác nào những tia nắng nhỏ lung lung trong nắng sớm. Phép so sánh đã làm tăng giá trị biểu cảm và làm bật nổi hình ảnh những bông hoa cúc xinh xinh.
+ Phép nhân hóa: Hình ảnh "hoa cỏ may" và "chú chim sâu" đã được tác giả "hô biến" khiến chúng trở nên có hồn đến lạ, thật gần gũi và thân quen với con người. Gợi liên tưởng thú vị về những đóa hoa cỏ may quấn quýt bước chân của cô cậu học trò và theo đến tận lớp học. Những chú chim sâu dùng tiếng hót của mình hòa chung tiếng đọc bài của những bạn học trò nhỏ.
d)
- Nội dung chính: Đoạn văn đã miêu tả cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của buổi sớm mai vào mùa thu. Những đóa hoa cúc dại, hoa cỏ may, những chú chim sâu đáng yêu hay những tiếng đọc bài từ lớp học đã được tác giả khắc họa tinh tế.
Riêng câu e em có thể viết theo cảm nhận của mình về mùa thu cùng với những cảnh sắc tươi đẹp của mùa thu ha. Chúc em học giỏi!
tham khảo
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một trong những câu tục ngữ hay và có ý nghĩa giáo dục nhất mà em biết.
Câu tục ngữ mượn hình ảnh ăn quả thì nhớ đến người đã trồng cấy, chăm sóc, vun xén cho cây đó. Để nói về bài học biết ơn, luôn trân trọng, nghĩ đến những người đi trước, những người đã làm lụng, chiến đấu, hi sinh cho chúng ta ngày hôm nay.
Mọi thứ xung quanh ta đều không tự nhiên mà có. Cây cối xanh tốt, cho hoa thơm trái ngọt là nhờ người làm vườn. Đường phố sạch đẹp là nhờ bác lao công. Có đồ ăn, bánh trái là nhờ các đầu bếp. Đất nước hòa bình là nhờ các chú bộ đội cụ Hồ. Họ đã phải suy nghĩ, nghiên cứu và làm việc vất vả để tạo nên những món. những thứ ta hưởng dụng.
Chính vì vậy, ta phải luôn nhớ đến và biết ơn họ bằng cả trái tim. Truyền thống biết ơn ấy, đã được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay. Nó không chỉ thể hiện qua các lời nói, hành động hằng ngày, mà còn hiện hữu qua các ngày lễ, ngày hội của nước ta. Như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc, ngày phụ nữ, ngày của cha mẹ… và đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán.
Bản thân em, từ nhỏ đã được thấm nhuần trong truyền thống nhớ ơn mà ông cha truyền dạy. Em mong rằng, đạo lý tốt đẹp ấy sẽ tiếp tục đồng hành mãi cùng nhân dân ta.
Em viết theo các ý này của chị nha!
Nêu lên vấn đề cần nghị luận (VD: Truyền thống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta...)
Khái niệm ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' (Em nêu nghĩa đen của câu hoặc giải thích khái niệm biết ơn).
Vai trò của lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?
Dẫn chứng?
Trái ngược với ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''?
Kết luận
Theo nhận định của các nhà chuyên môn, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá và 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động.
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh. Hút 1 điếu thuốc lá giảm 5,5 phút tuổi thọ; Mỗi 6 giây có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá; Số người tử vong do thuốc lá gây ra gấp 3 lần số người chết vì HIV và tai nạn giao thông.
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, chia ra làm 4 nhóm chính:
- Nicotine (Ni-cô-tin)Ni-cô-tin là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí. Ni-cô-tin được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg ni-cô-tin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa ni-cô-tin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Tác dụng gây nghiện của ni-cô-tin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương, chúng gây ra nhiều tác động tâm thần kinh như là cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng chú ý, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn.
- Monoxit carbon (khí CO):
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu. Khí CO đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của O2 (ô-xi) trên hồng cầu. Và như thế sau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vận chuyển ô-xy vì đã gắn kết với CO, đây là nguyên nhân gây lên một số bệnh phổi mạn tính như: Hen phế quản, viêm phế quản, giản phế quản… Hậu quả là cơ thể không đủ ô-xy để sử dụng.
3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá:
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.
4. Các chất gây ung thư:
Trong khói thuốc lá có khoảng 70 chất có tính chất gây ung thư, các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá.
Để góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút thuốc lá; đồng thời lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc hút thuốc lá ở những nơi có trẻ em, phụ nữ mang thai và người già.
tham khảo
Khi bác trống trường kêu: "Tùng ...tùng...tùng" học sinh ùa ra sân trường đông như kiến. Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
tham khảo
Ngôi trường THCS Võ Thị Sáu nơi em đang học và dạy bảo nên người. Ngôi trường khang trang từ xa nhìn lại ngôi trường trông uy nghi tráng lệ. Nó khoác trên mình bộ áo màu vàng xen một chút màu xanh , làm cho ngôi trường nổi bật nữa bầu trời bao la.
Ngôi trường nhộn nhịp nhất vào giờ ra chơi, từng lớp các bạn học sinh ùa ra như một đàn ong vỡ tổ vậy. Một bức tranh về ngôi trường tráng lệ, khiến những đứa học trò chúng tôi tự hào về ngôi trường THCS Võ Thị Sáu
1. PTBĐ: nghị luận
2. Hành động dũng cảm và hào hiệp của thanh niên được nêu trong đoạn trích là: khi có chiến tranh thì xông pha vào đạn lửa, lúc bình thường thì cứu giúp trẻ em bị nạn, đỡ người đi đường bị ốm đau.
3. Bài học: Thanh niên cần có tinh thần dũng cảm, xông pha không ngại gian khổ, vất vả; có những thái độ, tình cảm đúng đắn, biết yêu thương gia đình, những người xung quanh....