K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2021
1. Lịch sử hình thành

Thànhphố Nam Định có lịch sử hơn 750 năm hình thành và phát triển. Năm 1262, nhà Trần đã xây dựng Nam Định thành thủ phủ Thiên Trường dọc bờ hữu ngạn sông Hồng. Năm1831, nhà Nguyễn đặt tên là tỉnh Nam Định. Dưới thời Nguyễn, Nam Định là một thành phố lớn cùng với Hà Nội và Huế. Thời đó Nam Định còn có trường thi Hương,thi Hội, có Văn Miếu.

Dưới thời Pháp thuộc, Nam Định được Toàn quyền Đông Dương công nhận là thành phố vào ngày 17/10/1921. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quy định trong Sắc lệnh số 77 năm 1945, Nam Định là thành phố đặt dưới quyền cấp kỳ (Bắc Bộ). Từ năm 1945-1956, Nam Định là thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 3/9/1957, sáp nhập thành phố Nam Định vào tỉnh Nam Định, là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định.

Đến ngày 06/11/1996, sau nhiều lần chia tách sáp nhập, thành phố Nam Định chính thức là tỉnh lỵ tỉnh Nam Định đến ngày nay.

Ngày 24/9/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 183/1998/QĐ-TTg công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại II.

Ngày
28/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2106/QĐ-TTg công nhận thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nam Định.

Cùng với lịch sử hình thành và phát triển, Đảng bộ và nhân dân thành phố Nam Định luôn luôn tự hào về mảnh đất quê hương. Sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân Nam Định đã và đang góp phần tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp của một thành phố đang từng bước trở thành đô thị trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng,có vai trò quan trọng trong hệ thống đô thị Việt Nam.

2. Vị trí địa lý

Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90km về phía Tây Bắc, cách thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình 18km và cách thành phố Hải Phòng 90km về phía Đông Bắc, cách thành phố Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình 28km về phía Nam, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam 30km về phía Tây Bắc.

Thành phố Nam Định là đầu mối giao thông quan trọng. Giao thông qua thành phố Nam Định dày đặc và thuận tiện bao gồm: quốc lộ QL21, QL10; đại lộ Thiên Trường - có vaitrò chiến lược, nối trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh với vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam tỉnh; ngoài ra hệ thống đường tỉnh có dạng hướng tâm đi cáchuyện (Các Tỉnh lộ: 486, 487, 488, 490, 490B, 490C); có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, Ga Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam,thuận tiện cho hành khách vùng Nam đồng bằng đi đến các thành phố lớn trong cảnước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Chức năng vai trò đối với tỉnh Nam Định

Trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách tỉnh, thành phố Nam Định luôn được xác định là Trung tâm chính trị - kinh tế - khoa học kỹ thuật của tỉnh Hà Nam Ninh, tỉnh Nam Hà và nay là tỉnh Nam Định. Nằm ở trung tâm khu vực phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng (gồm 4 tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình); nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh). Như vậy, thành phố Nam Định có tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của tỉnh Nam Định nói riêng và vùng Nam đồng bằng sông Hồng nói chung theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốcphòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

II. Hiện trạng pháttriển

1. Diện tích và cơ cấu các loại đất

Theo kết quả kiểm kê diện tích đất đai năm 2017, thành phốNam Định với tổng diện tích đất tự nhiên là 46,41 km2; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 15,8 km2 (1.580,00 ha), chiếm34,04%; đất phi nông nghiệp có 30,53 km2 (3.053,83 ha), chiếm 65,79%. Khu vực nội thành có diện tích 18,23 km2;khu vực ngoại thành có diện tích 28,18 km2.

2. Dân số và lao động

Dân số, độ tuổi và thành phần dân tộc: theo số liệu thống kê năm 2017, thành phố Nam Định có dân số thường trú là 252.008 người. Trong đó có 120.341 nam (chiếm 47,75% tổng dân số) và 131.667 nữ (chiếm 52,25% tổng dân số).

Lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp: thành phố Nam Định có 108.827 lao động làm việc trong các ngành kinh tế,trong đó số lao động nông nghiệp là 4.558 người chiếm 4,19% và tổng số lao động phi nông nghiệp là 104.269 người, chiếm 95,82 (bao gồm các ngành như: công nghiệp,xây dựng, chế tạo, thương nghiệp, vận tải, kinh doanh...).

3. Điều kiện tự nhiên

Địa chất: thuộc thềm đất bồi tương đối yếu, mức nước ngầm cao. Địa tầng phân bố từ trên xuống dưới là: Lớp đất sét – Lớp sét pha – Lớp bùn sét pha – Lớp cát và lớp bùn sét pha.

Địa hình: Thành phố Nam Định nằmgiữa châu thổ sông Hồng nên địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng, nghiêng vàthấp dần từ tây bắc xuống đông nam, cao độ từ 2,5 đến 4,2m so mực nước biển,trên địa bàn có nhiều ao, hồ, kênh mương với sông Đào chảy qua giữa thành phốtheo hướng Bắc - Tây Nam. Thành phố Nam Định có 3 lưu vực tiêu thoát nướcchính: lưu vực phía Tây Nam với kênh chính là Kênh Gia, lưu vực phía Bắc với kênh chính là T3-11; lưu vực 3 phường, xã phía nam sông Đào với kênh chính là CT2.

Nhìn chung địa hình thành phố ổn định, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng và nhà ở dân cư cũng như cấp và tiêu thoát nước.

Thủy văn: Tài nguyên nước của thành phố Nam Định khá phong phú, dầy đặc với mật độ sông 0,5- 0,7 km/km2, hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam. Chế độ thủy văn của thành phố phụ thuộc nhiều vào 2 con sông lớn, có lưu lượng dòng chảy cao là sông Hồng, sông Đào. Nguồn nướcmặt của thành phố Nam Định cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là sông Đào. Ngoài ra trên địa bàn có hơn 22 km kênh mương hở, hơn 10 hồ lớn (Truyền Thống,Vỵ Xuyên, Vỵ Hoàng, Năng Tĩnh, An Trạch, Bảo Bối, Sơn Nam, Đầm Đọ, Đầm Bét (9 hồ đã kè và xây tường dạo); hồ Hàng Nan (đang triển khai dự án kè)) tổng  diện tích trên 60 ha và hàng trăm ao nhỏ nằm ở các xã ngoại thành đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và điều hoà không khí, tạo cảnh quan “xanh” cho thành phố.

Trên địa bàn thành phố Nam Định có nguồn nước ngầm tương đối phong phú, nằm ở tầng chứa nước lỗ hổng Plutoxen (HN), độ sâu trung bình 40-120m, chưa được khai thác nhiều để phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân do chất lượng nước chưa đảm bảo.

Khí hậu: Cũng như các huyện khác của tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định mang đầy đủ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nổi bật là nóng, ẩm, mưa nhiều và có 4 mùa rõ rệt:

-Nhiệt độ: nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình khoảng 23-24­oC, số tháng cónhiệt độ cao hơn 28oC là 5 tháng; mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,9oC, thánglạnh nhất là tháng 1 và tháng 2; tháng nóng nhất là tháng 7 và 8. Nhiệt độ không khí thấp thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, cao dần từ tháng4 đến tháng 8. Nhìn chung nhiệt độ không khí ở thành phố Nam Định tương đối đồng đều giữa các tháng, khá thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển và tăng trưởng.

-Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao (khoảng 84%) và thay đổi theo mùa. Chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng trong năm không lớn, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, độ ẩm cao cũng gây ảnh hưởng không tốt cho việc chế biến và bảo quản thức ăn gia súc, giống cây trồng ...

-Chế độ mưa: lượng mưa khá lớn, trung bình năm từ 1.700- 1.800 mm. Phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn thành phố nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là từ tháng 7- 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các tháng mưa ít nhấtlà tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau.

-Nắng: hàng năm có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng 1.650- 1.700 giờ, mùa hèđến mùa thu có tới 1.100- 1.200 giờ (bằng 70% giờ nắng/năm).

-Gió: hướng gió thịnh hành trong năm thay đổi theo mùa. Mùa đông gió thịnh hànhtheo hướng Bắc với tần suất 70 – 80%, tốc độ gió trung bình 2,4 – 2,6 m/s; những tháng cuối mùa đông gió chuyển dần theo hướng Đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Nam với tần suất 50 – 70 %, tốc độ gió từ 1,9 – 2,2 m/s. Mùa hè thường có bão, tập trung vào tháng 7,8,9 trong năm, bình quân 2 trận bão/năm.

Nhìn chung khí hậu tại thành phố Nam Định thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng năm có thể gieo trồng từ 2 đến 3 vụ.

Gửi bn, mạng nhá.

16 tháng 1 2017

Đáp án D

Mặc dù là hội nghị chủ yếu gồm các đảng viên cộng sản ưu tú của các tổ chức cộng sản Việt Nam lúc đó nhưng đó là đại biểu ưu tú của các tổ chức cộng sản ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam.

- Kết quả của hội nghị đã đi đến thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị cũng thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.

- Hội nghị vạch ra kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập Ban chấp hành trung ương lâm thời để tao cơ sở cho sư thành lập của ban chấp hành chính thức.

=> Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản mang tầm vóc và ý nghĩa như một đại hội thành lập đảng quy định bởi nội dung thông qua Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.

8 tháng 5 2018

* Bối cảnh lịch sử:

- Mĩ thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc và chuẩn bị đàm phán.

- Ngày 13 - 3 - 1968, cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa hai bên là: đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hoa Kì.

- Ngày 25 - 1 - 1969, Hội nghị Pari họp với sự có mặt của bốn bên là: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) và Mĩ.

- Năm 1972, thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973)

* Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

* Ý nghĩa

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam

- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút hết quân về nước.

- Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

1 tháng 5 2019

Đáp án D

Từ năm 1993, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiếp pháp này đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai). Sau đó, một sự kiện nữa tiếp tục khẳng đinh điều này đó là sự kiện 4/1994, trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở châu Phi, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi

24 tháng 2 2018

Đáp án A

- Trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phi (4-1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi.

- Đây là sự kiện quan trọng, là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi kéo dài ba thế kỉ.

27 tháng 2 2019

Đáp án A

Nenxơn Manđêla là  người lãnh đạo cuộc chiến chống chủ nghĩa phận biệt chủng tộc ở Nam Phi. Ông cũng là người da đến đầu tiên trở thành tổng thống của Nam Phi,. Môt người da đen dược làm Tổng thống, chứng tỏ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi kéo dài 3 thế ki đã bi chấm dứt rồi.

19 tháng 3 2018

Hoàn cảnh lịch sử: Từ cuối năm 1929, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản, ba tổ chức này hoạt động công khai, tranh giành quần chúng, gây ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng tới tình hình cách mạng nói chung.

Diễn biến của hội nghị thành lập Đảng:

- Trước tình hình cách mạng nói chung, Nguyễn Ái Quốc với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.

- Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long, dự hội nghị có đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.

- Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ.

- Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được thông qua.

- Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương cộng sản liên đoàn, tổ chức này cũng được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

7 tháng 3 2019

Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.

Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.

Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

12 tháng 12 2021

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX.

- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.

- Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

16 tháng 6 2018

Đáp án D

Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử Việt Nam vì nó đã:

- Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng trong 30 năm đầu thế kỉ XX;

- Đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác;

- Làm cho cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới;

- Đây là sư chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam

8 tháng 4 2017

a) Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đógiai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.

- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cáchmạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn

- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đạibiểu đến Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930.

b) Nội dung Hội nghị:

- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.

- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.

- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhậpĐảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷniệm thành lập Đảng.

- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III.

25 tháng 1 2016
Vào Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. 
Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị đã quyết định hợp nhất 3 tổ chức Đảng ( An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã qui tụ 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất- Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư
tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.