K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2018

nếu bạn học viết thì trước tiên bạn phải nắm vững quy tắc các thì 

nếu học nói thì bạn nên luyện nghe và nói nhìu 

chúc bạn học tốt 

14 tháng 9 2018

Các chuyên gia cho biết, nếu muốn cải thiện trình độ tiếng Anh nhanh chóng, người học phải có sự cố gắng, nỗ lực và cường độ luyện tập cao, vì kiến thức, kỹ năng không tự nhiên có, mà phải tự tìm tòi, học hỏi để đúc kết được phương pháp học hiệu quả.

Làm thế nào để học giỏi tiếng AnhTrước khi chúng ta tìm hiểu về vấn đề “Làm thế nào để học giỏi tiếng Anh” thì mọi người cần trả lời những câu hỏi sau: Tại sao bạn lại muốn học tiếng Anh, Mục đích bạn học tiếng Anh là gì?

Điều này rất quan trọng, vì nó sẽ tạo cho bạn động lực để vượt qua những khó khăn. Do đó, bạn phải cân nhắc kỹ vì học tiếng Anh không phải ngày một ngày hai mà đó là cả một chặng đường dài cùng sự kiên trì, cố gắng bền bỉ để có được thành quả.

Nếu bạn đã xác định được mục tiêu học tiếng Anh của mình thì hãy đi tìm những cách học tiếng Anh tốt và hiệu quả ngay sau đây.

Kết hợp học cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết

Bạn nên học đều cả bốn kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết vì các kỹ năng này có một sự liên kết đặc biệt. Trong quá trình học tiếng Anh bạn phải đi theo một trình tự nhất định. Bạn phải nghe trước rồi tập đọc, lập lại những gì đã nghe được cho đến khi thành thạo. Sau đó, bạn nghe lại và viết ra những gì mình nghe được, đó chính là quy trình học thông minh được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Mỗi kỹ năng sẽ có những kỹ năng nhỏ đi kèm, ví dụ như trong kỹ năng nói sẽ có kỹ năng phát âm. Nếu bạn học tốt các kỹ năng nhỏ sẽ giúp bạn hoàn thiện các kỹ năng tổng quan.

Làm thế nào để học giỏi tiếng Anh+ Đối với kỹ năng nghe: Hãy nghe càng nhiều càng tốt, ở bất cứ đâu, bất cứ nguồn nào: nghe đài, nghe nhạc, xem truyền hình, xem phim,… nhớ là có kèm theo phụ đề bằng tiếng Anh.

+ Đối với kỹ năng nói: Hãy học cách phát âm đúng, nói đúng lúc đó bạn mới nghe tốt và truyền đạt ý của mình đến người nghe chính xác. Trong quá trình nghe bạn hãy bắt chước lại lời thoại của nhân vật, bạn có thể nghe và lập lại nhiều lần cho đến khi quen mặt chữ.

+ Đối với kỹ năng đọc: Hãy học từ vựng một cách chọn lọc, những từ phổ biến và học theo cụm từ, thành ngữ, không học từ đơn, từ chết. Lúc đó bạn sẽ biết được cách dùng từ trong những ngữ cảnh khác nhau. Trao dồi vốn từ vựng không chỉ hỗ trợ cho kỹ năng đọc mà cho cả 3 kỹ năng còn lại.

+ Đối với kỹ năng viết: Hãy chú trọng ngữ pháp và để trao dồi ngữ pháp thì phải thông qua từng bài học: từ vựng, mẫu câu, luyện hội thoại, nghe nói, đọc viết. Lúc đó bạn sẽ nắm chắc được ngữ pháp, cách sử dụng từ trong câu.

Vì thế, nếu ai còn chưa biết phải làm thế nào để học giỏi tiếng Anh thì hãy nắm rõ cách học kết hợp nêu trên và lên một lịch trình cụ thể từ bây giờ, đó là khung sườn để bạn bám sát.

Muốn học giỏi tiếng Anh bạn phải thực hành mỗi ngày

Không nên chỉ học trên sách vở, mà hãy vận dụng những gì bạn học được vào thực tế, cuộc sống hàng ngày.

Mọi người có thể thực hành kỹ năng nghe bằng cách nghe các chương trình mình yếu thích bằng tiếng Anh, xem phim, nghe nhạc.

Hay để trao dồi kỹ năng nói thì bạn có thể thực hành bằng cách trao đổi, trò chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè, thầy cô, hay thậm chí có thể tự nói với chính mình bất cứ chủ đề nào, thường xuyên tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để giúp bản thân nói lưu loát, tự nhiên, tự tin.

Làm thế nào để học giỏi tiếng Anh Để nâng cao kỹ năng đọc, mỗi ngày bạn hãy đọc bất cứ tài liệu, sách báo, tạp chí, tiểu thuyết, truyện hoặc đơn giản chỉ là đọc thực đơn tại nhà hàng,… bằng tiếng Anh. Nhưng lưu ý khi gặp những từ không biết thì không được tra từ điển. Mà bạn cứ đọc và cố gắng đoán nghĩa của chúng. Việc này sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng đoán nghĩa, giúp nâng cao khả năng giao tiếp.

Bạn có thể rèn kỹ năng viết bằng cách luyện viết những mẫu truyện ngắn, viết nhật ký hay viết mail, thư bằng tiếng Anh. Bạn có thể luyện viết mỗi ngày bằng cách đặt câu hỏi và tự viết câu trả lời.

Tóm lại vấn đề làm thế nào để học giỏi tiếng Anh thì điều quan trọng chính là sự kiên trì, cố gắng của bản thân. Hãy tận dụng mọi cơ hội để tiếp xúc và luyện tập tiếng Anh mỗi ngày, đó là phương pháp học tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay.

Nếu không có thời gian học, hãy đến các trung tâm Anh ngữ

Nếu bạn là người bận rộn, làm việc văn phòng hay bận rộn với công việc gia đình không có nhiều thời gian để học tiếng Anh một mình thì hãy tìm một trung tâm Anh ngữ uy tín, chất lượng để theo học nhé!

Wall Street English là Trung tâm Anh ngữ dành riêng cho người lớn bận rộn, với phương pháp giảng dạy hiệu quả, cùng đội ngũ giáo viên bản ngữ với chuyên môn cao sẽ cam kết giúp bạn học tốt tiếng Anh, nói tiếng Anh một cách tự tin nhất.

Hi vọng, những chia sẻ trên đã giúp mọi người biết cách làm thế nào để học giỏi tiếng Anh. Và nếu bạn muốn tìm hiểu về các khóa học tại Wall Street English hãy liên hệ Hotline (028) 6288 3566 để được tư vấn cụ thể.

Chúc bạn thành công!

1 tháng 10 2016

+ Học ngữ pháp

+ Mỗi lần học có từ mới chép ra 1 quyên vở 3 lần một dòng ghi nghĩa 2 dòng còn lại ghi tiếng anh

+ Mua quyển từ điển và quyển 600 động từ bất quy tắc

+ Học tiếng anh với người nước ngoài ( trên mạng,.....)

+ Nghe những bài hát tiếng anh tập dịch nghĩa và hát theo nó

5 dòng trê là những gì bạn cần để học giỏi tiếng anh.

1 tháng 10 2016

Làm sao tôi có thể giỏi tiếng Anh dễ dàng và nhanh chóng?

Để giao tiếp tiếng Anh ở cấp độ phản xạ, bạn phải nhớ hơn 1000 ý hoàn chỉnh và phải phản xạ được từng ý trong vòng dưới 7 giây.

Để tôi hỏi bạn vài câu tiếng Việt và bạn chỉ có vài giây để nói câu tiếng Anh, bạn nói được bao nhiêu câu nhé. Đừng tra từ điển, hãy cố nhớ một cách tự nhiên xem bạn bật ra đúng được bao nhiêu câu: “Tôi buồn nôn quá”, “Tối hôm qua tôi không chợp mắt được chút nào”, “Tôi sợ bị mắc mưa”, “Tôi gọi điện thoại cho bạn nhưng gọi không được”, “Tôi không thể nghĩ ra gì hết”… Nếu bạn có 7 giây để nhớ 1 câu tiếng Anh, bạn có thể nhớ được bao nhiêu câu? Đây chỉ là vài câu giao tiếp thông dụng nhất được dùng hàng ngày và hầu như ngày nào cũng gặp. Tại sao lại là 7 giây? Vì 7 giây là toàn bộ thời gian bạn có thể trì hoãn trong giao tiếp. Nếu sau 7 giây mà không nói, xem như bạn không nói hoặc không có cơ hội nói nữa. Tôi có thể liệt kê ra hàng chục câu thật sự thông dụng khác nữa để bạn tự kiểm tra mình. Nhưng hãy đặt lại vấn đề như thế này, tại thời điểm cần nói hoặc cần hiểu khi nghe, nếu bạn không thể nhớ ra liệu bạn có nghe hoặc nói được không? 

Khi cần nói tiếng Anh, nhiều người bắt đầu lục tìm từ vựng trong trí nhớ và cố gắng lắp ghép chúng lại với nhau để đặt thành câu bằng kiến thức ngữ pháp họ đã học, nhưng chưa bao giờ ghép lại thành một câu đúng mà người bản xứ thường dùng cả. Vấn đề nằm ở chỗ là, cho dù bạn có biết 1 ngàn, 2 ngàn hay 3 ngàn từ vựng đơn lẻ, cũng có thể bạn chẳng bao giờ nói được 1 câu đúng nào. Vậy thì làm sao để nói được câu đúng? Đó là khi bạn biết các cụm động từ. Nếu bạn biết 1 ý hoàn chỉnh, là 1 cụm động từ, bạn có thể nói được hàng chục hoặc hàng trăm câu khác nhau. Nếu bạn biết và nhớ được 100 cụm, bạn sẽ rất ngạc nhiên về số lượng câu mình có thể nói được và khi biết và nhớ được 1000 cụm, chắc chắn bạn sẽ nói được tiếng Anh lưu loát. Biết và nhớ ở đây được hiểu là, trong cùng 1 thời điểm bạn có thể bật ra tất cả các cụm trong vòng dưới 7 giây.

Vậy cụm động từ ở đây được hiểu như thế nào mới đúng? Cụm động từ là tất cả các cấu trúc nằm trong câu có chứa ít nhất một động từ chính. Ví dụ, “to feel sick” (cảm thấy buồn nôn), “not sleep a wink” (không chợp mắt được chút nào), “to get caught in the rain” (bị mắc mưa), “to come up with something” (nghĩ ra điều gì đó)… Từ những cấu trúc như trên, bạn mới có thể thêm chủ từ, thêm trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, thay thế danh từ… là có thể hình thành nên nhiều câu khác nhau trong nhiều tình huống khác nhau như: “I got caught in the rain last night” (Tối qua tôi bị mắc mưa), “Go quickly or you’ll get caught in the rain” (Đi nhanh lên không bạn sẽ bị mắc mưa đấy), “You’ll be sick when you get caught in the rain”… Tôi có thể đặt nhiều câu khác nhau với cấu trúc đó nữa, nhưng hãy quay lại vấn đề chính. Những cụm động từ thật sự cần thiết cho bạn là những cụm có thể dùng lại được ở nhiều tình huống khác nhau chứ không phải những câu giao tiếp thông dụng đặc thù mà bạn chỉ có thể dùng cho 1 tình huống duy nhất và ít khi dùng lại cho những tình huống khác, ví dụ: “Easier said than done” (Nói dễ hơn làm), “Take it easy” (Hãy bình tĩnh), “Wait and see” (Hãy chờ xem)… Đây cũng là những câu hay nhưng dùng để “nói chơi” là chính nhưng trong giao tiếp thì bạn thật sự cần những cụm động từ, chứ không phải những câu “nghe hay” và dễ nhớ này.

Nghe có vẻ như chúng ta đã bắt đúng mạch của căn bệnh trầm kha này rồi phải không? Nhưng hãy nhìn vào sự thật sau đây để nhận ra một sai lầm mà người học tiếng Anh hay mắc phải: học để suy luận?! Cách học đó đã khiến hàng triệu sinh viên, học sinh bao nhiêu thế hệ nay đã đổ công sức, tiền bạc của mình xuống sông, xuống biển khi kết quả học trên 10 năm vẫn phải học lại từ đầu. Sự thật là các thành phần trong mỗi câu nói kết hợp lại với nhau không theo một quy luật nào và chỉ có thể nhớ nằm lòng mới có thể sử dụng đúng được. Mời các bạn xem qua.

  • Người ta nói “do an exercise”, nhưng lại nói “make a mistake”; nói “make a phone call”, nhưng lại nói “have a conversation”; nói “do a job”, nhưng lại nói “take a break”; nói “take a step”, nhưng “make a jump”.
  • Người ta nói “talk about something”, nhưng nói “comment on something” và “discuss something”; nói “succeed insomething”, nhưng “fail at something”; nói “ask a question of somebody”, nhưng “have a question for somebody”; nói “accuse somebody of something”, nhưng “blame somebody for something”; nói “answer an e-mail”, nhưng “reply to an e-mail”.

Nếu tôi phải liệt kê, có thể 1 quyển sách 500 trang mới có thể liệt kê hết tất cả những khác biệt này. Và bạn thấy đấy, mỗi ý nói đều có cụm riêng của nó và nó hoàn toàn không thể tự ý suy luận và lắp ghép được. Bạn thử nói xem, trong một tình huống giao tiếp, bạn có thể suy luận được những vấn đề lẽ ra bạn cần phải nhớ nằm lòng không? 

Trong tiếng Anh có tổng cộng trên dưới 20000 cụm động từ nhưng trong văn nói giao tiếp hàng ngày, bạn chỉ cần trên 1000 cụm là có thể nói tiếng Anh lưu loát. Thật ra trên thực tế khi kiểm tra một người nói tiếng Anh lưu loát, họ cũng không thể nhớ đến 500 cụm động từ này. Đó là một thực tế mà bạn có thể yên tâm là mình có thể làm được.

Vậy làm thế nào để có thể nhớ trên 1000 cụm để nói được tiếng Anh lưu loát? Bạn không thể học hết những cụm từ này một cách đơn lẻ và nhớ chúng một cách dễ dàng được. Cách nhanh nhất bạn có thể học chúng là học thuộc lòng các câu giao tiếp có chứa chúng. Khi học câu, bạn sẽ nhớ tình huống dễ dàng giúp bạn vừa nhớ chính câu đó để giao tiếp và cũng vừa nhớ các cụm động từ để dùng lại trong các tình huống khác.

Nhưng hầu hết mọi người đều than phiền rằng học mãi nhưng không thuộc vì khó nhớ quá. Chúng ta hãy làm rõ vấn đề này vì có lẽ đây là vấn đề lớn mà hầu như toàn bộ người học tiếng Anh đều gặp phải. Vì sao bạn không nhớ? Đó là do 1 thói quen sai lầm mà bạn chưa biết hoặc chưa sửa. Hãy nhớ lại xem, bạn đã từng trải qua các lớp thời học phổ thông, vậy bạn nhớ được bao nhiêu bài lịch sử, bao nhiêu bài thơ, bao nhiêu bài địa lý… mà thầy cô bảo bạn phải học thuộc lòng để trả bài? Ngạc nhiên chưa? Bạn không nhớ tròn trĩnh nổi 1 bài. Đâu phải chỉ riêng học tiếng Anh bạn mới không nhớ, mà là toàn bộ các môn học bạn đều không nhớ. Đâu phải bạn không có năng khiếu học tiếng Anh, mà đơn giản là bạn có nhớ gì đâu mà nói, mà 

nghe?! 

Bộ nhớ sinh học của chúng ta có một cách ghi nhớ rất đơn giản mà ai cũng có thể ghi vào đó mọi thông tin cần thiết. Suy luận thì có thể khó hơn, đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn, nhưng để nhớ thì chỉ cần tìm mọi cách để lặp lạiLặp lại ở đây có thể là đọc lại, viết lại, nghe lại hay nói lại… Một lần lặp lại có thể bạn chỉ nhớ trong vài giây. Điều này giống như tôi đọc cho bạn nghe số điện thoại của tôi để bạn ghi vào sổ, và khoảng 1 phút sau tôi hỏi lại số điện thoại ấy, nếu bạn không giở sổ ra, bạn sẽ quên khuấy chúng và sẽ không bao giờ nhớ ra được nữa. Vì đó chỉ đơn giản là bạn mới lặp lại 1 lần. Nhưng nếu bạn nghe tôi nói, bạn đọc lại nhiều lần hơn, nhẩm lại trong đầu độ 10 lần, có thể 1 giờ sau bạn vẫn còn nhớ. Nhưng nếu bạn chia thành từng giờ, mỗi giờ bạn lặp lại khoảng 10 lần và sau 10 giờ lặp như thế, bạn có thể nhớ được hàng tháng hay hàng năm. Và nếu tần suất lặp lại nhiều hơn, có thể bạn sẽ nhớ suốt đời. Và đơn giản như thế, sự lặp lại là do chính bạn thực hiện mà không cần sự nỗ lực hay gắng sức nào. Nếu bạn cho rằng trí nhớ của mình kém hơn người khác, thì chỉ cần lặp lại nhiều lần hơn so với người khác. 

Quay lại thực tế việc học tiếng Anh, hầu hết mọi người chỉ lặp lại khoảng hơn chục lần và thấy nhớ trong đầu tại thời điểm đó thì bắt đầu tự cho rằng mình đã thuộc và không tiếp tục lặp lại. Kết quả là, chỉ sau 1 tuần họ quên toàn bộ những câu từ đã học từ tuần trước. Và càng tiếp tục học bài mới bao nhiêu, thì họ càng quên những bài cũ bấy nhiêu. Những gì họ có thể nhớ được là bài học hiện hành và những câu từ nào được các bài học dùng lại thường xuyên nhất. Chính vì thế, đừng nói là 10 năm, mà đến vài chục năm không biết là họ có thể nhớ gì để nói hoặc nghe hay không.

Khi học mãi mà vẫn không giao tiếp được, người ta lại tiếp tục nghĩ ra nhiều cách thức khác, nào là tăng cường giảng giải ngữ pháp, tăng cường ngày học, tăng cường luyện nghe… Nhưng trong đó nhiều người khuyên nhất là đi thực hành nói. Thật lòng mà nói, nếu thực hành nói mà giúp giỏi tiếng Anh thì chắc hẳn đã có nhiều người giỏi rồi. Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Thực tập nói chẳng qua là tìm cách lặp lại những câu từ đã học. Nhớ là lặp lại câu từ đã học chứ không phải tự chế, tự lắp ghép để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Bạn thử nghĩ xem, có ai đời cho trẻ con đi ra đường nghe đám trẻ đường phố nói câu gì nó học theo câu đó để nói theo không?

Sự lặp lại tốt nhất là nhìn câu đúng, nghe giọng đọc đúng và đọc đúng theo hàng trăm lần. Việc bạn có thể lặp lại câu đúng hàng trăm lần, không sai lần nào là bạn đã tự tạo ra một môi trường hoàn hảo nhất trong việc học tiếng Anh cho riêng mình. Một đứa trẻ từ lúc biết nói cho đến hết tiểu học được bố mẹ chúng và thầy cô sửa câu đúng và bắt chúng nói lại ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác cho đến khi chúng thuộc nằm lòng và mỗi lần nói đều sử dụng đúng câu đó. Nhưng vì chúng ta là người lớn, không có ai bên cạnh “chịu khó” sửa cho chúng ta như đứa bé trên, nên chúng ta phải tự mình tìm câu đúng và tự tìm cách lặp lại chúng hàng trăm lần như quá trình một đứa bé “nạp” ngôn ngữ vào đầu. 

Để tiến trình này nhanh hơn, chúng ta hãy lặp lại “cưỡng bức” một chút, nghĩa là, nếu để tự nhiên khi rơi vào tình huống nào đó mới có cơ hội nói câu nào đó, thì chúng ta hãy chọn ra mỗi ngày vài câu có các cụm động từ giao tiếp thông dụng và dùng toàn bộ thời gian rảnh rỗi để có thể nghe và đọc lại mỗi câu khoảng trên dưới 200 lần. Nếu bạn nghĩ trí nhớ của mình kém hơn người khác, hãy nâng số lần lặp lên nữa. Nhưng nếu bạn nghĩ mình có thể nhớ nhanh, cũng đừng hạ thấp số lần lặp lại này. Mục tiêu của toàn bộ quá trình là bạn phải nhớ tổng cộng trên 1000 cụm động từ trong cùng một thời điểm, trong khoảng thời gian tối đa là 7 giây cho mỗi cụm là bạn thành công. Bạn lặp lại nhiều thì nhớ nhanh hơn, lặp lại ít thì nhớ chậm, cần thời gian để suy nghĩ. Nếu chỉ nhớ được một số câu hoặc không nhớ thì bạn sẽ không nói được. Vì đơn giản, bạn không nhớ thì làm sao mà nói!

Nếu các bạn cần tôi giới thiệu một nơi có sẵn các câu chọn lọc chứa đầy đủ các cấu trúc cần thiết để giao tiếp tiếng Anh lưu loát, xin hãy vào: http://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/ nơi tôi là nhà đồng sáng lập. Đó cũng là tâm huyết cả đời của chúng tôi.

3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe của bạn

Nếu bạn nghe một câu nhưng không hiểu rõ người ta muốn nói gì, nó nằm ở 1 trong 3 nguyên nhân sau: 1) bạn thiếu từ vựng; 2) bạn không nhận ra âm; 3) bạn chẳng biết cấu trúc câu, là cụm động từ mà câu đó đang dùng nên không hiểu được ý chính của câu.

Thiếu từ vựng 

Nếu từ vựng bạn quá ít, nghe từ mới không biết chúng là gì, hoặc bạn chỉ nhớ mang máng, không nhớ rõ nghĩa của nó.Điều này nói lên rằng, bạn học quá ít từ, hoặc học nhiều nhưng đã lặp lại chúng quá ít lần. Hãy cải thiện bằng cách lặp lại nhiều hơn. Cách lặp lại từ vựng tốt nhất là đặt chúng vào một câu ví dụ nào đó, bạn sẽ thuộc từ và thuộc luôn cả câu và có thể sử dụng lại cấu trúc của câu đó sau này.

Phát âm sai, không nhận ra âm khi nghe

Phát âm của bạn đóng vai trò rất lớn cho việc nhận ra từ vựng mà người nói đang dùng. Nếu bạn phát âm một từ theo cách nào, theo vùng miền nào thì người vùng đó nói bạn nhận ra dễ dàng, còn người vùng khác nói bạn sẽ rất khó nghe hoặc không nghe được. Nếu học tiếng Anh mà bạn không tập âm để biến chất giọng của mình thành giọng chuẩn bản xứ, bạn sẽ rất khó nghe người bản xứ. Điều đơn giản mà những người theo cách học cũ không thể nhận ra là, phát âm của bạn quyết định bạn có nghe được hay không. Trong tiếng Anh có tổng cộng từ 45-52 âm, trong đó có 21 nguyên âm là bắt buộc phải phát đúng. 21 nguyên âm này kết hợp với các phụ âm đứng trước và đứng sau chúng để tạo ra thành các tổ hợp âm khác nhau. Nếu phát đúng âm và tổ hợp âm bạn sẽ nhận ra từ dễ dàng khi nghe người bản xứ nói. Trên thực tế, người ta hay chọn cách luyện nghe chứ không học phát âm vì suy nghĩ đơn giản rằng không nghe được thì phải luyện nghe. Nhưng nếu bạn sửa được âm và phát đúng các tổ hợp âm thì có thể nghe được ngay từ lần đầu tiên mà không phải tốn thời gian để luyện nghe.

Để học phát âm, cách tốt nhất là học âm trong các từ bạn đang học. Nếu bạn theo cách học âm đơn lẻ, rời rạc như cách người ta vẫn đang dạy, dù có dạy trực quan đến đâu bạn cũng không sửa âm trong từ được. Hiện nay có phương pháp đọc tách-ghép âm có thể giúp bạn sửa âm bản xứ thật nhanh bằng cách sửa âm tại từ bạn đang học. Theo phương pháp này, nguyên âm của từ hay âm tiết được tách ra đọc riêng rẽ cho bạn nhận biết, sau đó phương pháp dạy bạn cách đọc nối giữa nguyên âm và phụ âm đứng trước và đứng sau nó để hình thành nên âm của cả từ. Với cách này, bạn sẽ nhận biết được những nguyên âm khó và những tổ hợp âm lạ không có trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Một ví dụ về tổ hợp âm lạ mà ai cũng phát âm sai là từ “down”. Trong tiếng Việt có âm /au/ đứng cuối từ như trong từ “rau”, “trau”, “lau”… nhưng trong tiếng Việt không hề có từ nào mà âm /au/ kết hợp với âm /n/ đứng sau nó. Vì thế cho nên sang học tiếng Anh, khi phát âm họ bỏ luôn âm cuối và nói thành từ “dau” và bỏ luôn âm /n/. Một từ tiêu biểu khác là từ “time”. Trong tiếng Việt có âm /ai/ nhưng không hề có từ nào mà âm /ai/ kết hợp với âm /m/ đứng sau nó. Nên khi phát âm từ này, người Việt hay đọc là /tai/. Thời gian gần đây khi phát hiện ra mọi người đều phát âm từ “time” thiếu âm cuối /m/, nên người ta dạy thêm âm /m/. Nhưng vì trong tiếng Việt không có tổ hợp âm /aim/ nên người ta mượn âm /a/ để thay thế và đọc từ “time” thành /tam/ (bỏ nguyên âm đôi /ai/) thay vì đúng phải là /taim/.

Vậy phải học âm như thế nào? Hãy bắt đầu một cách nghiêm túc. Kể từ hôm nay, hãy tập lại tất cả các từ, dù là từ vựng đơn lẻ hay nằm trong câu. Nếu bạn đã tập 1 âm nhuần nhuyễn, thì khi gặp âm đó trong từ khác, bạn sẽ có thể phát âm dễ dàng. Tương tự, nếu bạn phát được 1 tổ hợp âm (nguyên âm kết hợp với phụ âm đứng trước hoặc đứng sau), bạn có thể phát âm chính xác các từ sử dụng tổ hợp âm đó. Nếu bạn sử dụng phương pháp đọc tách-ghép âm và không bỏ qua bất kỳ từ nào, tôi tin chắc rằng bạn có thể phát âm chuẩn xác và đổi giọng trong vòng 30 ngày.

Câu hỏi đặt ra là, cho đến khi nào bạn mới được gọi là đổi giọng? Hãy nhờ một giáo viên kiểm tra, nếu bạn nói chuyện bằng tiếng Anh một cách tự nhiên mà đã sử dụng toàn bộ âm chuẩn rồi thì xem như giọng bạn đã đổi. Điều này có nghĩa là bạn đã biến quán tính của mình thành phản xạ vô điều kiện. Nếu chỉ nhìn vào từ rồi dần dần nhớ lại mới có thể phát âm đúng thì xem như bạn cũng chưa đổi giọng vì nó chưa biến thành quán tính. Vì vậy, nếu âm nào chưa biến thành quán tính tự nhiên của bạn, hãy tìm cách đọc lặp lại chúng nhiều lần hơn nữa.

Bạn cũng có thể vào Lớp học trực tuyến do chúng tôi tạo ra và học từng ngày để bổ sung vốn từ vựng và cách phát âm theo phương pháp đọc tách-ghép âm cho từng từ. Đây cũng cùng một nơi tôi đã giới thiệu với các bạn bên trên để học câu:http://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/

Nhận dạng cấu trúc khi nghe để hiểu ý chính

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong kỹ năng nghe của bạn là khả năng nhận dạng cấu trúc khi nghe. Nhận dạng cấu trúc là gì? Một câu nào được nói hay viết đều sử dụng một cụm động từ mà ta gọi là cấu trúc câu. Mỗi cụm động từ đều có nghĩa riêng của nó và khi nhắc đến cấu trúc đó mọi người đều hiểu nghĩa giống nhau, không thể nhầm lẫn được. Nếu bạn thuộc cấu trúc đến mức nhận ra chúng trong khoảng thời gian dưới 7 giây, bạn sẽ hiểu ý người ta nói gì và tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe 1 vài từ chính là có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa. Nhiều người học theo cách cũ cứ phải nghe hết tất cả các từ rồi đoán nghĩa. Một phần do không hiểu cấu trúc nên không biết người ta nói gì. Một phần là không biết hết từ vựng nên không thể nhận ra. Lời khuyên về việc đi luyện nghe trở nên là một lời khuyên rất tồi khi trong đầu không có đủ âm, từ vựng và cấu trúc.

Tôi sẽ lấy một ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của cấu trúc. Ví dụ, với cấu trúc “have been doing something” có nghĩa là làm một việc gì đó trong bao lâu rồi, hoặc một điều gì đó đã xảy ra trong bao lâu rồi cho đến thời điểm này. Cấu trúc này dùng để mô tả về độ dài của khoảng thời gian mà việc gì đó đã xảy ra. Nếu bạn hiểu được như thế, hãy xem câu “I have been studying English for 10 years”. Vì cấu trúc chuyển tải ý nghĩa là “làm việc gì đó trong bao lâu cho đến thời điểm hiện tại” và khi thấy một câu dùng cấu trúc đó, bạn chỉ cần lắng nghe động từ chính của nó là có thể nhận ra. “Làm việc gì đó” được cụ thể hoá trong câu ví dụ trên bằng động từ “study” (học). Vậy khi nhận dạng được cấu trúc, bạn có thể hiểu được là “học” trong bao lâu rồi và chỉ cần lắng nghe khoảng thời gian nữa là có thể hiểu được toàn bộ câu. Nếu ai đó dùng động từ khác thì bạn tập trung vào động từ khác đó và chỉ cần hiểu nghĩa của động từ đó mà thôi. Hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu rằng một cấu trúc có thể dùng lại trong hàng chục, hàng trăm câu khác nhau mà khi nghe bạn đã có thể hiểu chúng ngay mà không cần lắng nghe toàn bộ mọi từ trong câu mới có thể hiểu được ý của người nói.

Trong lớp học mà chúng tôi thiết kế, từng câu được phân tích ra thành những cấu trúc riêng rẽ và giải thích cách dùng của chúng để bạn tham khảo. Nếu bạn thuộc câu, bạn có thể nhận biết các cấu trúc trong câu đó dễ dàng. Hãy tham khảo:http://www.hellochao.vn/lop-hoc-tieng-anh-truc-tuyen/ và chọn ngày học đầu tiên để trải nghiệm phương pháp. 

Vai trò của ngữ pháp trong việc học ngôn ngữ

Trong 1 ví dụ trên khi tôi dùng cấu trúc “have been doing something” là dùng cấu trúc của thì perfect continuous mà trong môn ngữ pháp cũng có học. Nhưng điều đáng nói ở đây là, khi bạn học cấu trúc, nó đã bao gồm toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh mà bạn không cần phải học ngữ pháp riêng rẽ. Khi học cấu trúc, người học có thể hiểu được trọn vẹn cách nói đúng câu, đúng văn hoá, đúng về mọi mặt trong ngôn ngữ mà không cần phải đụng tới khái niệm về ngữ pháp.

Vậy môn ngữ pháp có vai trò gì? Đó là môn học dành cho những nhà phân tích ngôn ngữ như nhà ngôn ngữ học hay ngành sư phạm. Hiểu biết được các thành phần của ngôn ngữ không phải là phạm trù dành cho những người bình thường vốn chỉ mượn ngôn ngữ để thành công trong việc học và cuộc sống. Trong môn ngữ pháp người ta có dạy một cấu trúc “Subject + Verb + Object” và giúp bạn đặt một câu “I love you”. Nhưng bạn sẽ không có cách nào suy luận sao có sự khác nhau giữa 2 câu “I play guitar” và “I play with a yoyo”. Tại sao câu sau cũng có cùng cấu trúc ngữ pháp mà lại có thêm “with a” dư thừa trong đó?

Trong tiếng mẹ đẻ của bất kỳ quốc gia nào, con người đều phải trải qua giai đoạn “nạp” ngôn ngữ trước. Đó là một quá trình từ lúc bập bẹ ê a nói từng từ, được bố mẹ ông bà sửa lại thành từng câu hoàn chỉnh, hết câu này đến câu khác. Khi có được những cấu trúc đơn giản như “Bố ơi mua kẹo cho con đi bố”, những đứa bé mới bắt đầu khai triển ra thành hàng chục, hàng trăm câu khác nhau như “Bố ơi mua kem cho con đi bố”, “Bố ơi mua đồ chơi cho con đi bố”. Đến hết năm 10 tuổi, khi bé có một vốn từ vựng tương đối hoàn chỉnh và vốn cấu trúc câu đủ hùng hậu người ta mới bắt đầu dạy cho bé phân tích những thành phần trong câu. Việc hiểu thêm này nhằm mục đích giúp con người hiểu rõ hơn về các khái niệm của ngôn ngữ chứ hoàn toàn không giúp ích nhiều cho việc nói hay viết – những phạm trù phụ thuộc lớn vào lượng kiến thức và kinh nghiệm gặt hái được trong quá trình sống. Bạn cũng đừng lầm tưởng môn “Tiếng Việt” được dạy trong các trường tiểu học hiện nay là học ngữ pháp nhé. Đó cũng là một quá trình nạp thêm ngôn ngữ ngoài lượng câu từ đã học từ bố mẹ, ông bà.

Lời kết

Trong một thời gian dài nghiên cứu, giảng dạy và tìm ra phương pháp đúng đắn nhất trong việc dạy tiếng Anh, tôi nhận ra rằng, để làm cho người học hiểu được và chịu làm theo phương pháp còn khó hơn gấp trăm lần so với việc giúp họ nói giỏi tiếng Anh. Có thể vì nhiều lý do khác nhau khiến mỗi người có những quan điểm khác nhau về việc học. Nhưng cái khó nằm ở chỗ, khi biết quá nhiều thứ mà phải ép mình theo một cách thức nào đó người ta đâm ra chần chừ, lo ngại, phân vân, nghi ngờ, phản đối… Và tệ hơn hết là tâm lý này diễn ra liên tục, đôi khi là từng phút, từng giây trong đầu người học. Khi được yêu cầu làm theo một cách nào đó, người học sẽ luôn xuất hiện câu hỏi “tại sao phải làm thế” trong đầu. Nếu cho tôi một em học sinh lớp 6 hoặc lớp 7, tôi dám chắc rằng tôi có thể giúp em nói được tiếng Anh lưu loát dưới 1 năm. Nhưng nếu cho tôi một người lớn, đặc biệt là người biết quá nhiều nhưng chưa thành công, tôi hoàn toàn không chắc chút nào về mặt thời gian.

Sau nhiều năm nghiên cứu phương pháp, cuối cùng chúng tôi cũng đã hiện thực hoá thành công một cách thức học tiếng Anh trực tuyến đáp ứng gần như hoàn toàn những gì tôi mô tả trong bài viết này. Tôi thật sự rất muốn các bạn hiểu được cách thức và bắt đầu hành động ngay từ hôm nay để có thể giỏi tiếng Anh trong 1 năm tới nữa. Các bạn có quyền nghi ngờ và tôi cũng hiểu điều đó. Các bạn có quyền đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao” vì các bạn có nhận thức riêng của mình. Nhưng chúng tôi thật sự biết việc mình đang làm và chúng tôi biết cách để đưa bạn đến thành công trong tiếng Anh. Nếu bạn vẫn chưa giỏi, có thể bạn chưa biết cách, hoặc cách của bạn chưa đúng lắm hoặc cách đó quá mất thời gian và không dễ gì thực hiện một cách bình thường được. Vì nếu có thể làm được dễ dàng và nhanh chóng, thì bạn không chờ cho đến hôm nay mới bắt đầu.

Xin đừng chần chừ. Hãy cùng chúng tôi giỏi tiếng Anh, tự làm giàu cho bản thân và làm đẹp cho hai chữ "Việt Nam" để đi khắp nơi trên thế giới, bạn bè năm châu phải nghiêng mình.

Phần đọc-hiểu thường chiếm 3/10 điểm đến 4/10 điểm trong bài kiểm tra môn ngữ văn nhưng hầu như học sinh thường rất hay mất điểm ở phần này, nên bài viết này sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể làm tốt phần đọc-hiểu của cả 3 khối: 10, 11, 12.

I.  Những vấn đề chung về đọc hiểu văn bản:

1. Văn bản:

- Là sản phẩm, là phương tiện của hoạt động giao tiếp.

- Các loại văn bản:

+ Văn bản liền mạch: là một đoạn văn, một phần, một bài, một chương...văn bản hoàn chỉnh, liền mạch (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, vb nghệ thuật, báo chí, khoa học)

+ Văn bản không liền mạch: là các dạng văn bản kết hợp nhiều hình thức thể hiện, nhiều kí hiệu khác nhau... không được kết cấu bằng những đoạn văn liền mạch, chẳng hạn: Biểu đồ và đồ thị, Bảng biều và ma trận, Sơ đồ, Thông tin tờ rơi, Hoá đơn, chứng từ  

2. Đọc hiểu văn bản:

a) Mục đích:

Đọc hiểu văn bản là hành động giải mã văn bản, thường hướng tới các mục đích sau đây:

+ Thu thập, chiết xuất thông tin

+ Phân tích, lí giải văn bản

+ Phản hồi và đánh giá

  b) Cấu trúc bài đọc hiểu:

- Phần 1: Ngữ liệu: đoạn văn bản, văn bản: liền mạch/không liền mạch

- Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp --cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

c) Lưu ý khi làm bài tập đọc hiểu:

+ Khi đọc hiểu văn bản, cần chú ý đặc trưng thể loại, nắm được từ ngữ then chốt, câu chủ đề, các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trọng tâm,...

+ Nên đọc yêu cầu của câu hỏi trước khi đọc văn bản

Khi trả lời:

+ Đối với câu hỏi TNKQ: cẩn trọng khi lựa chọn phương án trả lời

+ Đối với câu hỏi thu thập thông tin: cần trả lời ngắn gọn, có thể gạch đầu dòng.

+ Đối với câu hỏi phân tích, đánh giá, lí giải: trả lời ngắn gọn, đầy đủ với nhiều nhất các phương án có thể, bày tỏ được chủ kiến riêng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không viết chung chung, mơ hồ.

II. Các dạng đọc hiểu văn bản.

1. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản

- Đề tài: đối tượng được đề cập đến trong văn bản

Dạng câu hỏi: Văn bản  đề cập đến điều gì?

                        Hãy xác định đề tài của văn bản.

             

- Chủ đề: Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản

+ Dạng câu hỏi: Xác định nội dung chính của văn bản/ Văn bản đề cập đến điều gì?/ Hãy xác định chủ đề của văn bản, Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản (đối với thơ),...

+ Cách làm:
* Đối với văn bản phi nghệ thuật (khoa học, báo chí,...): xác định từ then chốt, câu chủ đề à liên kết thông tin à khái quát thông tin à xác định nội dung chính

           

* Đối với văn bản nghệ thuật: chú ý đến ý nghĩa những hình ảnh, từ ngữ đắt, câu hay, biện pháp tu từ (thơ), nhân vật, chi tiết đặc sắc, giọng điệu của văn bản,..--> xác định chủ đề

- Tư tưởng: Điều mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản (thường là văn bản nghệ thuật)

+ Dạng câu hỏi: Qua văn bản, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?/ Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc/ bài học mà anh/ chị rút ra?...

+ Cách làm: Chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn của vb, cảm nhận chiều sâu văn bản để xác định

- Đặt nhan đề cho văn bản

Cách làm:  + thể hiện được nội dung chính

                  + hình thức ngắn gọn, hấp dẫn

2. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu nhận diện, phân tích các phương diện về nội dung, hình thức của văn bản

a) Yêu cầu nhận diện các phương thức biểu đạt

Dạng câu hỏi - cách làm

- Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản : chỉ nêu một phương thức biểu đạt chính

- Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản : nêu từ hai phương thưc biểu đạt trở lên.

11 tháng 12 2021

dài vậy

12 tháng 6 2021

Thứ nhất, nội dung truyện dễ hiểu, có chút hài hước, đáng yêu

Thứ hai, các nhân vật được tác giả nhân hóa để trở nên sinh động, giúp cho các độc giả nhí thêm yêu thích và không cảm thấy nhàm chán

5 tháng 1 2018

- Mục đích học tập của học sinh là :

+ Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

+ Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học vì tương lai của dân tộc.

- Để đạt được mục đích đề ra, học sinh cần :

+ Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

chúc bạn học tốt

5 tháng 1 2018

* Mục đích học tập của học sinh:

Là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình, xã hội.
* Ý nghĩa:

Xác định được mục đích học tập đúng đắn
Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
* Trách nhiệm học sinh:

Phải tu dưỡng đạo đức, hoc tập tốt
Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học
Tránh lối học vẹt, học lệch các môn…

7 tháng 2 2022

mình nhĩ  là các cô thầy giáo bị bệnh nghề nghiệp muốn học sinh điểm cao dù chỉ là thi để hiều bài nhưng các cô thầy ko muốn mình bị xấu mặt thậm chí cũng nhiều cô thầy lớp mình học sinh điểm thấp dưới 5 năm điểm nhưng thầy cô loucs nào cũng cho trên 5 điểm

20 tháng 1 2022

Mik cũng chả bt :))

12 tháng 3 2019

anh chị suy nghĩ gì về câu nói "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"


Đề này đâu khó. Kiếm sẵn nguyên 1 bài làm gì. Bạn động não đi ! Mình chỉ phân tích cho bạn dễ hiểu. Bài này bạn không nói nó thuộc dạng văn gì? Nghị luận xã hội hay văn học. Nếu xã hội thì nêu dẫn chứng các nhà khoa học, bác học thành công trên thế giới. Còn văn học thì trích những câu nói của Bác Hồ về việc học, kiếm thêm những danh ngôn thế giới nói về kiến thức con người.

Dàn ý nghị luận về câu ngạn ngữ "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"

A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghi luận:

  • Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia).
  • Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.

B. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

* Giải thích thuật ngữ "hạt giống":Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.

  • Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng "học tập là hạt giống của kiến thức":
  • Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.

* Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức

  • Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội...
  • Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.
    • DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp...
  • Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.
    • Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.
    • DC: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.

* Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:

  • Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.
  • Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.
  • Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.
  • DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.

= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình - kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.

b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:

  • Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.
  • Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.
  • Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.

C. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò của học tập.
  • Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.

Nghị luận về câu ngạn ngữ “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

 

Bài làm

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ý nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với nhận thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.

25 tháng 9 2016

Học hành : Học và luyện tập để hiểu biết , có kĩ năng .

Học lỏm : Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo , chứ không được ai trực tiếp dạy bảo . 

Học hỏi : Tìm tòi , hỏi han để học tập 

Học tập : Học văn hóa có thầy , có chương trình , có hướng dẫn ( nói một cách khái quát ) 

25 tháng 9 2016

- Học hành: Học và luyện tập để hiểu biết , có kĩ năng 

-.Học lỏm: Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo , chứ ko đc ai trực tiếp dạy bảo 

-Học hỏi : tìm tòi , hỏi han để học tập

-Học tập : học văn hóa có thầy , có trương trình , có hướng dẫ (nói một cách khái quát 0

Tham khảo:
 

1. Mở đoạn

- Giới thiệu tác giả và bài thơ

- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

2. Thân đoạn

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.

3. Kết đoạn

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

8 tháng 4 2022

2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

3. Bố cục: 

- Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.

- Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.

4. Giá trị nội dung: 

- Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

5. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con chân vòng kiềng

- Hoàn cảnh gặp gỡ: 

+ Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông.

+ Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.

- Thái độ của các loài vật:

+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc. "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!".

+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to "Đến xấu!".

+ Tất cả: đều chê bai "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..."

→ Số lượng động vật chê bai tăng dần: một con sáo → 5 con thỏ → Tất cả khu rừng. 

→ Điệp ngữ: "Gấu con chân vòng kiềng" nhấn mạnh đặc điểm của gấu con là có đôi chân vòng kiềng.

Dấu ba chấm cuối câu tạo độ mở, dư âm của tiếng trêu đùa còn theo mãi cho đến khi gấu về nhà.

=> Nếu như một người có suy nghĩ ác ý thì sau đó sẽ lan ra rất nhiều người. Sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.

2. Diễn biến tâm lí của gấu con chân vòng kiềng

* Khi vừa đi dạo: rất vui vẻ, yêu đời "Hát líu lo, líu lo." → Từ láy, điệp từ thể hiện sự hồn nhiên, yêu đời của gấu con.

* Khi gặp tai nạn: "luống cuống, vướng chân", "ngã nghe cái bộp" → Từ láy, câu cảm thán thể hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu.

* Khi bị trêu chọc về ngoại hình: 

- Chạy về mách mẹ "Vòng kiềng thật xấu hổ/ Con thà chết còn hơn" → Chạy về với tình thương yêu, với gia đình.

- Nấp sau cánh tủ, tủi thân khóc to "Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!"

→ Sự tủi thân, uất ức, xấu hổ của gấu con về ngoại hình của mình.

* Sau khi nghe mẹ gấu giải thích: 

- Mẹ gấu giải thích: 

+ Khen chân đẹp "Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!"

+ Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền "Chân mẹ vòng kiềng nhé/ Cả chân bố cũng cong" và cả ông nội.

+ Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"

- Tâm trạng gấu con:

+ Bình tâm trở lại ngay.

+ Ăn bánh mật.

+ Kiêu hãnh bước ra hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!"

→ Thái độ: tự hào, không quan tâm lời người khác phê bình về ngoại hình. Nhận thấy rằng vòng kiềng không có gì là xấu.

=> Khẳng định ngoại hình không quan trọng bằng tài năng, tâm hồn.