Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bạn thích chi tiết nào, ở trong truyện gì.
- Chi tiết có gì đặt biệt
-Vì sao bạn thích?
SƠN TINH, THỦY TINH
Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.
Tham khảo : ( nguồn : lazi.vn )
Sơn Tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn chống lại thiên tai của thiên nhiên. Và đó cũng là một hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước.Dù lũ lụt có diễn ra hằng năm nhưng Sơn Tinh vẫn quyết tâm bào vệ mảnh đất của cha ông. Tôi mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi vào cảnh lũ lụt hằng năm. Những cơn lũ lụt hằng năm cứ kéo đến mà Sơn Tinh vẫn vững vàng chống chọi tất cả để bảo vệ người dân chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ những công lao to lớn mà Sơn Tinh đã làm cho đất nước chúng ta. Tôi chắn chắn rằng Sơn Tinh luôn theo dõi và bảo vệ người dân chúng ta.
I. Mở bài: giới thiệu mùa xuân
Tạo hóa đã tạo nên 4 mùa: xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa đều mang một đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về thiên nhiên và con người. mỗi mùa có sự khác nhau về khí hậu, cây cối,… chính vì thế mà chúng ta phân biệt chúng một cách rõ rệt hơn. Trong 4 mùa em thishc nhất là mua xuân, mùa xuân mang lại sự tươi mát, mới mẻ, sự khỏi đầu cho mỗi chúng ta. Nhắc đến mùa xuân ai cũng chờ đợi một sự mới mẻ và tươi đẹp hơn.
II. Thân bài: tả mùa xuân
1. Cảnh vật mùa xuân
- Bầu trời trong xanh
- Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời
- Những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu sang sau những ngày đông u ám
2. Tả bao quát mùa xuân
- Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khỏi và tươi vui
- Con đường trải dài sắc xuân
- Không gian như chìm đắm trong hương xuân
3. Tả chi tiết mùa xuân
- con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi
- ai ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui
- cây cối đua nhau nở rộng
- chim choc ríu tít kêu
- khắp nơi đều rộn rang sắc xuân
- những cô cậu nhỏ háo hứng được mặc đồ mới
- những người lao động sẽ có một kì nghĩ dài
III. kết bài: nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân
- em rất thích mùa xuân
- mùa xuân như mang đến cho em sự mởi mẻ và vui tươi
I. Mở bài: giới thiệu cảnh mùa xuân
Ví dụ:
Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đặc trưng và ý nghĩa khác nhau. Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang đến hi vọng, đến sự lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.
II. Thân bài: tả cảnh mùa xuân
1. Tả bao quát cảnh mùa xuân
- Mùa xuân luôn rộn ràng
- Cây cối dua nhau khoe sắc thắm
- Mọi người luôn nô nức, nhộn nhịp để chuẩn bị cho một năm mới tràn đầy
2. Tả chi tiết cảnh mùa xuân
a. Tả cảnh buổi sáng của mùa xuân
- Mặt trời dần nhô lên sau những ngọn núi
- Cây cối dua nhau khoe sức, đâm chồi nảy lộc
- Những con chim bắt đầu ríu rít kêu
- Những con tu hú kêu báo hiệu mùa xuân đến
- Con người ai cũng rộn rã chuẩn bị để đón xuân
- Cảnh vật xanh mướt và êm đềm đến lạ
b. Tả cảnh buổi trưa mùa xuân
- Buổi trưa của mùa xuân không gắt như mùa hạ, không lạnh như mùa xuân mà nó mang đến cảm giác dịu dàng và đằm thắm
- Cảnh vật vẫn đung đưa khoe sắc
- Nhà nhà mở nhạc xuân như báo trước chuẩn bị đón xuân đã xong
- Những chú chim vẫn hót, những chú bướm vẫn bay
- Và mọi loài hoa vẫn nở
c. Tả cảnh chiều tối mùa xuân
- Mặt trời dần buôn xuống
- Cảm giác những giọt sương bắt đầu reo rắt trên những lá cây
- Mọi người tụ tập nói chuyện sau một ngày làm việc mệt mỏi
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh mùa xuân
Mở bài:
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
CÓ 2 CÁCH
Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.
Gợi ý: Đó là vào một buổi chiều mùa hè, thời tiết rất nóng nực. Khi đi học về, em được mẹ cho tiền ra phố ăn kem. Bỗng nhiên em nhìn thấy một cụ già ăn xin già yếu đang ngồi bên vệ đường, ông lão chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em để cầu xin sự giúp đỡ…
Thân bài
- Đó là một ông lão đã già và yếu, quần áo của ông lấm lem, nhìn ông còn rất mệt mỏi. Hành lí của ông là một cái bao nhỏ nhìn cũng đã cũ rách. Ông lão run rẩy chìa bàn tay yếu ớt và run rẩy của mình về phía trước để câu xin sự giúp đỡ của mọi người.
- Ban đầu em nghĩ tới món kem trái cây nhiều màu sắc, hương vị thơm ngon và cảm giác mát lạnh khi miếng kem tan chảy trong miệng thật sung sướng, em ngần ngừ bước qua ông lão.
- Nhưng rồi em chợt nghĩ tới ông nội mình ở nhà, ông em cũng đã già yếu nhưng luôn được mọi người trong gia đình em yêu thương và chăm sóc hết mực. Còn ông lão ăn xin ở đây chỉ có một mình, chắc hẳn ông đang mệt và đói lắm.
- Vừa nghĩ đến đây em quyết định sẽ không ăn kem nữa mà biếu ông lão ăn xin số tiền đó.
- Ông lão nhận số tiền và cảm ơn em bằng một giọng nói cũng run run.
c) Kết bài
- Bày tỏ cảm xúc của mình về câu chuyện.
DÀN Ý
1. Mở bài:
*Giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng của nhân vật người anh:
-Em gái Kiều Phương đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế trở về.
-Bức tranh của em được trao giải nhất.
-Bố mẹ rất vui.
-Kiểu Phương muốn anh cùng đến dự lễ trao giải.
2. Thân bài:
*Diễn biến tâm trạng người anh:
-Lúc đầu miễn cưỡng, không vui.
-Khi đứng trước bức tranh của em gái: từ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu
hổ.
-Cảm động trước lòng nhân hậu của cô em gái.
-Tự xét thấy những điều không tốt trong suy nghĩ của mình đối với em (coi thường, xa lánh, ganh ghét, đố kị,... ).
3. Kết bài:
*Những suy nghĩ chân thành của người anh:
-Phải tự đánh giá lại mình để thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu.
-Cố gắng vượt khỏi mặc cảm tự ti và thói xấu đố kị.
-Phấn đấu để xứng đáng là anh trai của một cô em gái tài hoa.
Tham khảo dàn ý này nha , chúc bn hok tốt !!
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
*Giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng của nhân vật người anh:
-Em gái Kiều Phương đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế trở về.
-Bức tranh của em được trao giải nhất.
-Bố mẹ rất vui.
-Kiểu Phương muốn anh cùng đến dự lễ trao giải.
2. Thân bài:
*Diễn biến tâm trạng người anh:
-Lúc đầu miễn cưỡng, không vui.
-Khi đứng trước bức tranh của em gái: từ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu
hổ.
-Cảm động trước lòng nhân hậu của cô em gái.
-Tự xét thấy những điều không tốt trong suy nghĩ của mình đối với em (coi thường, xa lánh, ganh ghét, đố kị,... ).
3. Kết bài:
*Những suy nghĩ chân thành của người anh:
-Phải tự đánh giá lại mình để thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu.
-Cố gắng vượt khỏi mặc cảm tự ti và thói xấu đố kị.
-Phấn đấu để xứng đáng là anh trai của một cô em gái tài hoa.
Tham khảo
Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.
Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao
Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.
Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.
Refer
Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.
Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao
Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.
Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.
Tham khảo:
1. Mở đoạn
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
2. Thân đoạn
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.
3. Kết đoạn
Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
3. Bố cục:
- Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.
- Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.
4. Giá trị nội dung:
- Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
5. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con chân vòng kiềng
- Hoàn cảnh gặp gỡ:
+ Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông.
+ Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.
- Thái độ của các loài vật:
+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc. "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!".
+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to "Đến xấu!".
+ Tất cả: đều chê bai "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..."
→ Số lượng động vật chê bai tăng dần: một con sáo → 5 con thỏ → Tất cả khu rừng.
→ Điệp ngữ: "Gấu con chân vòng kiềng" nhấn mạnh đặc điểm của gấu con là có đôi chân vòng kiềng.
Dấu ba chấm cuối câu tạo độ mở, dư âm của tiếng trêu đùa còn theo mãi cho đến khi gấu về nhà.
=> Nếu như một người có suy nghĩ ác ý thì sau đó sẽ lan ra rất nhiều người. Sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.
2. Diễn biến tâm lí của gấu con chân vòng kiềng
* Khi vừa đi dạo: rất vui vẻ, yêu đời "Hát líu lo, líu lo." → Từ láy, điệp từ thể hiện sự hồn nhiên, yêu đời của gấu con.
* Khi gặp tai nạn: "luống cuống, vướng chân", "ngã nghe cái bộp" → Từ láy, câu cảm thán thể hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu.
* Khi bị trêu chọc về ngoại hình:
- Chạy về mách mẹ "Vòng kiềng thật xấu hổ/ Con thà chết còn hơn" → Chạy về với tình thương yêu, với gia đình.
- Nấp sau cánh tủ, tủi thân khóc to "Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!"
→ Sự tủi thân, uất ức, xấu hổ của gấu con về ngoại hình của mình.
* Sau khi nghe mẹ gấu giải thích:
- Mẹ gấu giải thích:
+ Khen chân đẹp "Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!"
+ Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền "Chân mẹ vòng kiềng nhé/ Cả chân bố cũng cong" và cả ông nội.
+ Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"
- Tâm trạng gấu con:
+ Bình tâm trở lại ngay.
+ Ăn bánh mật.
+ Kiêu hãnh bước ra hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!"
→ Thái độ: tự hào, không quan tâm lời người khác phê bình về ngoại hình. Nhận thấy rằng vòng kiềng không có gì là xấu.
=> Khẳng định ngoại hình không quan trọng bằng tài năng, tâm hồn.