K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2020

phan đình giót bịt lỗ châu mai cho đồng đội xông lên tiêu diệt định

18 tháng 1 2020

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.

Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được các đồng đội rất quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

20 tháng 11 2017

Thầy đã nhận lời chúc của em. Chúc em học tốt !

20 tháng 11 2017

Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em. Happy Vietnam's teacher day!

13 tháng 3 2022

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước. Điều đó đã được thể hiện trong lịch sử dân tộc. Trong quá khứ, nhân dân ta đã cùng đoàn kết đánh bại rất nhiều kẻ thù xâm lược. Dù phải hy sinh tính mạng, nhưng những người con đất Việt vẫn một nguyện dâng hiến cho tổ quốc. Còn lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay có thể được thể hiện qua những điều tưởng chừng như vô cùng đơn giản. Chúng ta yêu lời kể chuyện của bà, yêu tiếng hát ru của mẹ và yêu xóm làng thân thuộc. Hoặc cũng có thể là những hành động thật lớn lao như cố gắng học tập tốt để mai này trở về xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn có ý thức giữ gìn và phát huy tinh thần của yêu nước - một truyền thống quý giá và tốt đẹp.

 

15 tháng 3 2022

Bạn đang lên mạng chép đó bạn

6 tháng 4 2018

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

 

6 tháng 4 2018

*Trong lịch sử đã học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" đã làm sáng tỏ một chân lí.
- Đó là chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”:

10 tháng 4 2022

refer :

Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.

10 tháng 4 2022

nhầm

20 tháng 12 2019

https://h.vn/hoi-dap/question/157982.html

#Châu's ngốc 

1 tháng 3 2022

B

1 tháng 3 2022

A

12 tháng 3 2022

“Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.

COVID-19, SARS-CoV-2, CRONA, NCOVI... là những từ được nhắc đến nhiều nhất những ngày qua. Khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Gọi COVID-19 là “giặc” quả không sai khi nó đang gây ra nỗi sợ hãi, sự chết chóc, thậm chí từng giây trôi qua lại có công dân của một nước nào đó trên thế giới phải bỏ mạng vì tên “giặc” này.  Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình.

Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu. 

Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó được hun đúc trong mỗi người Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Theo nghĩa nào đó, COVID-19 cũng chính là “giặc ngoại xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Trước khi “tên giặc này” xâm phạm “bờ cõi” với ca dương tính đầu tiên ngày 23/01/2020, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự “hung hãn” của nó nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc COVID-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và toàn dân một lòng hưởng ứng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Từ khi cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”; các biện pháp ngăn chặn, cách ly tại địa bàn dân cư và các cơ sở kinh doanh dịch vụ đã được triển khai nhằm cô lập, triệt tiêu và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong cuộc chiến đấu chống “giặc COVID-19”, đã xuất hiện nhiều tấm gương các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện, tự giác đóng góp công sức, tiền của chống giặc. Đó chính là tinh thần yêu nước, tương thân tương ái.

Hiện nay, trước diễn biến mới của dịch bệnh, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ thông qua Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, ở tất cả các địa phương đã và đang thực hiện biện pháp tăng cường hơn, mạnh mẽ hơn, cách ly toàn xã hội trong 15 ngày. Những thông tin, hình ảnh về các chốt kiểm soát trên khắp các tuyến đường, tuyến phố, bản làng giống như “thiên la địa võng” không để “giặc COVID-19” xuyên qua, đi qua. Chính phủ kêu gọi mỗi người dân hãy phát huy tinh thần yêu nước, chỉ ở nhà trừ những trường hợp cần thiết phải ra ngoài, đơn giản như vậy thôi cũng đã là một hành động hết sức thiết thực góp phần tiêu diệt “giặc COVID-19”. 

Đáng nói hơn, mặc dù tiếp giáp với quốc gia khởi phát của dịch bệnh là Trung Quốc, nhưng đến thời điểm hiện tại, cuộc chiến đấu của Việt Nam chống “giặc COVID-19” đang duy trì những tín hiệu hết sức tích cực, chúng ta đã kiềm chế tốt sự lây lan và gia tăng các ca nhiễm mới, chưa có trường hợp bệnh nhân nào bị “quật ngã” khi được sự trợ giúp của đội ngũ y, bác sĩ tận tình và tâm huyết. Đặc biệt, khí thế quật cường của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chưa lúc nào bị nao núng. Những chiến binh áo trắng đang không quản ngại ngày đêm túc trực và giữ thế chủ động trong cuộc chiến đấu sinh - tử này. Vẫn biết rằng, nguy cơ bị lây nhiễm là không thể loại trừ nhưng mỗi y, bác sĩ vẫn “vững tay súng”, “vững trận địa” trên mặt trận chiến đấu chống “giặc COVID-19”. Có được điều đó là xuất phát từ tinh thần quả cảm, từ ý thức, trách nhiệm cao với công việc, giữ vững tinh thần “lương y như từ mẫu” và một điều rất quan trọng ở phía sau họ chính là hậu phương vững chắc, là sự đoàn kết một lòng của cả hệ thống chính trị và toàn dân được kết tinh và phát huy từ lòng yêu nước của nhân dân ta, dân tộc ta.

Cuộc chiến đấu này có thể chưa kết thúc ngay mà kéo dài một thời gian nữa, nhưng nhất định chúng ta sẽ giành thắng lợi hoàn toàn và xướng lên ca khúc khải hoàn với tinh thần yêu nước được thắp sáng lên. Nhất định là như vậy.