K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2023

- Gây ô nhiễm không khí bởi khói bụi, khí thải,...

- Phá huỷ môi trường sống của nhiều sinh vật.

- Tiêu diệt nhiều sinh vật rừng.

- Giảm độ che phủ rừng gây thoái hoá đất, giảm nguồn nước ngầm, tăng hiệu ứng nhà kính,...

 

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Con người tác động đến môi trường qua các thời kì:

- Thời kì nguyên thủy: Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn. Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ,… làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy.

- Thời kì xã hội nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở thời kì này đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc và định cư. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt, dẫn tới nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

- Thời kì xã hội công nghiệp: Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống; nền nông nghiệp cơ giới hóa tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn; công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Bên cạnh đó, một số hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường.

10 tháng 9 2023

Phương pháp giải

Đối với từng thời kì phát triển xã hội, con người đều có những tác động tới môi trường tự nhiên.

Lời giải chi tiết

Sự tác động của con người tới môi trường qua các thời kì:

- Thời kì nguyên thủy: Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn. Tác động đáng kể của con người đối với môi trường là con người biết dùng lửa để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ,… làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn bị đốt cháy.

- Thời kì xã hội nông nghiệp: Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ở thời kì này đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc và định cư. Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và tầng nước mặt, dẫn tới nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.

- Thời kì xã hội công nghiệp: Máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sống; nền nông nghiệp cơ giới hóa tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn; công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhiều diện tích rừng trên Trái Đất. Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt. Bên cạnh đó, một số hoạt động của con người cũng góp phần cải tạo môi trường.

4 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Các nguồn nhiên liệu hoá thạch không phải là vô tận. Các loại nhiên liệu hoá thạch mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được. Nếu tận thu nhiên liệu hoá thạch sẽ làm cạn kiệt nhiên liệu này trong tương lai.

- Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch sẽ thải vào môi trường một lượng lớn các khí thải, bụi mịn và nhiều chất độc hại khác, gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ hệ sinh thái và cảnh quan nhiên nhiên, gây các bệnh về hô hấp, mắt … cho con người.

- Một số ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch:

+ Sử dụng xăng sinh học E5; E10 …

+ Sử dụng năng lượng gió để chạy máy phát điện, di chuyển thuyền buồm …

+ Sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện hoặc nhiệt.

10 tháng 9 2023

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch không phải là vô tận.

Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường.

Ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch:

Hiện nay con người đã và đang nghiên cứu và ứng dụng các dạng năng lượng như NL gió, NL mặt trời, ... vào cuộc sống.

13 tháng 8 2023

Nếu sử dụng không hợp lí, phân bón hoá học có thể gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Phân bón hoá học dư thừa có thể theo nguồn nước ngấm sâu vào đất dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm. Phân bón bị rửa trôi cũng làm ô nhiễm nguồn nước mặt.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến hệ hô hấp: Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí,… do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển O2 từ đó gây tổn thương hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi.

- Sự ảnh hưởng của khói thuốc lá đến hệ hô hấp: Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu nên dẫn đến phá hủy hệ hô hấp, gây bệnh hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính,… Đặc biệt, khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện nhờ hệ hô hấp:

- Khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi tới họng, thanh quản, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu để đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, còn CO2 được tế bào thải ra từ máu sẽ khuếch tán vào phổi.

- Khi thở ra, không khí mang nhiều khí CO2 từ phổi đến phế quản, khí quản, thanh quản, họng rồi tới mũi và được đưa ra môi trường ngoài môi trường ngoài qua động tác thở ra.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Câu 1:

Tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:

- Thời kì xã hội nông nghiệp, hoạt động trồng trọt của con người đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác. Hoạt động cày với đất canh tác làm thay đổi đất và nước ở tầng mặt, khiến nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy nhiên, hoạt động trồng trọt cũng đem lại lợi ích là hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng.

- Thời kì xã hội công nghiệp, con người đã bắt đầu cơ giới hóa hoạt động trồng trọt dựa vào các loại máy bóc; nguồn nguyên, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng,… làm tác động mạnh mẽ tới môi trường sống; thuốc trừ sâu và phân bón được sử dụng nhiều cũng gây ô nhiễm môi trường.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Câu 2:

 

Hoạt động của con ngườiHậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên
Hái lượmMất nhiều loại sinh vật
Săn bắt động vật hoang dã

Mất nhiều loại sinh vật

Mất cân bằng sinh thái

Đốt rừng lấy đất trồng trọt

Khai thác khoáng sản

Chiến tranh

Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Cháy rừng, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

Phát triển nhiều khu dân cưMất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái
Chăn thả gia súcMất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

22 tháng 7 2023

Tham khảo

- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng.

- Có 4 loại môi trường sống: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất và môi trường sinh vật.

- Các nhân tố tạo nên môi trường sống: Nhân tố vô sinh (nước, đất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…) và nhân tố hữu sinh (động vật, thực vật, con người,…).

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến hoạt động của tế bào: Nếu thành phần của môi trường trong được duy trì ổn định sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường. Ngược lại, khi môi trường trong bị mất cân bằng sẽ gây nên sự rối loạn trong hoạt động của các tế bào, thậm chí gây chết tế bào.

- Vai trò của môi trường trong cơ thể: Môi trường trong có vai trò giúp cho tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất, qua đó, giúp tế bào và cơ thể hoạt động bình thường.

24 tháng 7 2023

a)

- Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây là: ánh sáng, gió, con người, độ ẩm, nhiệt độ, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất

b) 

- Nhân tố vô sinh bao gồm: gió, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng

-  Nhân tố hữu sinh bao gồm: sinh vật trong đất, con người, động vật ăn thực vật