Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Sự phát triển của thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục pahts triển và đạt trình độ cao như: dệt,gốm...
- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài...
- Khai thác mỏ- một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.
* Sự phát triển của thương nghiệp:
- Nội thương:
+ Chợ, làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
+ Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.
+ Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
- Ngoại thương:
+ Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu như: Bồ ĐàoNha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán càng Tấp nập.
+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI-XVII:
- Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.
- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
- Do cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.
- Do vị trí địa lý của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước.
- Những chuyển biến về kinh tế:
+ Nhờ sự tiến bộ của thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỷ I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến, ngoài ra con người còn biết rèn sắt.
+ Từ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau mà cư dân Đông Sơn tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng , sông Mã , sông Cả, sống định cư lâu dài. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày, có sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp cuốc đá trước đó.
+ Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.
- Những chuyến biến về xã hội:
+ Thời Phùng nguyên mới bắt đầu phân hóa giàu nghèo.
+ Đến thời Đông Sơn, phân hóa giàu nghèo trở nên rõ rệt.
+ Xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến sự hình thành giai cấp và Nhà nước.
- Kết luận:
+ Nhờ sự phát triển trong đời sống kinh tế đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội. Đó là hai điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn lang.
+ Sự chuyển biến xã hội thời Đông Sơn cùng với sự ra đời của công xã nông thôn đã đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văn lang.
* Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp:
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản.
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả, những đồng lương chết đói, luôn bị đe dọa sa thải.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thức đấu tranh tự phát.
* Tác dụng:
- Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.
- Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.
- Thành lập được tổ chức công đoàn.
Tham Khảo
Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê SơTổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơSơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:
Qua nội dung Bài 20 Lịch sử 7: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527), ta biết rằng, Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước. Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Sau đây VnDoc sẽ gửi tới các bạn chi tiết Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, mời các bạn tham khảo.
Đề bài: Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
Trả lời
Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơTổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.
- Ở trung ương:
+ Đứng đầu triều đình là vua.
+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.
+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.
+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.
- Ở địa phương:
+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.
+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.
Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh , Tiền Lê:
- Chính quyền Trung ương có 3 ban: võ ban, văn ban và tăng ban.
- Chia nước thành 10 đạo.
- Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:
- Vua trực tiếp quyết định mọi việc.
- ở Trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ.
- Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã.
- Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.
- Cả nước chia thành 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền lê.
* Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ
- Trong khoảng hơn 70 năm (1428-1503), nhà Lê sơ củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách pháp luật, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kỳ đang lên.
- Nhà Lê chia nước thành 13 đạo. Dưới đạo có lộ, trấn, phủ. Huyện, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn.
- Triều đình Trung ương gồm các bộ do các chức quan Thượng thư đứng đầu và một số cơ quan chuyên trách đã giúp triều đình hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ hơn.
- Nhà vua bỏ các chức Tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Việc ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.
- Đối với nước ngoài, Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiến quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.
* Những biểu hiện của sự suy yếu của nhà Lê Sơ:
- Đầu thế kỷ XVI, triều Lê Sơ ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực: vua quan ăn chơi sa đọa ,nội bộ triều đình mâu thuẫn.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân và các thế lực chống lại triều đình nổi lên khắp nơi làm cho triều Lê Sơ càng thêm suy yếu.
* Sự ra đời của nhà Mạc:
- Lợi dụng sự suy yếu của Triều Lê Sơ, năm 1527, MẠc Đăng Dung bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.
- Nhà Mạc tổ chức lại bộ máy quan lại, tiếp tục duy trì hệ thống pháp luật nhà lê nhưng điều chỉnh lại cho hoàn chỉnh. Tình hình đất nước những năm đầu triều Mạc đã dần đi vào thế ổn định: kinh tế, văn hóa có những dấu hiệu phát triển.
- Tuy nhiên, nhà Mạc tỏ ra lung túng trong chính sách đối ngoại:đáp ứng nhiều yêu cầu vô lý của nhà Minh (Trung Quốc)...làm cho nhà Mạc rơi vào thế bị cô lập.