K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2018

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh , Tiền Lê:

    - Chính quyền Trung ương có 3 ban: võ ban, văn ban và tăng ban.

    - Chia nước thành 10 đạo.

    - Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ:

    - Vua trực tiếp quyết định mọi việc.

    - ở Trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ.

    - Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã.

    - Các cơ quan như Ngự sử đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.

    - Cả nước chia thành 13 đạo Thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền lê.

* Nhận xét chung về sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ

    - Trong khoảng hơn 70 năm (1428-1503), nhà Lê sơ củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách pháp luật, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kỳ đang lên.

    - Nhà Lê chia nước thành 13 đạo. Dưới đạo có lộ, trấn, phủ. Huyện, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh hơn, dễ cai quản hơn.

    - Triều đình Trung ương gồm các bộ do các chức quan Thượng thư đứng đầu và một số cơ quan chuyên trách đã giúp triều đình hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ hơn.

    - Nhà vua bỏ các chức Tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

    - Việc ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo.

    - Đối với nước ngoài, Nhà Lê Sơ thực hiện chính sách mềm mỏng nhưng kiến quyết trên lập trường toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.

11 tháng 4 2019
Tiêu chí Nhà Đinh – Tiền Lê Nhà Lê
Tổ chức bộ máy nhà nước Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ, tăng ban. Chính quyền trung ương đứng đầu là vua, dưới vua là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và các cơ quan chuyên môn giúp việc
Chính quyền địa phương Chia cả nước thành 10 đạo

- Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi thừa tuyên gồm 3 ti (đô ti, thừa ti, hiến ti)

- Dưới đạo là Phủ, huyện, châu, xã

Nhận xét Đây là nhà nước quân chủ sơ khai Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao và hoàn chỉnh
20 tháng 12 2019

- Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

- Nhà Lê chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu , xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

- Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua

- Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

- Đối với bên ngoài, nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.

12 tháng 4 2017

Đất nước dần dần ổn định. Năm 1009, nhà Lý được thành lập. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội), mở ra một giai đoạn phát triển mới. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt.

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, trải qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Vua (Hoàng đế) đứng đầu nhà nước, quyết định mọi việc quan trọng. Quyền hành của vua ngày càng cao. Ở thời Lý, Trần, Hồ, giúp vua trị nước có Tể tướng và một số đại thần. Bên dưới là các cơ quan trung ương như sảnh, viện, đài.

Cả nước được chia thành nhiều lộ, trấn, do các hoàng tử (thời Lý) hay An phú sứ (thời Trần, Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu, đều có quan lại của triều đinh trông coi. Đơn vị hành chính cơ sở là xã. Thời Trần, những người đứng đầu xã được gọi là Xã quan.

Năm 1428, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, lãnh tụ tối cao của nghĩa quân Lam Sơn là Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê. khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà nước quân chủ mới được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ.



6 tháng 11 2017

bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê thể hiện tính sơ khai, đơn giản trong quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam

- bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện sự phát triển ở đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam

+ tính chuyên chế được tăng cường, quyền hành của nhà vua là tuyệt đối

+ bộ máy nhà nước chặt chẽ, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng

+ các cơ quan, các chức quan rõ ràng, không chồng chéo lên nhau, các cơ quan địa phương có mối lên hệ dọc với trung ương, đảm bảo quyền lực của nhà vua và sự thống nhất chính trị của cả nước

+ bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương tới địa phương, ở địa phương đến chức xã quan cũng phải có nguyên tắc rõ ràng

12 tháng 4 2017

- Sau khi thành lập triều Lê Sơ năm 1428, các vua Lê đã thực hiện nhiêu chính sách để hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng quan chủ chuyên chế cao độ.

- Đến thời Lê Thánh Tông đã thực hiện cải cách bộ máy nhà nước cả về cấu trúc và cách thức làm việc. Bộ máy được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, các chức vụ trung gian cao cấp bị bãi bỏ, vua là người trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước.

- Ban hành bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức) là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ luật đã bao quát được hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện tư tưởng sống và làm việc theo luật pháp.


27 tháng 1 2019

Chọn A

24 tháng 3 2021

Chọn C nha bạn

Bộ máy nhà nước thời Trần ( hình 1 )

Bộ máy nhà nước thời Lê sơ ( hình 2 )

23 tháng 2 2021

Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần: - Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần. - Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

2 tháng 4 2022

Tham khảo:

Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.

Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức  chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ.

Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.

Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.

Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.

Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều.

Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.

Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Nhưng chính những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, nhà nước thời Nguyễn cũng là nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.

*Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

– Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

– Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

2 tháng 4 2022

Tham khảo:

Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.

Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức  chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ.

Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.

Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.

Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.

Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều.

Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.

Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Nhưng chính những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, nhà nước thời Nguyễn cũng là nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.

*Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

– Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

– Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

15 tháng 7 2019

- Về cơ bản bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ

- Nhưng triều đình nhà Lê không còn năm thực quyền mà quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh.